Lòng Can Đảm Và Kiên Nhẫn Phát Sinh Từ Sự Cầu Nguyện – (Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 15.03.2018)

 

Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Năm vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đề cập tới những đặc điểm của sự cầu nguyện. Đó là „lòng can đảm và sự kiên nhẫn“. Ngài rút ra điều đó từ Bài Đọc I được trích từ sách Xuất Hành (Xh 32,7-14), trong đó tường thuật lại cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và ông Mô-sê về hành vi bội giáo của dân Israel.

Vị Ngôn Sứ đã cố gắng trấn an Thiên Chúa về việc dân đã „lìa bỏ vinh quang Thiên Chúa“ và thay vào đó „đã tôn thờ con bò bằng vàng“. Cuộc đối thoại táo bạo này được trình bày trong Bài Đọc I, nhưng Mô-sê còn tiến xa hơn với những chứng cứ, và ông nhắc nhớ những người cha về điều đó, vì có rất nhiều người đang đảm nhận tư cách làm cha của dân tộc mình. Lịch sử dân Israel được khởi đi từ việc được giải phóng khỏi ách nô lệ Ai-cập tới chỗ nhận được lời bảo đảm của Thiên Chúa về mối thiện cảm của Ngài đối với Áp-ra-ham và I-sa-ác. Tất cả Tình Yêu của các Ngôn Sứ đối với Dân Chúa đều được nêu bật trong cuộc trao đổi „mặt giáp mặt này“. Vì Mô-sê đã không tránh né trước việc nói sự thật. Ông „không tham gia vào cuộc chơi hủ hóa, và cuộc chơi tham nhũng“ và cũng đã không cố biện bạch cho mình. „Và điều đó làm Thiên Chúa hài lòng“ – Đức Thánh Cha giải thích. Vì Thiên Chúa sẽ thấy khi người ta cầu nguyện và đồng cảm.

Không có phương tiện hối lộ. Con ở với dân. Và con ở với Chúa. Lời nguyện giúp cầu thay có nội dung như thế. Đó là một lời cầu nguyện đưa ra những chứng cứ, lời cầu nguyện ấy có sự can đảm để trình bày với Thiên Chúa tất cả mọi điều trước mặt Ngài, Đấng vô cùng kiên nhẫn. Người ta cần phải kiên nhẫn trong khi thực hiện lời nguyện giúp cầu thay. Chúng ta không được phép hứa cầu nguyện cho một ai nếu sau đó chúng ta chỉ đọc cho họ một Kinh Lạy Cha hay một Kinh Kính Mừng một cách đơn giản, rồi bỏ qua. Không, nếu bạn nói với một ai đó rằng, bạn sẽ cầu nguyện cho họ, thì rồi bạn phải đi theo cách thức như được trình bày ở trên. Và vì thế, nó cần tới sự kiên nhẫn.“

Nhưng tiếc rằng, trong cuộc sống hằng ngày, không mấy hiếm khi xảy ra chuyện, chẳng hạn như một ông chủ của một công ty đang chuẩn bị phải đối diện với việc đánh mất công ty của mình, ông ta đã tìm cách để cho mình được an thân. Mô-sê đã vạch ra một con đường khác, và ông không rơi vào „lô-gích hối lộ“ này, vì ông chiến đấu cho dân. Kinh Thánh có rất nhiều ví dụ như thế. Đức Thánh Cha đã nêu ra một loạt ví dụ, chẳng hạn như người phụ nữ Canaan hay người mù nằm bên vệ đường trước cổng thành Giê-ri-cô.

Đề cầu nguyện giúp cho người khác, người ta cần tới hai điều: can đảm, tức Parresia, và sự kiên nhẫn. Nếu tôi muốn Thiên Chúa hiểu thấu được lý do tại sao tôi cầu xin Ngài, thì tôi phải không ngừng lăn xả vào Ngài và gõ vào cánh cửa nhà Ngài, gõ vào con tim của Thiên Chúa. Vì con tim của tôi phụ thuộc vào đó! Và nếu con tim của tôi không để cho mình được liên kết với những nhu cầu của người khác, không muốn liên đới với người mà tôi cần phải cầu nguyện cho họ, thì rồi con tim đó cũng sẽ không ở trong tình trạng can đảm và kiên nhẫn.

Sau cùng, Đức Thánh Cha đã chỉ cho thấy „con đường cầu thay nguyện giúp“ nào là con đường mà người ta nên đi vào: liên đới, chiến đầu, tiến về phía trước và ăn chay.

Ước gì Thiên Chúa ban cho chúng ta điều tốt lành đó. Cầu xin cho được điều tốt đẹp trước mặt Thiên Chúa với sự tự do, giống như những người con trai và những người con gái của Ngài; cầu nguyện với sự bền gan, với sự kiên nhẫn. Nhưng đặc biệt là cầu xin cho được ơn biết rằng, tôi đang nói chuyện với Cha của tôi, và Cha của tôi sẽ lắng nghe tôi. Ước gì Thiên Chúa ban ơn trợ giúp để chúng ta tiến về phía trước trong sự nguyện giúp cầu thay này.

 

(vaticannews.va – 15.03.2018, 11:58)

 

Đa-minh Thiệu

 


Tin Tức Giáo Hội - Tháng 3, 2018