Chúng Ta Có Cha Mẹ Là Chính Cha Mẹ Của Chúa Giê-su

(Bài giảng của Đức Thánh Cha ngày 15.09.2016)

 

Trong một thế giới đang chứa đựng một „cuộc đại khủng hoảng về sự mồ côi cha mẹ“ – theo Đức Thánh Cha, cũng đang có một sự hỗ trợ mà bất cứ ai cũng đều có thể đặt lòng tin vào đó: Mẹ Thiên Chúa. Vào hôm thứ Năm vừa qua, Giáo hội Công giáo đã cử hành Lễ Tưởng Nhớ Bảy Sự Đau Khổ của Đức Mẹ. Vì thế, trong Thánh Lễ vào lúc sáng sớm cùng ngày tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha đã suy niệm về sự tưởng nhớ đó. Dựa vào bài Tin Mừng trong ngày (Ga 19,25-27), Đức Thánh Cha đã giải thích rằng, dưới chân Thập Giá, nơi mà Chúa Giê-su đang bị treo trên đó, chỉ có một ít phụ nữ và Gio-an hiện diện. Lúc ấy chắc chắn nhiều kẻ đã nhìn vào Đức Maria với tất cả sự soi mói và hiếu kỳ.

Và tất nhiên, Đức Maria cũng nhận thấy những cái nhìn đó. Mẹ vô cùng đau khổ vì xấu hổ. Mẹ cũng đã nghe thấy những lời của những vị thượng tế mà chắng chắn Mẹ rất kính trọng, nhưng họ lại đang nói xấu về con của Mẹ. ´Nếu mày ngon` - các vị thượng tế thách thức Chúa Giê-su - ´thì mày hãy xuống khỏi Thập Giá đi!` Con của Mẹ đang bị treo trần truồng trên thập Giá. Và mặc dù Mẹ vô cùng đau đớn, nhưng Mẹ vẫn ở lại bên Thập Giá. Mẹ không chối bỏ Con của mình! Người Con ấy là xác thân của Mẹ.“

Đức Thánh Cha kể rằng, Ngài vẫn hay vào thăm các nhà tù tại Buenos Aires và thấy ở đó có nhiều phụ nữ đến thăm chồng con mình đàng sau những chấn song sắt.

Trước hết, đó là những người mẹ. Họ không xấu hổ vì những đứa con của mình. Một phần thân thể của họ đang ở trong đó. Những người phụ nữ ấy không đau khổ về chuyện họ phải đến thăm con cái họ trong tù, và cũng chẳng cảm thấy bị xấu hổ vì phải nghe thấy những lời: ´Hê, bà nhìn con của bà kìa! Nó đã làm gì vậy?` Những người phụ nữ ấy cũng đã đau khổ về việc họ phải chịu đựng trước sự kiểm soát của lực lượng an ninh, mặc dù họ đến thăm con của họ. Điều đó cũng xảy ra với Đức Maria: Mẹ đã ở đó, bên Con của Mẹ, và với nỗi khổ đau vô ngần ấy.

Chúa Giê-su đã hứa là Ngài sẽ không bỏ rơi bất cứ ai, và Ngài đã ban cho nhân loại chính Thân Mẫu của Ngài với tư cách là người nguyện giúp cầu thay – Đức Thánh Cha giải thích tiếp.

Các Ki-tô hữu chúng ta có một người Mẹ, đó chính là Thân Mẫu của Chúa Giê-su; chúng ta có một người Cha, đó cũng chính là Cha của Chúa Giê-su. Vậy thì chúng ta không thể trở thành những trẻ mồ côi được! Mẹ đã trở thành Thân Mẫu của chúng ta ngay trong khoảnh khắc dưới chân Thập Giá. Cơn quặn đau sinh nở chính là sự đau khổ khi phải chứng kiến Con của Mẹ trên Thập Giá. Nhưng từ giây phút ấy, Mẹ đã trở thành Thân Mẫu của chúng ta, và chăm lo cho chúng ta, Mẹ không lấy làm xấu hổ vì chúng ta, nhưng luôn luôn bảo vệ chúng ta.“

 

Đức Thánh Cha đã nêu danh một số nhà thần bí người Nga của những thế kỷ vừa qua, những vị ấy đã khuyên các tín hữu „hãy đặt mình bên dưới tấm áo choàng của Mẹ Thiên Chúa“. Ở đó, ngay cả ma quỷ cũng không tài nào đến được, đó là một nơi chắc chắn và an toàn cho các tín hữu. Giáo hội Tây Phương đã tiếp nhận linh đạo đó, tức linh đạo đã được thể hiện trong điệp ca „Sub tuum praesdium“ về Đức Mẹ.

Trong một thế giới mà chúng ta có thể mô tả như là „kẻ mồ côi“, thế giới ấy đang phải chịu đựng một cuộc đại  khủng hoảng về sự mồ côi cha mẹ, các Ki-tô hữu chúng ta có lẽ đang được giúp sức để hô lên: ´Hãy nhìn lên Mẹ của bạn!` Chúng ta có một người Mẹ, Mẹ giúp chúng ta, dậy chúng ta, và đồng hành với chúng ta, Mẹ không lấy làm xấu hổ vì tội lỗi chúng ta. Mẹ cũng chẳng lấy làm xấu hổ vì Mẹ là Thân Mẫu chúng ta. Ước chi Chúa Thánh Thần, Đấng là bạn và là người đồng hành của chúng ta, dậy cho chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm này: Đức Maria là Thân Mẫu của chúng ta“.

 

(theo de.rv 15.09.2016 mg)

 

Đaminh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 9, 2016