Đức Benedict XVI Nói Về Việc Từ Nhiệm Của Ngài, Về Đức Phanxicô Trong Một Cuốn Sách Phỏng Vấn Dài

(muoianhsang.com)

Vatican, 02/07/2016 (MAS/SLM) – Mặc dù rất hiếm khi trò chuyện kể từ khi từ nhiệm khỏi chức vụ giáo hoàng, nhưng Đc Benedict XVI cũng đã dành một số cuộc phỏng vấn dài với ký giả ngưi Đức Peter Seewald không lâu sau khi Ngài nghỉ - những buổi trò chuyện đề cập đến những chủ đ như là việc cải tổ Giáo Triều, việc từ nhiệm của Ngài và suy nghĩ của Ngài về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Trong những lần phỏng vấn, được thực hiện vài tháng trước khi từ nhiệm của Đức Benedict vào ngày 28/02/2013, đã được lên kế hoạch để ban hành trong một cuốn sách đồng loạt trên khắp thế giới vào ngày 09/09, theo tờ nhật báo “Corriere della Sera” của Ý.

Dài khoảng 240 trang, cuốn sách bằng tiếng Đức "Letzte Gespräche”, hay “Những Cuộc Trò Chuyện Cuối Cùng”, và “đề cập đế những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của Đức Joseph Ratzinger”.

Những giai đoạn này gồm tuổi thơ ca Đc Benedict dưới chế đ Đức Quốc Xã, việc khám phá ra ơn gọi linh mục của Ngài, những khó khăn của chiến tranh và thời gian Ngài ở Vatican cho đến khi Ngài được bầu làm giáo hoàng. Cuốn sách cũng nói về “nổi lo” của những ngày đầu tiên của Ngài trong cương vị kế nhiệm Thánh Phêrô, cũng như là quyết định “đau đớn” của Ngài để từ nhiệm và những suy nghĩ của Ngài về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Trong những câu trả lời của Ngài trưc Seewald, Đức Benedict nói về chính bản thân Ngài, niềm tin của Ngài, những yếu đuối của Ngài, đi tư của Ngài, những bê bối và những vấn đề gây tranh cãi của triều đại của Ngài, và vai trò giáo hoàng của Ngài nói chung, giải thích lý do vì sao Ngài chọn từ nhiệm – “trước hết chỉ nói với một số người tín nhiệm để tránh những rò rỉ”, Corriere della Sera nói.

Đức Giáo Hoàng hưu cũng nói về cuộc cải cách Giáo Triều Rôma, vụ bê bối “Vitaleaks” mà nhiều người cho là lý do để Ngài từ nhiệm, và phác hoạ ra những khác biệt giữa Ngài và Đức Phanxicô ới ánh sáng của “những nét đặc biệt của Ngài” và những nét đặc biệt của vị kế nhiệm người Argentina của Ngài.

Ngài cũng đề cập đến “vụ lobby giới đồng tính” tại Vatican – một nhóm bốn hay năm ngưi, mà Ngài nói là Ngài đã có thể phá tan.

Trong buổi tổ chức ngày 28/06 tại Vatican đánh dấu kỷ niệm 65 năm ngày thụ phong linh mục, Đức Benedict nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng từ giây phút Ngài được bầu chọn và mọi ngày kể từ đó “sự tốt lành của Ngài...đánh động nội tâm tôi, đưa tôi đi vào chiều sâu nội tâm hơn cả những Khu Vườn Vatican”.

“Sự tốt lành của Ngài là một nơi mà tôi cảm thấy được chở che”, Ngài nói về vị kế nhiệm của Ngài.

Seewald, tác giả của tập sách mới, cũng là tác giả của cuốn sách năm 2010 – một cuộc phỏng vấn dài với Đức Benedict tựa đề “Ánh Sáng của Lời – Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và Các Dấu Chỉ Thời Đại”. Trưc đó ông đã xuất bản hai cuốn sách khác về Vị Hồng Y Joseph Ratzinger thời đó, “Muối Cho Đời” và “Thiên Chúa và Thế Giới”.

“Những Cuộc Trò Chuyện Cuối Cùng”, do đó, s đánh dấu quyển thứ tư của nhà báo về Đức Benedict từ trưc khi được bầu chọn ngồi trên ngai toà Phêrô, trong suốt thời kỳ giáo hoàng của Ngài và giờ đây là sau khi từ nhiệm.

CNA đã liên lạc với Seewald để cho lời nhận xét về tập sách, tuy nhiên, tác giả nói, ít nhất là lúc này, ông không thích nói gì cả.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNA khi tập sách “Ánh Sáng Thế Gian” xuất bản năm 2010, Seewald nói Đức Benedict “là một trong những tư tưng vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo; một người có trái tim lớn và một chiến binh về bản chất, mọt người vẫn đứng vững giữa giông bão, một người không sợ hãi”.

“Ngài là một người không bị mắc kẹt trong quá khứ hay trong hiện tại. Ngài là người rất quan trọng trong thời đại chúng ta”, Seewald nói, thêm rằng ông luôn coi Đức Benedict “là một người rất hiện đại, một người luôn dễ gần, và người cổ võ và tìm kiếm sự đối thoại”.

“Tôi có thể nói Ngài là một người ngay thẳng và cho đến bây giờ thì là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thời đại chúng ta...Ngài là một người luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, vì Ngài luôn chỉ là một nhà tư tưởng lớn, mà còn là một bậc thầy thiêng liêng vĩ đại”.

Trong một thế giới vốn “thường bị mù quáng”, thật quan trọng để có một người “bằng một thái độ cởi mở không thể sánh được”, ông nói, lên tiếng nói về niềm tin của ông rằng Đức Beneditc “sẽ được trân trọng hơn na trong tương lai” so với thời gian lúc đó của Ngài.

Joseph C. Pham (Theo CNA)

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 7, 2016