Quan Hệ Phẩm Trật và Đặc Sủng Trong Giáo Hội

Vatican, 15/06/2016 – Bộ Giáo Lý Đức Tin vào Thứ Ba đã công bố một Thư về “mối quan hệ giữa thứ bậc ân sủng và các đặc sủng đối với đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại một cuộc họp báo tại Văn Phòng Báo Chí Toà Thánh. Chủ đề, Iuvenescit Ecclecia (Giáo Hội Trẻ Hoá), Lá Thư nhấn mạnh rằng trong khi các ơn ban theo thứ bậc và đặc sủng là đồng thiết yếu trong đời sống Giáo Hội, thì các phong trào và nhóm đặc sủng cần phải tuân thủ phẩm trật giáo hội và không có quyền để tự thi hành sứ vụ. Thư ghi nhận tầm quan trọng và thiết yếu của các thực tại đặc sủng nhưng cũng nói về sự cần thiết đối với những thực tại này để có “sự trưởng thành thuộc giáo hội”. Dưới đây là bản tóm tắt nội dung:

Các thứ bậc ân sủng và đặc sủng, đồng thiết yếu trong đời sống của Giáo Hội

Các thứ bậc ân sủng và đặc sủng là “đồng thiết yếu” trong đời sống của Giáo Hội: đây là trọng điểm của Thư Iuvenescit Ecclesia (Giáo Hội Trẻ Hoá), được Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố. Văn kiện – được ký bởi bộ trưởng, Đức Hồng Y Ludwig Müller và thư ký, Đức TGM Luis Ladaria, để nói với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo và tập trung vào “mối quan hệ giữa thứ bậc ân sủng và đặc sủng đối với đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”. Trước hết là những ân sủng thuộc về Bí Tích truyền chức thánh (Giám Mục, linh mục và phó tế), trong khi thứ hai được ban phát cách tự do bởi Chúa Thánh Thần. Việc ban hành Lá Thư – đề ngày 15/05/2016, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – và đã được nhận mệnh lệnh từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 14/03, trong buổi tiếp kiến với ĐHY Müller.

Mối liên hệ hoà hợp và bổ trợ, với sự vâng phục Các Mục Tử

Đặc biệt, Thư Iuvenescit Ecclesia đặt trọng tâm vào vấn đề thần học, hơn là mục vụ và thực tế xuất phát từ mối quan hệ giữa tổ chức giáo hội và các phong trào và các nhóm mới, khẳng định về mối liên hệ hoà hợp và tính chất bổ trợ của hai chủ thể, cho rằng đó là một phần của “sự dự phần sinh hoa trái và thứ bậc” trong các đặc sủng của sự hiệp thông của Giáo Hội, điều không cho quyền họ “rút khỏi sự vâng phục trước phẩm trật giáo hội”; cũng như Giáo Hội không “trao quyền cho sự tự thi hành sứ vụ”. Vì “các ơn ban có tầm quan trọng không thể thiếu đối với đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”, nên những đặc sủng đúng đắn đều được mời gọi trước “sự mở ra mang tính truyền giáo, trước sự vâng phục cần thiết với các vị mục tử, và duy trì sự hiệp thông giáo hội”.

Giáo Hội thuộc về tổ chức không đối đầu với Giáo Hội bác ái

Do đó, “sự đối lập của các ơn ban, và việc đặt vị trí ngang hàng” với các ơn ban theo phẩm trật sẽ là một sai lỗi. Thực ra, một Giáo Hội “thuộc về tổ chức” thì không được đối đầu với Giáo Hội “thuộc bác ái”, bởi vì trong Giáo Hội “các tổ chức thiết yếu thì cũng là đặc sủng” và “các đặc sủng phải, bằng cách này hay cách khác, được tổ chức hoá phải có sự nhất quán và nối tiếp”. Theo đó, cả hai chiều kích “cùng hợp tác để làm cho công việc nhiệm mầu và cứu độ của Đức Kitô được hiện diện trong thế giới”.

Chớ gì chiều kích đặc sủng không thiếu trong Giáo Hội, nhưng sự trưởng thành thuộc về giáo hội là cần thiết

Những thực tại mới, do đó, cần phải đạt tới “sự trưởng thành giáo hội” vốn dẫn đến sự phát triển và tham gia trọn vẹn của chúng trong đời sống của Giáo Hội, luôn luôn trong sự hiệp thông với các Mục Tử và chú tâm theo sự chỉ dẫn của các Ngài. Sự tồn tại của các thực tại, thực ra – Lá Thư nhấn mạnh – lấp đầy trái tim của Giáo Hội bằng “niềm vui và lòng cảm tạ”, nhưng cũng được mời gọi để “có liên hệ cách tích cực với các ơn ban khác đang hiện diện trong đời sống giáo hội”, để “thăng tiến chúng cách đại lượng, và đồng hành với chúng bằng một tình cha đầy tỉnh thức” của các Mục Tử “theo một cách thế mà tất cả đều góp phần cho thiện ích của Giáo Hội và cho sứ mạng phúc âm hoá của Giáo Hội”. “Chiều kích đặc sủng sẽ không bao giờ thiếu trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội”.

Tiêu chuẩn cho việc biện phân các đặc sủng đúng đắn

Nhưng làm thế nào để nhận biết đặc sủng đúng đắn? Lá Thư của Bộ mời gọi một sự biện phân, một nhiệm vụ “vốn thuộc về các đấng bản quyền của giáo hội”, trong sự tuân thủ với tiêu chuẩn cụ thể: trở thành một khí cụ của sự thánh thiện trong Giáo Hội; dự phần vào sự loan báo mang tính truyền giáo của Tin Mừng; hoàn toàn tuyên xưng đức tin Công Giáo; làm chứng cho sự hiệp thông tích cực với toàn thể Giáo Hội, đón nhận bằng một sự sẵn lòng đầy trung tín với các giáo huấn thuộc về giáo lý và mục vụ; nhận biết và tôn trọng các thành phần đặc sủng khác củaGiáo Hội; chấp nhận bằng sự khiêm nhường những thời khắc thử thách trong sự biện phân; có những hoa trái thiêng liêng như bác ái, niềm vui, bình an và nhân bản; và suy xét chiều kích xã hội của việc phúc âm hoá, ý thức về sự thật “có liên quan đến sự phát triển toàn diện của các thành viên bị phớt lờ nhiều nhất của xã hội... là không thể thiếu trong một tổ chức đúng đắn thuộc về giáo hội”.

Sự nhìn nhận pháp lý theo bộ giáo luật

Ngoài ra, Thư Iuvenescit Ecclesia còn đưa ra hai tiêu chuẩn nền tảng khác để suy xét về tính hợp pháp của các thực tại giáo hội mới, theo các hình thức được qui định bởi Bộ Giáo Luật: đầu tiên là “sự tôn trọng đối với tính đặc biệt của cá nhân các nhóm đặc sủng, tránh những qui định quá chặt giết chết sự mới mẻ”. Tiêu chí thứ hai có liên quan đến“sự tôn trọng đối với việc điều hành nền tảng thuộc giáo hội”, ưu tiên “sự thêm vào cách hiệu quả các đặc sủng trong đời sống của Giáo Hội”, nhưng tránh mối nguy là các tổ chức “có thể một cách nào đó được coi là đang hoạt động song song với đời sống giáo hội và không theo phẩm trật trong mối liên hệ với các ơn ban theo thứ bậc”.

Mối quan hệ giữa Giáo Hội Hoàn Vũ và các Giáo Hội địa phương là thiết yếu

Văn kiện của Bộ Giáo Lý Đức Tin kế đến cho biết cần phải suy xét mối quan hệ giữa các ơn ban theo thứ bậc và các đặc sủng thế nào “mối liên hệ mang tính tổ chức và thiết yếu giữa Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương”. Điều này có nghĩa là mặc dù các đặc sủng được ban hết cho Giáo Hội, “nhưng chiều kích năng động của những đặc sủng này phải hiện thực hoá chính nó trong việc phục vụ cho một giáo phận cụ thể”. Ngoài ra, những đặc sủng này cũng đại diện cho “một cơ hội chính đáng” để sống và phát triển ơn gọi Kitô Giáo của mỗi người, bất luận là ơn gọi này là hôn nhân, sự khiết tịnh linh mục, hay thừa tác được thụ phong. Bên cạnh đó, đời sống thánh hiến cũng “được đặt trong chiều kích đặc sủng của Giáo Hội”, bởi vì linh đạo của các dòng tu “có thể trở thành một nguồn quan trọngcho cả người giáo dân và linh mục nhằm giúp họ sống đúng ơn gọi của mình”.

Nhìn lên khuôn mẫu của Mẹ Maria

Sau cùng, Thư Iuvenescit Ecclesia đề nghị nhìn lên Mẹ Maria, “Mẹ Giáo Hội” và khuôn mẫu của “sự vâng phục hoàn toàn trước hoạt động của Chúa Thánh Thần” và khuôn mẫu của “sự khiêm nhường hoàn toàn”: bởi sự chuyển cầu của Mẹ, chúng ta hy vọng rằng “các đặc sủng, được Chúa Thánh Thần phú ban cách đại lượng trong các tín hữu, có thể được tiếp nhận bằng sự ngoan ngoãn và sinh hoa trái cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội và vì thiện ích của thế giới”.

Âu Dương Duy (Theo Vatican Radio)

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 6, 2016