Mọi Lời Cầu Nguyện Phải Phát Xuất Từ Kinh Lạy Cha – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 16.06.2016)

Khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta sẽ cảm nhận được cái nhìn của Thiên Chúa Cha hướng về chúng ta. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã xác nhận như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Lời Kinh “Lạy Cha” trao cho những lời cầu nguyện của chúng ta một ý nghĩa, và biện phân những lời cầu nguyện của chúng ta khỏi những lời sáo rỗng phát xuất từ những lời kinh của dân ngoại.

Khởiđi từ Bài Đọc trong ngày, trong đó nói về việc Chúa Giê-su dậy các môn đệ của Ngài cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, Chúa Giê-su đã sử dụng Kinh “Lạy Cha” đặc biệt là trong những khoảnh khắc có tính tập trung cao trong cuộc sống của Ngài: “Lạy Cha chính là Lời Kinh mà Chúa Giê-su đã sử dụng trong những khoảnh khắc có tính mạnh mẽ nhất: khi Ngài tràn ngập niềm vui, hay khi Ngài tràn đầy xúc động. ‘Lạy Cha, con ngợi khen Cha vì Cha đã tỏcho những kẻ bé mọn biết những điều này…’; hay lúc Ngài khóc bên mộ người của bạn của Ngài là ông La-gia-rô: ‘Lạy Cha, con tạ ơn Cha vì Cha đã lắng nghe lời con nguyện’; hay sau đó, vào phút cuối, trong những giây phút có tính chung cuộc của cuộc sống Ngài, vào lúc cuối cùng.”

Hệquả của việc cầu nguyện với Kinh Lạy Cha là một điều rất đơn giản: “Người Cha này ban ngay cho chúng ta căn tính với tư cách là những người con của Ngài. Và ngay khi tôi cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, thì rồi tôi sẽ đẩy cho đến tận gốc rễ căn tính của tôi: căn tính Ki-tô hữu của tôi chính là việc trở thành con, và đó là một hồng ân của Chúa Thánh Thần. Không ai có thể cất lên lời ‘Lạy Cha’ nếu không nhờ vào ân ban của Chúa Thánh Thần”.

Chúa Giê-su – Đức Thánh Cha giải thích – chỉ cho chúng ta thấy không gian của việc cầu nguyện trong một lời: Lạy Cha. Và người Cha này biết trước những gì là cần thiếtđối với chúng ta, trước cả khi chúng ta có thể cầu xin Ngài – Đức Thánh Cha giải thích tiếp. Người Cha này lắng nghe chúng ta trong thầm kín, như Chúa Giê-su đã khuyên chúng ta hãy cầu nguyện ở nơi kín đáo. Nhưng điều cần thiết trước tiên là phải để cho lời cầu nguyện phát xuất từ lời mời gọi của Kinh Lạy Cha. “Lạy Cha – điều này có nghĩa là cảm nhận được cái nhìn của Thiên Chúa Cha trên tôi, cảm nhận được rằng, Lời Kinh Lạy Cha này không phải là một sự xa xỉ như những lời mà dân ngoại sử dụng để cầu nguyện: Nó là một tiếng kêu cầu cùng Đấng đã ban cho tôi căn tính với tư cách là con.”Đó là không gian của lời cầu nguyện Ki-tô giáo, và chỉ sau đó tất cả những Lời Kinh khác mới đến – Đức Thánh Cha giải thích:

Và rồi chúng ta mới cầu nguyện cùng với tất cả các Thánh, các Thiên Thần; và rồi chúng ta mới rước kiệu, mới đi hành hương…Tất cả đều rất đẹp, nhưng luôn luôn phát xuất từ Kinh Lạy Cha, và trong sự ý thức rằng, chúng ta là con, có cùng một người Cha, Đấng rất yêu con cái mình, và biếtđến tất cả mọi nhu cầu của chúng ta. Đó là không gian.”

Vì nếu một người mà không bắt đầu việc cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha, thì rồi lời cầu nguyện của người ấy cũng sẽ không “diễn ra cách tốt đẹp” – Đức Thánh Cha nhấn mạnh. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, lời cầu nguyện tốt nhất vẫn là lời cầu xin ơn tha thứ cho tất cả và quên đi những điều bất công phải chịu đựng, vì:

Sẽ là điều rất tốt nếu thỉnh thoảng chúng ta kiểm thảo lương tâm mình về những chuyện sau đây: Đối với tôi, Thiên Chúa là Cha, nhưng tôi có cảm thấy Ngài thực sự là Cha của tôi không? Và nếu tôi không cảm thấy Ngài như thế, thì chúng ta hãy cầu xin cùng Chúa Thánh Thần, để Ngài giúp tôi cảm nhận được Thiên Chúa là Cha. Và tôi có sẵn sàng quên đi và tha thứcho những điều bất công mà tôi đã phải gánh chịu, cũng như có sẵn sàng để chúng lại đàng sau, và nếu không, tôi có cầu xin Thiên Chúa Cha rằng: ‘Lạy Cha, họcũng là những đứa con của Cha, họ đã gây cho con một số điều tồi tệ…, nhưng xin Cha hãy giúp con tha thứ’ – không? Chúng ta hãy thực hiện cuộc kiểm thảo lương tâm ấy, vì nó rất có lợi cho chúng ta, rất tốt và rất tốt. ‘Lạy Cha’ và ‘Chúng Con’: điều đó trao cho chúng ta căn tính với tư cách là những người con, và trao cho chúng ta một gia đình để cùng đi vào trong cuộc sống.”

(theo de.rv 16.06.2016 cs)

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 6, 2016