Uy Quyền Đến Từ sự Khiêm Nhượng, Gần Gũi Và Nhất Quán – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 10.01.2017)

 

Chúa Giê-su thực sự có quyền nhận được sự biết ơn, vì Ngài đã phục vụ con người, gần gũi họ và sống sự nhất quán. Trong khi đó, các Luật Sĩ lại thi hành quyền bính của những cá nhân, và không có quyền thực sự trên các tín hữu. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha cũng đã chỉ trích chủ nghĩa Giáo sĩ trị, tức chủ nghĩa mà người Pha-ri-siêu cổ súy, và vì thế có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động của họ, hay nói cách khác, họ là những con người ngôn hành bất nhất. Họ là những con người không muốn gần gũi với người khác, và có cảm giác rằng mình trổi vượt trên mọi người. Trái lại, uy quyền của Chúa Giê-su rất thực tế - Đức Thánh Cha giải thích trong mối liên hệ tới bài Tin Mừng trong ngày thuật lại việc dân chúng quy tụ chung quanh Chúa Giê-su, vì Ngài giảng dậy như một người được „Thiên Chúa ban toàn quyền“, chứ „không như các Luật Sĩ“ (xc. Mc 1,21-28).

Sự khiêm nhượng trao ban uy quyền

Đức Thánh Cha tiếp tục trình bày về uy quyền của Chúa Giê-su và nêu ra ba đặc tính mà nhờ đó, uy quyền của Chúa Giê-su trổi vượt uy quyền của những người Pha-ri-siêu: Trong khi Chúa Giê-su „giảng dậy với sự khiêm nhượng“, và đặt vào trong con tim các môn đệ của mình lời mời gọi trở nên bé nhỏ vả trở thành người phục vụ tất cả mọi người, thì các Luật Sĩ lại cảm thấy mình như là „các chủ ông“.

Chúa Giê-su phục vụ con người. Ngài giải thích cho họ mọi điều để họ hiểu rõ hơn: Ngài trở thành người phục vụ con người. Ngài đưa thái độ của một người phục vụ ra ánh sáng, và điều đó trao cho Ngài uy quyền. Trái lại, các Luật Sĩ mà những người kính trọng họ đang nghe họ, lại cảm thấy mình như là những ông hoàng. ´Tụi tao là những giáo sư, là những ông chủ, tụi tao dậy dỗ cho các ngươi.`Không phục vụ: ´Tụi tao ra lệnh cho tụi mày phải vâng phục!`

Sự gần gũi của Chúa Giê-su đối với con người

Sự gần gũi con người chính là điều trao ban uy quyền – Đức Thánh Cha giải thích về đặc tính thứ hai mà nó tạo ra sự khác biệt giữa uy quyền của Chúa Giê-su với uy quyền của các Luật Sĩ. „Chúa Giê-su không dị ứng với con người: Ngài đụng chạm tới những người cùi và các bệnh nhân khác, Ngài không tỏ ra ghê tởm trước họ“ – Đức Thánh Cha giải thích – trong khi những người Pha-ri-siêu lại xa tránh „những người nghèo, những người vô học“, nhưng lại thích mang áo mão rườm rà, thích khệnh khạng nơi những quảng trường:

Họ xa cách con người, thiếu sự gần gũi; nhưng Chúa Giê-su lại vô cùng gần gũi con người, và điều đó trao cho Ngài uy quyền. Những con người thích xa cách, tức các Luật Sĩ, có một giác quan của chủ nghĩa Giáo sĩ trị: Họ dậy dỗ với uy quyền của chủ nghĩa Giáo sĩ trị.“

Đức Thánh Cha cảm thấy mạnh mẽ khi được tạo ấn tượng bởi sự gần gũi mà Đức Phao-lô VI đã làm sáng tỏ đối với con người trong Thông Điệp Evangelii Nuntiando – Loan báo Tin Mừng (08.12.1975). Đặc biệt là ở số 48, ở đó người ta sẽ thấy được „con tim của vị mục tử gần gũi“ – Đức Thánh Cha cho biết:

Uy quyền của Đức Giáo Hoàng đặt ở đó, sự gần gũi. Người trước tiên, người phục vụ, trở thành người phục vụ và trong sự khiêm nhượng: Ông chủ chính là người phục vụ, hạ bệ tất cả, như một đảo băng. Người ta nhìn thấy ngọn núi từ đảo băng. Trái lại, Chúa Giê-su lật nhào tất cả và đặt dân của mình lên cao, còn Ngài – người chủ - thì ngồi bên dưới, và Ngài làm chủ từ bên dưới.“

Đặc tính thứ ba: Nhất quán

Đặc tính thứ ba mà nó đặt uy quyền của Chúa Giê-su lên trên uy quyền của các Luật Sĩ, đó là sự nhất quán. Chúa Giê-su „sống điều mà Ngài giảng dậy“: đó là „sự hiệp nhất, sự hòa điệu giữa điều mà Ngài nghĩ, cảm nhận và thực hiện“. Trong khi những kẻ cố gắng làm sáng tỏ những đặc tính của chủ nghĩa giáo sĩ trị thì lại giả hình: nói một đàng nhưng làm một nẻo – ngôn hành bất nhất, thiếu nhất quán.

Trái lại, những con người ấy thiếu nhất quán, nhân cách của họ bị tách ra thành từng điểm, đến độ Chúa Giê-su đã khuyên các môn đệ của mình rằng: ´Anh em hãy thực hiện điều họ nói với anh em, nhưng đừng bắt chước việc họ làm!` Các Luật Sĩ dậy một đàng nhưng làm một nẻo: Thiếu nhất quán – ngôn hành bất nhất. Họ thiếu nhất quán. Và Chúa Giê-su thường gọi họ là những kẻ giả hình. Và người ta hiểu rằng, kẻ nào cố gắng thể hiện thái độ chủ nghĩa Giáo sĩ trị và giả hình, thì kẻ đó không có uy quyền!“ Có lẽ người ấy nói về những chân lý – Đức Thánh Cha giải thích – nhưng người ấy không có uy quyền. „Trái lại, Chúa Giê-su, Đấng khiêm nhượng, Đấng trở thành người phục vụ và gần gũi, Đấng không khinh thường con người, và rất nhất quán, thì có uy quyền. Và đó là Uy quyên mà dân Chúa cảm thấy.

 

(theo de.rv 10.01.2017 cs)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 1, 2017