Tôn Thờ Có Nghĩa Là Trở Nên Nhỏ Bé Trước Mặt Thiên Chúa

(Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 20.10.2016)

 

Chúng ta có thể nhận ra Chúa Ki-tô như thế nào? Chìa khóa của việc này chính là việc học Giáo lý, nhưng cửa vào lại chính là việc cầu nguyện, là trở nên nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa. Đức Thánh Cha đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Trong bài giảng của mình, dựa vào vị Tông Đồ dân ngoại, người đã cầu xin ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu Ê-phê-sô, Đức Thánh Cha đã mô tả tiến trình cầu nguyện chính là việc xích lại gần Thiên Chúa.

Nhận ra giáo lý về Chúa Giê-su, về lịch sử của Ngài, mới chỉ là bước thứ nhất – Đức Thánh Cha nói.

Chúa Ki-tô hiện diện trong Tin Mừng, trong khi chúng ta đọc Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra Ngài. Tất cả chúng ta đều làm điều đó, ít nhất là chúng ta nghe Tin Mừng khi chúng ta tham dự Thánh Lễ. Giáo lý dậy cho chúng ta biết Chúa Ki-tô là ai. Nhưng điều đó không đủ. Để ở trong tình trạng hiểu được điều gì là trương độ, là chiều rộng, là chiều cao và chiều sâu của Chúa Giê-su Ki-tô, thì trước tiên người ta phải bước vào trong một bối cảnh cầu nguyện, như Thánh Phao-lô đã làm điều đó – quỳ gối xuống: Lạy Cha, xin ban Thánh Thần cho con để con nhìn thấy Chúa Giê-su Ki-tô.“

Thánh Phao-lô thường xuyên đắm mình trong Thiên Chúa, trong „đại dương vô biên là Chúa Ki-tô“. Nhưng bằng cách nào chúng ta có thể nhận ra một cái gì đó là vô biên? Chẳng hạn như hiểu về một Tình Yêu „mà nó vượt lên trên tất cả mọi sự hiểu biết“? Bằng cách là người ta nhận ra những điều hữu hạn, những bất toàn riêng của mình – Đức Thánh Cha giải thích. Có thể nói rằng, điều ấy thuộc về bản tính của việc cầu nguyện, của sự tôn thờ. Và rồi người ta sẽ bước vào trong mầu nhiệm của Chúa Ki-tô.

Người ta sẽ không thể cầu nguyện nếu như không tố cáo chính mình. Những điều như thế sẽ đủ để bước vào trong biển cả mênh mông không đáy cũng không bờ này – mầu nhiệm Chúa Giê-su Ki-tô. Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin sai Chúa Thánh Thần đến với con để Ngài dẫn dắt con và làm cho con nhìn thấy Chúa Giê-su. Thứ hai, sự tôn thờ mầu nhiệm, bước vào trong đó, bằng cách là người ta tôn thờ. Và thứ ba là tự tố cáo chính mình: tôi là một người môi miệng ô uế. Ước gì Thiên Chúa cũng sẽ ban cho chúng ta ơn đó, tức ơn mà Thánh Phao-lô đã xin cho các tín hữu , hồng ân  chiêm ngưỡng Chúa Ki-tô và trở nên xứng đáng với Ngài.“

Nhận ra Thiên Chúa mà không có sự mật thiết trong cầu nguyện, đó là điều không thể - Đức Thánh Cha quả quyết. Người ta phải nghiêm khắc với chính mình, phải „mất thời gian để bước vào trong mầu nhiệm này“:

 

Người ta nhận biết Thiên Chúa mà không thể thiếu thói quen tôn thờ, tôn thờ trong thinh lặng. Nếu Cha không lầm thì việc cầu nguyện thờ phượng này – Cha tin rằng – nó là hình thức ít quen thuộc nhất đối với chúng ta, chúng ta ít thực hành hình thức cầu nguyện ấy nhất. Cha cho phép mình diễn tả về điều đó như thế này: đánh mất thời gian trước Chúa, trước mầu nhiệm Chúa Giê-su Ki-tô – đó là tôn thờ. Và ở đó, trong sự thinh lặng – sự thinh lặng của sự thờ phượng. Ngài là Chúa và tôi tôn thờ Ngài.“

 

(theo de.rv 20.10.2016 pr)

 

Đa-minh Thiệu


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 10, 2016