Bài Phỏng Vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô Trên Chuyến Bay Từ Thuỵ Điển Về Rôma

(masimpress.com)

 Đức Giáo Hoàng đang trả lời các câu hỏi của các phóng viên trên máy bay trở về từ Thuỵ Điển, 01/11/2016 (Ettore Ferrari/Pool Photo via AP)

Trên Máy Bay Giáo Hoàng, 02/11/2016 (MAS) – Trong chuyến bay của Ngài từ Thuỵ Điển về Rôma vào Thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực hiện một cuộc họp báo với các phóng viên đi theo trên máy bay. Ngài suy tư về người tị nạn, việc phong chức thánh cho phụ nữ, đại kết, và cuộc khủng hoảng tại Venezuela.

Ngài cũng nói về vấn đề tục hoá, buôn người, và những chuyến đi quốc tế có khả năng của Ngài trong năm tới.

Dưới đây là toàn văn buổi họp báo ngày 01/11/2016, do MAS chuyển ngữ:

Greg Burke: Xin cám ơn, thưa Đức Thánh Cha. Xin chào đón. Chúng con.... Ngài đã nói nhiều thứ cùng nhau, lần này thì chúng con nói về nhiều tôn giáo khác nhau...Chúng con cũng có một số người đã từng đi với nhau, một số thì lần đầu tiên. Chúng con có các phóng viên người Thuỵ Điển. Con nghĩ trong một thời gian anh em Thuỵ Điển không đi cùng chúng ta. Giờ chúng ta hãy bắt đầu với họ. Elen Swedenmark, từ Thông Tấn Xã Thuỵ Điển, TT.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, tôi muốn xin chào tất cả các bạn và xin cám ơn các bạn vì công việc mà các bạn đã thực hiện và cái lạnh mà anh em đã chịu đựng, nhưng chúng ta đã đi kịp lúc vì họ nói rằng tối nay thì thời tiết sẽ xuống thêm 5 độ nữa. Chúng ta đã rời khỏi đúng lúc. Xin cám ơn rất nhiều...xin cám ơn vì sự đồng hành của các bạn và công việc của các bạn.

Elin Swedenmark: Xin cám ơn. Xin chào. Hôm qua, thưa Đức Thánh Cha, Ngài đã nói về cuộc cách mạng của sự dịu dàng và đồng thời, chúng con thấy nhiều người hơn bao giờ hết từ các nước như Syria và Iraq đang tìm cách tị nạn tại các nước Châu Âu nhưng một số nước phản ứng với nỗi sợ hoặc thậm chí có những người nghĩ rằng việc xuất hiện của những người tị nạn này có thể đe doạ nền văn hoá Kitô Giáo và Châu Âu. Đâu là thông điệp cho những người sợ sự phát triển của hoàn cảnh này? Và đâu là thông điệp của Ngài cho Thuỵ Điển, một đất nước sau một truyền thống lâu dài đón nhận người tị nạn và giờ thì đang bắt đầu đóng lại các biên giới của mình?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Trước hết, tôi trong tư cách là một người Argentina và là một người Nam Mỹ xin cám ơn Thuỵ Điển quá nhiều vì lòng hiếu khách này...vì quá nhiều người Argentina, Chile, Uruguay, trong thời gian của những nhà độc tài quân sự đã được đón nhận tại Thuỵ Điển. Thuỵ Điển có một truyền thống lâu dài của sự đón tiếp...không chỉ đón tiếp, mà còn tháp nhập, ngay lập tức tìm kiếm nhà cửa, trường học, công việc, tháp nhập một người dân. Tôi đã được đưa một bản thống kê, có lẽ tôi sai, tôi không chắc...điều tôi nhớ, nhưng tôi có thể sai...Thuỵ Điển có bao nhiêu người nhập cư? 9 triệu...khoảng 9 triệu, họ cho tôi biết là...850,000 sẽ là “những người Thuỵ Điển mới”, có nghĩa là, người di dân hoặc tị nạn và con cái họ. Đây là điều đầu tiên.

Thứ hai, người ta cần phải phân biệt giữa người di dân và tị nạn. Người di dân phải được đối xử bằng những qui định cụ thể, bởi vì di dân là một quyền, nhưng điều đó phải là một quyền đã có quy định. Mặt khác, là một người tị nạn, một người đến từ một hoàn cảnh của chiến tranh, của sự đau khổ, của nạn đói... từ một hoàn cảnh khủng khiếp. Và tình trạng của người tị nạn thì cần sự chăm sóc nhiều hơn, nhiều công việc hơn...và cũng trong điều này, Thuỵ Điển luôn luôn mang lại một gương mẫu trong việc ổn d9i5nh, trong việc dạy ngôn ngữ và văn hoá, cũng như là tháp nhập vào trong nền văn hoá. Trong sự tháp nhập vào nền văn hoá này, chúng ta phải đừng sợ, đúng không! Vì Châu Âu được tạo thành bởi một sự tháp nhập liên tục về mặt văn hoá, quá nhiều nền văn hoá, đúng không? Tôi tin rằng – tôi không nói điều này theo nghĩa xúc phạm, không, không, không..mà là như một sự tò mò – sự thật là ngày nay tại Ai Len, đặc biệt là trong ngôn ngữ Ai Len ngày nay, họ có thể đọc được các văn cổ của họ từ 1,000 năm trước với các phương tiện khó khăn mà đó là một đất nước với ít người di dân hay ít làn sóng, như Châu Âu từng có.

Châu Âu được hình thành từ những người di dân và...Do đó, tôi đang nghĩ gì về những nước đang đóng cửa khẩu của họ lại? Tôi nghĩ rằng về mặt lý thuyết, người ta không thể đóng cửa tâm hồn mình trước một người tị nạn. Nhưng cũng là sự cẩn trọng của những người quản lý phải rất mở ra để đón tiếp họ, nhưng là thực hiện những tính toán như là việc làm thế nào để ổn định họ, vì người tị nạn không chỉ được đón tiếp mà thôi, mà còn phải được tháp nhập. Và, nếu một đất nước có một “khả năng sống” – cứ gọi là thế - của việc tháp nhập, mà lại thực hiện điều đó theo nghĩa giới hạn...và rồi còn gì thêm nữa? Hãy làm thêm! Nhưng luôn luôn bằng một tâm hồn cởi mở, thật là không nhân bản khi đóng cửa! Thật không nhân bản khi khép lòng lại!

Và về mặt dài hạn, thì người ta phải trả giá cho điều này. Ở đây, chúng ta chỉ trả giá về mặt chính trị, phải không? Cũng như người ta có thể trả giá về mặt chính trị cho một sự bất cẩn trong các tính toán, trong việc đón nhận nhiều người có thể được tháp nhập...vì mối nguy là gì khi một người tị nạn, một người di dân (điều này có ý nghĩa cho cả hai) không được tháp nhập, (khi) – cho phép tôi dùng từ, có lẽ đó là một thứ ngôn ngữ mới – một người “bị cô lập”, đi vào một sự cô lập.

Đó là một nền văn hoá không phát triển theo mối quan hệ với nền văn hoá khác. Đây là điều nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng một chính sách tồi tệ đối với những nước có khuynh hướng đóng các cửa khẩu lại vì sợ. Và chính sách tốt nhất là cẩn trọng. Tôi đã nói với một giới chức của chính phủ Thuỵ Điển trong những ngày này và họ nói với tôi về một số khó khăn trong thời điểm này – và điều này sẽ trả lời cho câu hỏi cuối của bạn – một số khó khăn bởi vì quá nhiều người đến đến nỗi không có thời gian để phân loại họ và tìm trường, nhà, công việc, và học ngôn ngữ. Sự cẩn trọng phải thực thi điều gì đó. Nhưng, Thuỵ Điển...Tôi không tin rằng Thuỵ Điển là thế, nếu Thuỵ Điển bỏ đi khả năng đón tiếp của mình, dù là Thuỵ Điển thực hiện điều đó vì chủ nghĩa cái tôi vì nó đã mất khả năng ấy. Nếu có một điều gì giống như thế này, thì chính là vì điều sau mà tôi đã để cập: rằng quá nhiều người ngày nay tìm đếm Thuỵ Điển vì họ biết cách đón tiếp, nhưng không có thời gian cần thiết để phân loại mọi người. Tôi không biết là liệu tôi có trả lời chưa.

Greg Burke: Xin cám ơn Ngài, thưa Đức Thánh Cha. Giờ đây, một câu hỏi từ quốc gia Thuỵ Điển, cũng cùng một gốc, Christina Kaplan.

Kristina Kappellin: Xin chào buổi sáng. Thuỵ Điển một đất nước đã tổ chức sự kiện gặp gỡ đại kết quan trọng này có một người phụ nữ đứng đầu Giáo Hội của mình. Đức Thánh Cha nghĩ gì: có thực tế khi nghĩ về các linh mục nữ trong Giáo Hội Công Giáo trong những thập kỷ tới không? Và nếu không, vậy thì tại sao các linh mục lại sợ sự cạnh tranh này?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Đọc lại lịch sử một chút về đất nước mà chúng ta đang đề cập, tôi thấy rằng có một nữ hoàng đã goá bụa mất ba lần. Và tôi nói: nhưng người phụ nữ này mạnh thật, và người ta nói với tôi: Phụ nữ Thuỵ Điển rất mạnh, rất tốt lành. Và vì điều này mà một số người đàn ông Thuỵ Điển đi tìm kiếm một phụ nữ ở một quốc tịch khác...Tôi không biết điều đó có đúng không, nhưng...về phương diện phong chức thánh cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời sau cùng là rõ ràng, điều đó đã được Thánh Gioan Phaolô II đã nói và điều đó vẫn còn đúng. Còn về sự cạnh tranh, tôi không biết...

Kristina Kappellin: (Không nghe thấy)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Nếu chúng ta đọc kĩ bản tuyên bố được Thánh Gioan Phaolô II đưa ra, thì mọi thứ đều theo nghĩa này, đúng vậy.

Greg Burke: Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Nhưng phụ nữ có thể làm được quá nhiều điều tốt hơn đàn ông, ngay cả trong lãnh vực tín lý: để làm rõ, có lẽ là làm rõ, chứ không chỉ nói về một sự tham chiếu đến một văn kiện. Trong giáo hội học của Giáo Hội Công Giáo có hai chiều kích để suỹ nghĩ đến. Chiều kích Phêrô, vốn xuất phát từ Tông Đồ Phêrô, và Tông Đồ Đoàn, vốn mang chiều kích nữ của Giáo Hội, và điều này tôi đã nói nhiều hơn một lần. Tôi tự hỏi bản thân: ai là người quan trọng nhất trong nền thần học và trong nền thần bí của Giáo Hội: các tông đồ hay Mẹ Maria vào ngày Lễ Hiện Xuống? Chính là Mẹ Maria!...Giáo Hội là một người phụ nữ! Đó là “la Chiesa” (tiếng Ý), chứ không phải là “il Chiesa”... đó là “la Chiesa” và Giáo Hội là hiền thê của Đức Kitô. Đó là một mầu nhiệm mang tính hiền thê. Và dưới ánh sáng của mầu nhiệm này bạn sẽ hiểu lý do cho hai chiều kích này. Chiều kích Phêrô, là các giám mục, và chiều kích Maria, là tình mẫu tử của Giáo Hội...nhưng theo một nghĩa sâu sắc nhất. Một Giáo Hội sẽ không tồn tại nếu không có chiều kích nữ vì chính bản thân Giáo Hội là nữ.

Austen Ivereigh, Crux: Xin cám ơn Đức Thánh Cha rất nhiều, thưa Đức Thánh Cha mùa thu này rất phong phú trong các cuộc gặp gỡ đại kết với các truyền thống giáo hội; Giáo Hội Chính Thống, Anh Giáo và giờ là Tin Lành Luther, nhưng đa số người Tin Lành trên thế giới ngày nay là đến từ truyền thống Truyền Giảng, Hiện Xuống. Con đã hiểu rằng vào trước Lễ Hiện Xuống của năm tới, sẽ có một sự kiện tại Circus Maximus tổ chức kỷ niệm 50 năm Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Ngài đã có nhiều sáng kiến, có lẽ là lần đầu tiên trong tư cách là một Giáo Hội với các nhà lãnh đạo truyền thống truyền giảng. Đức Thánh Cha nghĩ gì về những sáng kiến này, và Ngài hy vọng đạt được gì từ cuộc gặp gỡ này vào năm tới? Xin cám ơn Đức Thánh Cha.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Với những sáng kiến này, tôi muốn nói là tôi có hai, hai loại sáng kiến, một khi tôi đến Caserta với Giáo Hội Đặc Sủng và cũng theo cùng một dòng này khi tôi ở Turin tôi đến với Giáo Hội Waldensian. Một sáng kiến về sự phạt tạ và sự tha thứ vì người Công Giáo, thuộc về Giáo Hội Công Giáo, không cư xử tốt với họ và phải xin lỗi và chữa lành một vết thương. Sáng kiến kia là về đối thoại, đã thực hiện từ khi còn ở Buenos Aires. Tại Buenos Aires chẳng hạn chúng tôi có ba cuộc gặp gỡ tại Công Viên Luna tại Buenos Aires có sức chứa 7,000 người, và 3 cuộc gặp gỡ với người tín hữu truyền giảng và Công Giáo theo cách của phong trào canh tân đặc sủng, nhưng cũng cởi mở. Và cuộc gặp gỡ diễn ra cả ngày. Một mục sư và một giám mục truyền giảng đã giảng và một linh mục Công Giáo và một giám mục Công Giáo đã giảng, hoặc hai và hai, họ rất khác nhau. Trong hai cuộc gặp gỡ này, nếu không phải ở cả ba, nhưng chắc chắn là hai, Cha Cantalamessa, Vị Giảng Thuyết Phủ Giáo Hoàng đã giảng. Điều đã diễn ra từ các vị Giáo Hoàng trước kể từ khi tôi còn ở Buenos Aires và điều đó thật tốt cho chúng tôi, và chúng tôi cũng có những buổi tĩnh tâm hai – ba ngày dành cho các mục sư và linh mục cùng nhau. Các mục sư và linh mục, một giám mục, giảng cho nhau và điều này giúp ích nhiều cho việc đối thoại, hiểu về cách tiếp cận [với nhau], để hợp tác và trên hết là hợp tác với những người đang cần giúp đỡ và tôn trọng, một sự tôn trọng lớn lao. Những điều này với sự tôn trọng dành cho sáng kiến vốn xuất phát từ Buenos Aires và cũng như ở đây tại Rôma, tôi đã có một số buổi gặp gỡ với hai mục sư, với ba vị nữa, một số đến từ Hoa Kỳ và từ đây tại Châu Âu, và điều mà bạn đã đề cập là việc tổ chức được tổ chức bởi ICCRS, việc tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm của phong trào canh tân đặc sủng, xuất phát từ lý do đại kết và vì lý do này việc tổ chức mang tính đại kết theo nghĩa đó và sẽ diễn ra tại Circus Maximus.

Tôi đã lên kế hoạch, nếu Thiên Chúa cho tôi còn sống, tôi sẽ có một bài nói ở đó. Tôi nghĩ sự kiện sẽ kéo dài 2 ngày, nhưng giờ vẫn chưa tổ chức. Tôi biết rằng họ sẽ thực hiện vào vọng Lễ Hiệ Xuống và tôi sẽ thực hiện một bài nói vào thời điểm đó. Với sự tôn trọng dành cho phong trào canh tân đặc sủng và với sự tôn trọng dành cho anh chị em thuộc giáo hội hiện xuống, thì từ hiện xuống, từ canh tân đặc sủng: ngày nay đó là nhữgn cộng đồng giáo hội vốn không ngang nhau, thậm chí là còn đối nghịch, vì thế chúng ta cần phải làm rõ hơn. Họ đã được hoàn vũ hoá quá nhiều đến nỗi trở thành một từ bị hiểu lầm. Ở Brazil, thì chính thức, phong trào canh tân đặc sủng đã nảy nở thật nhiều. Nó được sinh ra và một trong những đối thủ của nó là ở tại Argentina là điều mà bạn đã nói đến, vì tôi là giám tỉnh của Dòng Tên tại thời điểm đó khi giáo hội này bắt đầu, và tôi đã cấm anh em Dòng Tên liên hệ đến phong trào này và tôi đã công khai nói rằng khi họ tổ chức một buổi cử hành phụng vụ, thì nó phải là một buổi cử hành phụng vụ chứ không phải là một trường dạy múa Samba. Tôi đã nói điều này. Và ngày nay, tôi nghĩ ngược lại khi thấy điều ấy diễn ra tốt lành, còn hơn thế tại Buenos Aires. Mỗi năm, một lần mỗi năm, chúng tôi có Thánh Lễ trao đổi của phong trào canh tân đặc sủng tại nhà thờ chính toà nơi mà mọi người đến, và tôi cũng trải qua một quá trình nhận biết điều tốt lành mà phong trào này đã mang lại cho Giáo Hội và ở đây chúng ta không thể quên một đại nhân vật Đức Hồng y Suenens, người đã có tầm nhìn mang tính tiên tri và đại kết.

Greg Burke: Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Và giờ là Eva Fernandez từ COPE, đài phát thanh Tây Ban Nha.

Eva Fernandez: Gần đây Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Nicolás Maduro, tổng thống Venezuela. Buổi gặp gỡ này mang lại cho Ngài cảm nhận gì, và đâu là ý kiến của Ngài khi khởi đầu buổi trò chuyện?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tổng thống Venezuela đã xin một cuộc phỏng vấn, và cuộc hẹn vì ông đến từ Trung Đông, từ Qata, hãng Emirates, và ông đã thực hiện một trạm dừng kĩ thuật tại Rôma. Ông đã xin một cuộc phỏng vấn trước tiên, ông đến vào năm 2013, rồi ông xin một cuộc hẹn khác, nhưng rồi ông trở bệnh và không thể đến, và rồi ông xin cuộc gặp gỡ này. Nếu một vị tổng thống đã đề nghị, thì tôi đón tiếp ông. Còn gì nữa, ông đã ở Rôma vì dừng chân. Tôi đã lắng nghe ông nửa tiếng, một cuộc hẹn, tôi đã lắng nghe, tôi đã hỏi ông một số câu hỏi và tôi đã nghe ý kiến của ông. Thật luôn luôn tốt khi biết lắng nghe trong mọi hoàn cảnh, phải không? Tôi đã lắng nghe ý kiến của ông. Còn nói đến chuyện thứ hai, đối thoại. Đó là con đường duy nhất cho mọi mâu thuẫn...đối với tất cả mọi mâu thuẫn...không có con đường khác. Tôi đặt tâm hồn tôi vào công cuộc đối thoại, và tôi tin rằng người ta phải tiến bước trên con đường này. Tôi không biết chuyện đó sẽ kết thúc thế nào, tôi không biết vì rất phức tạp...nhưng người dân đang đối thoại có một vị thế chính trị quan trọng...Zapatero, người đã hai lần làm tổng thống chính phủ Tây Ban Nha....và vị kia, Restrepo... (Ghi chú của biên tập viên: Ngài có lẽ muốn nói đến Martin Erato Torrijos Espino, một người trung gian khác đối với cuộc khủng hoảng Venezuela) đã xin Toà Thánh bổ nhiệm vị khâm sứ cho Argentina, Đức Tổng Giám Mục Celli, người mà tôi nghĩ đang trên chuyến bay đến các cuộc thương thảo. Nhưng đối thoại khi thương thảo là con đường duy nhất để ra khỏi mâu thuẫn. Không có con đường khác. Nếu điều này được thực hiện tại Trung Đông, thì cứu được biết bao nhiêu mạng sống.

Mathilde Imberti: Thưa Đức Thánh Cha, chúng ta đang trở về từ Thuỵ Điển, nơi mà việc tục hoá rất mạnh... Đó là một hiện tượng chạm đến Châu Âu nói chung. Ở một đất nước như Pháp, người ta thậm chí còn ước chừng rằng trong những năm sắp tới, đa số công dân sẽ không có tôn giáo. Theo quan điểm của Ngài, tục hoá là số phận sao? Ai là những người chịu trách nhiệm về vấn đề này? Các chính phủ hay Giáo Hội sẽ có thể quá nhút nhát?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Số phận, không. Tôi không tin vào số phận. Ai chịu trách nhiệm ư? Tôi không biết phải nói sao, “Bạn chịu trách nhiệm”. Tôi không biết. Đó là một tiến trình của...nhưng trước điều này, tôi cần phải nói một vài điều: Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói về điều này nhiều và rõ ràng, và khi niềm tin trở thành hâm hẩm thì đó là vì, như bạn nói, Giáo Hội đang bị suy yếu...thời kỳ tục hoá nhất...nhưng chúng ta hãy nghĩ về Pháp: thời kỳ của “tình trạng tục hoá” của toà án, thời kỳ mà các linh mục là các tu viện trưởng của toà án...đó là một chủ nghĩa giáo sĩ trị...sức mạnh của việc truyền giáo bị thiếu, sức mạnh của Tin Mừng. Bất cứ khi nào có sự tục hoá, thì chúng ta có thể nói rằng có một điều gì đó suy yếu trong việc truyền giáo, một vấn đề lớn. Thật sự là thế.

Nhưng, có một tiến trình khác, tiến trình văn hoá, một tiến trình – tôi nghĩ tôi đã nói đến một lần – của hình thức thứ hai của sự “hội nhập văn hoá”, khi con người tiếp nhận thế giới từ Thiên Chúa và tạo nên nền văn hoá, và làm cho nó phát triển, thống trị nó...vào một thời điểm nào đó con người cảm thấy việc làm chủ của nền văn hoá như thế, chúng ta hãy nghĩ về huyền thoại Tháp Babel, một kiểu sở hữu của nền văn hoá vốn làm cho con người nghĩ đến việc biến chính bản thân mình thành người tạo ra nền văn hoá khác, nhưng là của chính mình, và chiếm lấy vị thế của Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá, phải không? Và trong sự tục hoá, tôi tin không sớm thì muộn người đã sẽ đi đến tội chống lại Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá. Điều đó là đủ...đó không phải là vấn đề về chủ nghĩa tục hoá, vì bạn cần một chủ nghĩa tục hoá lành mạnh, một sự tự chủ mọi sự, một sự chủ lành mạnh về mọi sự, một sự tự chủ lành mạnh về các nền khoa học, về tư tưởng, chính trị, một chủ nghĩa tục hoá lành mạnh là cần thiết.

Một điều khác là chủ nghĩa nguội lạnh giống như chủ nghĩa giác ngộ vốn đưa chúng ta vào trong tình trạng ngồi đó thừa hưởng, phải không? Tôi nghĩ rằng đây là hai điều: một chút về sự tự thấy mình quan trọng của con người tạo ra văn hoá, nhưng là người vượt ra những giới hạn và cảm thấy chính mình là Thượng Đế thì cũng là một sự yếu kém trong việc truyền giáo, nó trở thành hâm hẩm, và các Kitô Hữu thì hâm hẩm, phải không? Đó, sẽ cứu chúng ta một chút khi biết mặc lấy lại một sự tự chủ lành mạnh về sự phát triển văn hoá và các nền khoa học cũng như là bằng một sự tuỳ thuộc vào việc là một tạo vật, chứ không phải là Thiên Chúa, phải không? Và cũng như là đón nhận lại sức mạnh của việc phúc âm hoá. Ngày nay, tôi nghĩ rằng tình trạng tục hoá này là rất mạnh mẽ ở những nền văn hoá nhất định và cũng rất mạnh dưới những hình thức tục hoá khác. Sự tục hoá thiêng liêng. Khi nó đi vào trong Giáo Hội, thì sự tục hoá thiêng liêng là tồi tệ nhất.

Đây phải là lời của tôi, điều mà tôi đang nói bây giờ, đó là những lời của Đức Hồng Y de Lubac, một trong những thần học gia vĩ đại nhất của Công Đồng! Ngài nói rằng khi sự tục hoá thiêng liêng đi vào trong Giáo Hội – đây là một cách – thì đó là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với Giáo Hội, thậm chí còn tồi tệ hơn cả việc đã xảy ra vào thời kì có các Vị Giáo Hoàng hư hỏng nữa. Và Ngài nói đến một số hình thức hư hỏng của Giáo Hoàng, tôi không nhớ rõ, nhưng quá nhiều, ôi...tinh thần thế tục... và điều này thật nguy hiểm...và tôi đang có mối nguy là tôi đang nói giống như một bài giảng, nhưng đó là...một bài giảng...nhưng tôi sẽ nói điều này: Chúa Giêsu khi Ngài cầu nguyện cho tất cả chúng ta trong Bữa Tiệc Ly, Ngài chỉ xin một điều cùng Chúa Cha cho chúng ta, là không cất chúng ta ra khỏi thế gian, nhưng bảo vệ chúng ta khỏi thế giới tục luỵ này. [Tinh thần thế tục] là cực kì nguy hiểm. Đó là một sự tục hoá với một chút cải trang, một chút nguỵ trang, một chút ‘may đo sẵn’ trong đời sống của Giáo Hội mà tôi không biết là tôi đã trả lời điều gì từ câu hỏi chưa....

Greg Burke: Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Giờ đây là từ truyền hình Đức, ZDF, Jurgen Erbacher và chúng ta đã có 35 phút rồi, một người nữa...

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Đúng, cho họ, cho bữa trưa...

Jurgen Erbacher, ZDF: Thưa Đức Thánh Cha, một vài ngày trước Ngài đã gặp gỡ Nhóm Santa Martha đang hoạt động để chống lại tình trạng nô lệ hiện đại và nạn buôn người, các chủ đề mà con nghĩ rằng rất gần gũi với trái tim Ngài...nhưng không chỉ trong tư cách là Giáo Hội, mà đã ở Buenos Aires Ngài đã nói đến những chủ đề này. Tại sao? Có một kinh nghiệm cá nhân đặc biệt hay khả thể nào [đằng sau đó] chăng? Và rồi là một người Đức trước khởi đầu của năm kỷ niệm Phong Trào Cải Cách, con cũng phải hỏi liệu Ngài có đi đến đất nước ấy nơi mà Phong Trào Cải Cách khởi sự cách đây 500 năm không, có lẽ trong năm...

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi sẽ bắt đầu với câu hỏi thứ hai trước: lịch trình cho các chuyến đi năm tới chưa chốt lại, đúng, chúng tôi chỉ có thể gần như chắc chắn là tôi sẽ đi Ấn Độ và Bangladesh, và điều đó chưa cụ thể, vẫn còn trên bàn giấy. Tôi sẽ tiếp tục với câu hỏi thứ hai. Đúng, tôi, từ khi tôi còn ở Buenos Aires, nhưng kể từ khi tôi còn là một linh mục, đã luôn có sự không ổn này về thân mình của Đức Kitô, phải không? Sự thật là Đức Kitô vẫn đang tiếp tục phải chịu đau khổ và Đức Kitô bị đóng đinh liên tục ở nơi những người anh em yếu thế nhất của Ngài...và điều đó luôn đánh động tôi! Tôi đã hoạt động như một linh mục, những điều nhỏ với người nghèo, nhưng không loại trừ, tôi cũng đã làm việc với các sinh viên đại học và...rồi là một giám mục của Buenos Aires, chúng tôi đã hợp tác với những nhóm không phải Công Giáo và không có niềm tin chống lại lao động nô lệ, đặc biệt là những người di dân Châu Mỹ La Tinh là những người đến Argentina, họ mang theo hộ chiếu của họ và buộc họ thực hiện công việc lao động nô lệ trong các lãnh vực công nghiệp, nhưng khép kín.

Nhưng có lần một nhà máy đã bị cháy và họ có con cái ở trên mái nhà, tất cả đều chết, và cũng có ai đó không thể thoát ra từ đó. Những nô lệ thực sự, những nô lệ... điều này đánh động tôi! Việc buôn người...và tôi thậm chí đã làm việc với hai dòng tu nữ là những người đang làm việc với những cô gái điếm, hoặc, phụ nữ bị bắt làm nô lệ trong nghề mại dâm...Tôi không thích phải nói từ “gái mại dâm”... những người nô lệ cho nghề mại dâm! Rồi một lần một năm tất cả những người nô lệ của hệ thống có một Thánh Lễ trong Sân Tu Viện, vốn là một trong những nhà ga, một trong những đường xe lửa, giống như Termini, tôi nghĩ về Termini...và họ tổ chức Thánh Lễ ở đó với mọi người mọi tổ chức đều đến dự Lễ này, các nữ tu đã làm việc và thậm chí cả những nhóm người không có niềm tin tôn giáo nhưng họ làm việc với nhau. Và ở đây các bạn làm tương tự. Nhưng ở đây tại Ý thì có nhiều nhóm thiện nguyện đang làm việc để chống lại mọi hình thức nô lệ, bất luận đó là công việc, phụ nữ.... một vài tháng trước tôi có thăm một trong những tổ chức này và con người... Ở đây tại Ý thì họ làm tốt trong công việc thiện nguyện, tôi không bao giờ nghĩ rằng nó lại xảy ra thế này. Thật là một điều tuyệt vời mà nước Ý có, phải không? Công việc thiện nguyện là do các vị mục sư hay các vị linh mục coi xứ... dòng tu và thiện nguyện là hai điều xuất phát từ lòng nhiệt thành tông đồ của hàng linh mục Ý. Nhưng tôi không biết là tôi có trả lời câu hỏi chưa...Có lẽ tôi không biết cách nào...

Greg Burke: Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Họ nói rằng nếu chúng ta muốn ăn thì phải đi thôi... đây là điều mà sếp con nói thế.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Xin cám ơn các bạn một lần nữa vì những câu hỏi, xin cám ơn các bạn rất nhiều. Xin cám ơn rất nhiều và xin cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng!

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ CNA)

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 11, 2016