Đức Thánh Cha Phan-xi-cô chủ sự giờ Kinh Chiều Nhân Dịp Ngày Cầu Nguyện Cho Việc Bảo Vệ Môi Sinh

 

Thế giới thiên nhiên không chỉ là lý do dẫn tới sự lo lắng, nhưng cũng còn là cơ hội để ca tụng Thiên Chúa. Đó là một suy tư của Thánh Phan-xi-cô Assisi. Vị Thánh này đã đứng trong trung tâm điểm của giờ Kinh Chiều mà đích thân Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã chủ sự vào chiều thứ Năm vừa qua nhân dịp Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Việc Bảo Vệ Môi Trường. Hồi năm ngoái, khi công bố Thông Điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha đã tiếp nhận sáng kiến của Giáo hội Chính Thống để thiết lập Ngày Cầu Nguyện Cho Thiên Nhiên, ngày này được cả hai Giáo hội cử hành vào ngày mồng 01 tháng 09 hàng năm. Trong buổi Kinh Chiều nêu trên cũng có sự đóng góp rất mạnh về mặt đại kết, các đại diện của các Giáo hội Ki-tô giáo lớn cũng đồng cử hành. Nhưng cũng có đại diện của các chính trị gia, chẳng hạn như ông Winfried Kretschmann, thống đốc bang Baden-Würtemberg của Đức.

Cha Raniero Cantalamessa – vị giảng thuyết chính thức của Phủ Giáo Hoàng – đã giảng trong giờ Kinh Chiều nêu trên. Ngài đã đưa ra câu hỏi, tại sao con người chúng ta lại quan sát chính mình với tư cách là những kẻ đứng trên thế giới thụ tạo? Câu trả lời nằm ngay trong công cuộc sáng tạo, con người được tạo dựng nên với tư cách là họa ảnh của Thiên Chúa. Nhưng kết quả không phải là chủ nhân ông, nhưng là người phục vụ - Cha Raniero khẳng định: „Tính ưu việt của con người không phải là sự đắc thắng, nhưng là sự đón nhận và là sự ý thức trách nhiệm đối với những kẻ yếu đuối, những người nghèo, và những người không có khả năng tự vệ. Điều duy nhất mà họ có, đó chính là kiếp nhân sinh của họ. Thiên Chúa của Kinh Thánh – nhưng cũng là của các tôn giáo khác – là một Thiên Chúa, Đấng lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo; Đấng có sự cảm thông đối với những con người yếu đuối và nghèo khổ; Đấng bảo vệ những kẻ không có khả năng tự vệ; Đấng đánh bại những kẻ áp bức; Đấng không phủ nhận bất cứ điều chi thuộc về thế giới thụ tạo.“

Thiên nhiên và sự đói nghèo

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng rút ra sự liên kết giữa vấn nạn về sự đói nghèo đối với thiên nhiên. Trong Thông Điệp Laudato Si’ của mình, Đức Thánh Cha đã đặt sự nghèo túng và tính mỏng giòn của hành tinh lên một cấp độ ngang nhau – Cha Cantalamessa giải thích. Mọi sự đều liên hệ với nhau, nhưng vẫn còn có một khía cạnh khác, mà khía cạnh này nên đóng một vai trò đặc biệt trong giờ Kinh Chiều được cử hành cách long trọng này.

Có nhiều trách vụ mà con người đang có để chu toàn đối với thiên nhiên. Có rất nhiều điều cần thiết: Nước, không khí, khí hậu, năng lượng, việc bảo vệ giống nòi, tất cả những điều này đều đang bị đe dọa. Nhưng có một bổn phận đối với thiên nhiên, trước tiên là cho cuộc đối thoại giữa các Ki-tô hữu, một bổn phận mà nó đang nằm trong trung tâm điểm nơi giờ kinh của chúng ta hôm nay. Bổn phận này chính là sự ca ngợi Thiên Chúa về công trình sáng tạo của Ngài.“ Điều đó cũng là thành tố của sinh thái học, đặc biệt là sinh thái học Ki-tô giáo – Linh mục Dòng Phan-xi-cô cho biết.

Kính trọng trước tất cả mọi thụ tạo:

Điều này đã trở nên rất rõ ràng nơi con người của Thánh Phan-xi-cô Assisi. Trong bài ca ánh thái dương của mình, Ngài đã không chỉ cầu nguyện „cho“ thiên nhiên, nhưng còn cầu nguyện với thiên nhiên nữa, đó là một bài ca. „Và sự kính trọng đặc biệt của Ngài đối với tất cả mòi loài thụ tạo phát xuất từ đó – thậm chí Ngài còn cầu xin cho loài cỏ hoang có được một không gian để sống.“ Đó là thái độ mà các Ki-tô hữu nên thủ đắc. Từ thái độ này, người ta sẽ đi đến với sự kính trọng và rồi lo lắng chăm sóc cho thiên nhiên.

Vào hôm thứ Năm vừa qua, Tòa thánh Vatican cũng đã công bố một bức Sứ Điệp chí tiết của Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Thiên Nhiên: „Chúng ta hãy chứng tỏ Lòng Thương Xót đối với ngôi nhà chung của chúng ta“.

 

(theo de.rv 01.09.2016 ord)

 

Minh An

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 9, 2016