Chương 4

THỜI NAM BẮC PHÂN TRANH VÀ PHONG TRÀO CÁC NGÔN SỨ

 

I- VƯƠNG QUỐC CHIA RẼ

1- Vua Salômon (x.1V 1-11)

          Salômon lên kế vị vua Đavit vào khoảng năm -970tcn. Salômon là vị vua nổi tiếng về sự khôn ngoan, có tài tổ chức về hành chánh và thương mại làm cho đất nước phồn vinh. Ông đã thực hiện được mơ ước xây dựng Đền thờ cho Chúa của vua cha.

          Để tạo những mối bang giao tốt với những nước lân bang, vua Salômon đã xin cưới một số công chúa của những nước này. Từ đó dẫn đến sai lầm tai hại là đã xây cất đền miếu cho các bà vợ ngoại giáo và tệ hơn nữa là đã tham gia vào việc thờ cúng ấy, làm gương xấu và đưa dân chúng vào con đường lầm lạc, đưa đất nước đến chỗ suy vong. Lỗi lầm này tác hại đến đời sống đức tin và vận mệnh cả một dân tộc ngay khi Salômon nằm xuống.

2- Nam Bắc phân ly (x.1V 11,26 – 12,25)

          Để phục dịch cho đời sống xa hoa hoang phí nơi cung đình Salômon, dân chúng đã phải gánh chịu sưu cao thuế nặng, nhất là những chi tộc miền bắc (vì họ không cùng chi tộc với nhà vua). Vì vậy mà nảy sinh sự bất mãn và chống đối trong dân chúng.

          Vua Salômon chết năm -931, con Salômon là Rôbôam (Rơ-kháp-am) lên kế vị. Vua mới là người non trẻ, thiếu khôn ngoan, đã không chấp nhận giảm thuế mà ngược lại còn đe doạ hà khắc hơn. Lập tức cuộc ly khai của 10 chi tộc miền bắc bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Giơrôbôam (thuộc chi tộc Ê-phra-im), thành lập một quốc gia mới lấy tên là Israel. Vương quốc Giuđa của Rôbôam chỉ còn duy nhất chi tộc Giuđa và một phần nhỏ của hai chi tộc Bengiamin và Simêon.

II- CÁC NGÔN SỨ TRƯỚC THỜI LƯU ĐẦY

1- Bối cảnh lịch sử :

a- Tôn giáo

          Cuộc ly khai về chính trị kéo theo cuộc ly khai về tôn giáo :

 Vua đầu tiên của Vương quốc Israel (nước phía bắc) là ông Giơrôbôam (Gia-róp-am). Ông đã cho xây dựng 2 đền thờ, một ở Bêthen và một ở Đan để cho dân đến đó mà tế lễ cho Thiên Chúa, thay vì phải lên đền thờ Giêrusalem nằm trên miền đất Giuđa (x. 1V 12, 26-33). Ông cho dựng tượng con bê vàng làm bệ ngai của Giavê. Nhưng đối với người Canaan thì con bê vàng lại là biểu tượng cho Baal. Việc làm này đã gây ra tai hại khủng khiếp, vì dân chúng đã quay ra thờ lạy tượng con bê vàng theo kiểu người Canaan. Họ phạm tội bỏ Thiên Chúa mà thờ lạy tà thần (điều răn thứ nhất). Họ bắt chước việc thờ cúng cùng với cách sống buông thả vô luân của dân ngoại nữa. Sau này vua Acáp cưới Giêgiaben (I-dơ-ven), một bà vợ ngoại giáo, và họ đã công khai xây đền thờ Baal ở Samaria (thủ đô của Israel). Các ngôn sứ, trong đó có Êlia là gương mặt tiêu biểu, đã mạnh mẽ chống lại việc thờ quấy này.

Tại vương quốc Giuđa ở miền nam đời sống tôn giáo cũng bị sa sút vì người ta  chỉ thờ phượng theo hình thức mà không có nội tâm. Đồng thời dân chúng cũng bị cám dỗ chạy theo việc thờ cúng tà thần và nếp sống buông thả của những dân chung quanh.

b- Xã hội :

Sự cách biệt giữa người giầu và người nghèo ngày gia tăng.

Người nghèo chịu nhiều thiệt thòi và bất công.

2- Các ngôn sứ

Trước bối cảnh xã hội và tôn giáo trên đây, Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến để phục hưng tôn giáo, cải tổ xã hội và đời sống luân lý của dân chúng.

a- Ngôn sứ là ai ?

Ngôn sứ hay tiên tri là người được Thiên Chúa kêu gọi và sai đi để thi hành sứ mệnh nói thay cho Thiên Chúa.

          Nói đến ngôn sứ, chúng ta phải kể đến ông Mô-sê là vị ngôn sứ vĩ đại. Tuy nhiên các ngôn sứ chỉ có mặt thường xuyên và liên tục vào thời các vua : từ khoảng thế kỷ X(tcn) với các ông Samuel và Natan, thế kỷ IX(tcn) với các ông Êlia và Êlisê. Sau đó là đến các “ngôn sứ văn sĩ”, tức là những ngôn sứ có lời rao giảng được được chép lại thành sách mang tên của mình như Isaia, Giêrêmia, Amốt, Hôsê …

          Ngôn sứ có sứ mạng nói với mọi người, đặc biệt là với những người lãnh đạo Dân Chúa. Thường thì ít có vị vua nào thích nghe những lời trách mắng và răn đe của các ngôn sứ nên cuộc đời các ngôn sứ thường gặp nhiều chống đối, đau khổ, bách hại… Sự cứng lòng của dân chúng cũng là nỗi khổ tâm lớn cho các ngôn sứ.

          Trong thời nam-bắc phân tranh có các ngôn sứ sau đây :

§         Miền bắc : Êlia, Êlisê, Amos, Hôsê.

§         Miền nam : Isaia, Mica, Giêrêmia.

b- Sứ điệp của các ngôn sứ :

Nội dung sứ điệp mà các ngôn sứ loan báo có 5 điểm chính :

 Chỉ thờ phượng Đức Chúa Giavê là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

‚ Việc thờ phượng không phải chỉ có hình thức bên ngoài mà phải có sự thánh thiện trong tâm hồn, phải sống đạo thật lòng qua cố gắng yêu mến và vâng phục Thiên Chúa.

ƒ Sống công bằng, không bóc lột làm hại người nghèo.

„ Đời sống tội lỗi, bất trung với giao ước sẽ dẫn đến kết cục bi thảm là cuộc lưu đầy khổ nhục.

… Thiên Chúa không bỏ rơi nhưng sẽ sai Đấng Cứu Thế đến giải thoát những người bị lưu đầy.

c- Cách thức các ngôn sứ sử dụng để trình bầy sứ điệp :

Các ngôn sứ trình bầy sứ điệp của Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời nói (nhắc nhở, trách mắng, đe doạ, khuyến dụ, an ủi…) mà còn bằng những hành động tượng trưng (Akhigia xé áo : 1V 1130, Isaia để mình trần : Is 203, Giêrêmia đập vỡ bình gốm : Gr 19, mang ách : Gr 27, mua đất : Gr 32 …) và bằng chính đời sống của mình (Giêrêmia không có vợ con : Gr 16, Hôsê cưới người vợ hư hỏng, …).

d- Hai nhóm ngôn sứ văn sĩ :

Tuỳ theo tác phẩm dài hay ngắn mà các ngôn sứ văn sĩ được chia thành hai nhóm :

 

Tóm lược chương 4

 

Tội lỗi của vua Salômon là nguyên nhân dẫn đến cảnh đất nước phân ly hai miền nam-bắc (Israel – Giuđa) vào năm -931.

Các vua và dân chúng ở cả hai miền nam bắc đều được Thiên Chúa dạy bảo qua các ngôn sứ. Những điều các ngôn sứ nhắc đi nhắc lại là : từ bỏ ngẫu tượng và tội lỗi, ăn ở công bằng với tha nhân và sống trung thành với tình yêu của Thiên Chúa.

 

Câu hỏi thảo luận chương 4

1.  Trong xã hội hôm nay chúng ta có còn bị cám dỗ tôn thờ những ngẫu tượng như dân Do Thái ngày xưa không ?

2.   Nếu có chúng ta phải làm gì ?

 

 


Lịch Sử ơn Cứu Độ