MÔI TRƯỜNG MỚI

Lm Giuse Nguyễn hưng Lợi, DCCT

 

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Gioan-Phaolô II :”Hãy ra khơi”, TMV 2003 khuyến khích các tín hữu : “Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới” (số 8).

 

MẢNH ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC GIEO TRỒNG:

 

Sau nhiều năm mong đợi, Thiên Chúa đã sai Con của Người sinh ra bởi một người nữ do quyền năng của Chúa Thánh Thần và người ấy là Maria đã đản sinh Chúa Giêsu tại Bêlem, thuộc nước Do Thái. Đây là một dân được Chúa tuyển chọn, nhưng khi Chúa Giêsu được sinh ra tại đất nước họ, họ đã không nhận ra Ngài và không đón nhận Ngài như thánh sử Gioan đã viết: “ Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”( Ga 1, 11 ). Nhưng dù nhiều người không tiếp rước, không nhận biết Chúa, Chúa Giêsu đã thực hiện ý định của Thiên Chúa Cha. Ngài đã bắt đầu khai mạc sứ mạng công khai của mình là giới thiệu nước trời, kêu mời nhân loại: “ Sám hối và tin vào Tin Mừng “( Mc 1, 14-15 ). Ngài kết nạp các môn đệ để các môn đệ cùng đi rao giảng với Ngài. Rõ ràng mảnh đất Do Thái đã được tung vãi Tin Mừng và Phúc âm vẫn thuật lại rằng: “ Chúa Giêsu rảo khắp các làng mạc, đi khắp mọi nơi để loan báo nước Thiên Chúa”. Như thế, các mảnh đất như Giuđêa, Galilêa, PalestinaD, Giêrusalem và nhiều nơi khác nữa đã được Chúa Giêsu và đặc biệt là các môn đệ gieo Tin Mừng, loan báo nước trời sau khi Chúa Giêsu chết, phục sinh, về trời, sai Thánh Thần xuống. Tin Mừng đã tới nhiều nơi trên thế giới: đó là những mảnh đã được đón nhận Lời của Chúa. Những mảnh đất có lúc phì nhiêu, sinh hoa kết quả tươi tốt, nhưng cũng có lúc, có nơi bị khựng lại vì đất cằn cỗi, thiếu điều kiện sinh sôi nẩy nở, con người có lúc như bịt tai lại không chịu lắng nghe và đón nhận Lời rao giảng. Do đó, văn kiện Evangelii nuntiandi, thường nói tới  việc” tái loan báo Tin Mừng” vì nó có liiên quan tới thách đố mới mà thế giới hôm nay đang đặt ra cho sứ mạng của Giáo Hội ( Gioan Phaolô II, Bước qua ngưỡng cửa Hy Vọng “. Đức Thánh Cha cũng nói  Thông điệp Redemptoris missio đề cập tới” một mùa xuân mới của công việc Phúc âm hóa”. Đây là bản văn đề ra một sự tổng hợp hiện tại hóa của những nguyên tắc mang sinh khí lại cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay( Có thể chấp sự thách đố của cuộc tái loan báo Tin Mừng chăng ? Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ). Thật có lý khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi phải tái phúc âm vì các mảnh đất, các nơi đã được nghe Tin Mừng đang bị lâm nguy bởi vấn đề tục hóa, văn minh không Kitô và nhiều lý thuyết phản Kitô vv…

 

HÃY RA ĐI…

 

Giáo hội làm công việc Phúc âm hóa, Giáo hội loan báo Chúa Kitô” là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống “, là Trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người. Mặc dù những yếu đuối của con người, Giáo Hội tỏ ra không mệt mỏi trong việc rao giảng Phúc Aâm (Đức Gioan-Phalô II, Bước qua ngưỡng cửa của Hy Vọng). Đức Thánh Cha viết tiếp:” Mỗi ngày Giáo Hội mỗi bắt đầu lại cuộc chiến đấu chống lại  tinh thần của thế gian này. Đó không là gì khác ngoài việc chiến đấu để chiếm được tâm hồn của thế giới. Đúng thế, nếu một đàng Phúc Aâm đã hiện diện và công cuộc Phúc Aâm hóa vẫn tiếp tục, thì đàng khác sự mạnh mẽ phản lại Phúc Aâm không bao giờ chịu thua “.

 

Cho nên, Công đồng Vaticanô II đã nói lên nguyên lý khi khẳng định:” Giáo Hội có bản tính thừa sai” (TG 2 ). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng nói:” Giáo Hội sống trong tình trạng thừa sai đời đời “. Công đồng  Vaticanô II trong sắc lệnh về hoạt động truyền giáo đã viết:” Đến với các dân ngoại, đó là sứ mạng Chúa trao cho Hội Thánh để trở thành” bí tích cứu rỗi muôn dân”( Hội Thánh, 48).Sứ mạng của Hội Thánh thật lớn lao và cấp bách vì đâu đâu cũng cần được loan báo Tin Mừng. Đức Kitô đã chẳng bảo Phêrô rằng” Ra khơi mà thả lưới đánh cá”( Lc 5, 4 ). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong bài giảng ngày 4/4/1987 tại Puerto Montt, Chilê đã giải thích đoạn Tin Mừng này như sau:” Khi đó, đối với Phêrô, cái ‘ khơi ‘ ấy chỉ là khối nước của hồ Ghênêsarét. Sau này, dần dần, một chân trời bao la, bao trùm cho đến tận cùng trái đất, ăn liền với đại dương vô tận là những mầu nhiệm của Thiên Chúa và với biển cả là các linh hồn đang chờ ơn cứu rỗi từ Thiên Chúa mới sẽ được vén mở trước mắt các tông đồ  - ngư phủ. Những linh hồn kia là những người nam người nữ có cõi lòng đơn sơ. Họ đặt niềm tin tưởng vào Chúa. Họ chèo lái trên những biển cả, đôi khi đang bão táp của cụộc đời, kiếm tìm một  hải đăng hướng dẫn mình, một niềm hy vọng khả dĩ mang lại ý nghĩa cho bước đường đời của họ. Đức Kitô, Đấng tạ ơn cha vì Người đã mạc khải những mầu nhiệm nước trời” cho những kẻ bé mọn”( Mt 11, 25 )kêu gọi chúng ta mở lòng cho sứ điệp của Ngài, vì ‘ sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người ‘( 1 Co 1, 25 ). Từ thế hệ này sang thế hệ kia, những người kế vị các ngư phủ tông đồ cậy đến cùng một sự khôn ngoan và cùng một sức mạnh ấy của Thiên Chúa. Những vị đã mang ánh sáng Tin Mừng đến và những kẻ ngày nay đang mang ánh sáng ấy

 

HÃY MẠNH DẠN ĐẾN VỚI NHỮNG MÔI TRƯỜNG MỚI

 

Đến với những môi trường đang cần ánh sáng Tin Mừng đó là một trong các điểm thư mục vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2003 đã đề cập tới.

 

Trong số 8 này, các Đức Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi dân Chúa tại Việt Nam:” Hãy mạnh dạn đến với những môi trường mới “.

 

Lời kêu gọi này có tính cách khẩn thiết như một lệnh truyền của Đức Giêsu phục sinh và như lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong sứ điệp kết thúc của cuộc gặp gỡ toàn quốc của Giáo Hội Cuba năm 1986:” Chúng tôi muốn là một Giáo Hội truyền giáo, lắng nghe ( với một sự dấn thân được đổi mới ) tiếng của chủ mình kêu gọi mình đến tận cùng trái đất và sai phái mình đi rao giảng cho mọi người. Một Giáo Hội do sứ mạng của mình, mở ra với mọi người một cuộc đối thoại” sinh ra trong sự thinh lặng, lớn lên trên thập giá và diễn tả ra trong niềm vui phục sinh”, trong ý thức rằng Thiên Chúa llà Cha chung và Chúa mình là người anh phổ quát. Và vững tin rằng” Thần khí muốn thổi đâu thì thổi “. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng lập lại lệnh truyền của Chúa Giêsu sống lại:” Các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân…dạy chúng giữ hết mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi”( Mt 28, 19-20 ). Ý thức về một trách nhiệm lớn lao như thế, anh chị em phải coi là của mình nỗi lo tông đồ của thánh Phaolô khi Người kêu lên:” Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” ( 1 Co 9, 16 ). Và cũng như vị tông đồ ấy căn dặn, anh chị em phải rao giảng Lời ‘ lúc thuận cũng như lúc nghịch ‘ ( 2 Tm 4, 1-2 ), hoàn toàn xác tín về sức mạnh cố hữu của sự thật mà Hội Thánh tuyên xưng từ hai ngàn năm nay (Diễn từ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại thủ đô Uraguay ngày 31/3/1987 ). Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II làm vang vọng lệnh truyền của Chúa phục sinh:” Hãy đi tận cùng thế giới “.  Đi tận cùng thế giới, khắp cùng mặt đất có nghĩa là không chừa chỗ nào, không bỏ sót chỗ nào, chỗ nào cũng phaiû được loan báo Tin Mừng khi bước chân của các thừa sai có thể đặt chân tới được, dù lúc thuận hay lúc nghịch. Lệnh truyền của Đức Kitô sống lại và lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II làm sáng tỏ hơn lời mời của các đức Giám Mục Việt Nam:” Hãy mạnh dạn đến với môi trường mới “, đặc biệt cho châu Á mênh mông và nhiều nơi ngay tại quê hương Việt Nam mến yêu. Trong tông huấn Giáo Hội tại châu Á, Đức Cha Gioan Phaolô II viết:” Tại châu Á, quê hương của các tôn giáo lớn, nơi mà không những nhiều cá nhân mà có khi cả một dân tộc đang khát khao sự thần thiêng, Giáo Hội được kêu gọi hãy trở thành một Giáo Hội cầu nguyện, và có đời sống thiêng liêng sâu xa, ngay cả khi phải dấn thân phục vụ những nhu cầu cấp thiết của con người và xã hội. Mọi Kitô hữu phải sống một linh đạo truyền giáo đích thực trong việc cầu nguyện và chiêm niệm “. Đức Thánh Cha viết tiếp:” …Tin Mừng cứu độ chỉ có thể được loan báo một cách thành công tại châu Á, khi chính các Giám Mục, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân đang rực lửa yêu mến Đức Kitô và bừng cháy lòng nhiệt thành làm cho Ngài được nhiều người nhận biết hơn, yêu mến sâu xa hơn và đi theo sát hơn”.

 

Đến với những môi trường đang cần ánh sáng Tin Mừng như thư mục vụ 2003 của các Đức giám Mục Việt Nam nói đến là những môi trường địa lý chưa bao giờ được nghe rao giảng Tin Mừng, những vùng đất chưa in dấu chân nhà truyền giáo. Đó là những môi trường văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật…Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của Tin Mừng ( TMV 2003, số 8 ). Đây là những vùng, những nơi, những đất nước, những lãnh vực chưa được loan báo, rao giảng và thấm nhuần Tin Mừng. Tất cả những nơi này, những lãnh vực này, cần được con người có đức tin, có lửa yêu mến Chúa và lửa rực cháy của Chúa Thánh Thần, để con người mạnh dạn, can đảm rao giảng, giới thiệu nước trời. Thư mục vụ kêu gọi người Kitô hữu Việt Nam hãy mạnh dạn đến với tất cả những nơi ấy. Điều này càng minh chứng hùng hồn lời mở đầu của sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong Hiến Chế:’ Vui mừng và Hy vọng”: Nhưng trong hiện tại, hoàn cảnh nhân loại đã đổi mới, Giáo Hội là muối đất và ánh sáng thế gian( Mt 5, 13 ) lại càng được khẩn cấp mời gọi cứu vớt và canh tân mọi tạo vật, ngõ hầu trong Chúa Kitô mọi sự được tu bổ và mọi người được sum họp thành một gia đình và một dân Chúa( Gaudium et Spes, 1 ). Rồi thư mục vụ 2003 viết tiếp:” Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng”. Như thế lời của thánh Phaolô lại làm cho ta suy nghĩ hơn nữa:” Làm sao kêu lên với Đấng mà người ta không tin ? Làm sao tin Đấng mà người ta không được nghe ? Làm sao mà nghe nếu không có người rao giảng ? Làm sao mà rao giảng, nếu người ta không được sai đi ? ( Rm 10, 14-15 ). Thư mục vụ 2003 lại viết tiếp:” Hãy hiện diện trong mọi môi trường của nhân loại, vì không có gì của con người mà xa lạ với Hội Thánh ( x. Gaudium et Spes 1 ). Hội Thánh phải loan báo Chúa Kitô trở nên tất cả cho mọi người. Tin Mừng phải hội nhập vào mọi lãnh vực của con người “( thư mục vụ 2003, số 8 ). Như lời công đồng Vaticanô II đã dậy trong hiến chế  Vui mừng và Hy vọng, các Đức Giám Mục Việt Nam mời gọi toàn thể dân Chúa tại Việt Nam hãy mạnh dạn, can đảm như các tông đồ đi loan báo Tin Mừng:” Từ Giêrusalem, đến Giuđa, Samaria và khắp cùng trái đất”( Cv 1, 8 ; Lc 24, 47tt…). Đặc biệt các Đức Giám Mục Việt Nam mời gọi các Kitô hữu Việt Nam đáp lời kêu gọi” Ra Khơi “ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đi tới các vùng trong châu Á và ngay tại đất nước Việt Nam để rao giảng Tin Mừng. Phúc Aâm phải được thấm nhuần trong mọi nơi, mọi lãnh vực, mọi cuộc sống. Trong tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, Đức Thánh Cha đã nói tới một châu Á rộng mênh mông, với dân số đông đảo, với những tín ngưỡng lớn khác nhau, với những nền văn hóa lâu đời và những thể chế chính trị cũng khác nhau, nhưng châu Á vẫn sẵn sàng đón nghe Tin Mừng như lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế đã viết:” Thiên Chúa đang mở ra trước mắt Giáo Hội những chân trời của một nhân loại đã sẵn sàng đón nhận hạt giống Tin Mừng “ và Đức Thánh Cha viết tiếp:” Quang cảnh một chân trời mới, đầy hứa hẹn ấy, tôi thấy đang thực hiện tại châu Á này, nơi Đức Giêsu đã chào đời và Kitô giáo được khai sinh “( Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu, 9 ).

 

Đến với những môi trường đang cần ánh sáng Tin Mừng và hãy mạnh dạn đến những môi trường mới là lời kêu mời và là lệnh truyền giáo của các Đức Giám Mục Việt Nam cho toàn thể dân Chúa tại Việt Nam. Với một quê hương hơn 70 triệu dân trong đó chỉ có gần 7 triệu là Kitô hữu, việc loan báo Tin Mừng là một công việc khẩn trương và thúc bách. Công việc rao giảng Tin Mừng không chỉ là công việc của các thừa sai, các Giám Mục, các linh mục, tu sĩ nam nữ mà việc rao giảng Tin Mừng là công việc của toàn thể dân Chúa. Do đó , trong bài suy niện thứ 9 của Đức hồng y Phanxicô xavie Nguyễn văn Thuận khi đó còn là Tổng Giám Mục vào tháng 3 năm Thánh 2000 đã giảng cho Giáo Triều Roma, Ngài nói:” Khi trở thành một với tất cả, khi can đảm xem mỗi người như là người thân cận, như là người anh em, kể cả khi bề ngoài họ đáng khinh bỉ nhất hay chính họ là kẻ thù, chúng ta thực thi nội dung nòng cốt của Tin Mừng: trong thập giá Đức Giêsu, Thiên Chúa tới gần từng người ở xa Ngài và cống hiến cho họ ơn tha thứ và cứu độ. Do đó rao truyền Tin Mừng không phải là một nhiệm vụ chỉ được trao phó cho các thừa sai, mà là nòng cốt của cuộc sống Kitô hữu. Tin Mừng của một Thiên Chúa gần gũi chỉ có thể nhận ra, nếu chúng ta sống gần gũi với tất cả mọi người” và Đức Hồng Y Thuận viết tiếp:” Nhiệm vụ loan báo Tin Mừng ngày nay thúc đẩy chúng ta ngồi vào bàn đối thoại để tìm kiếm những điểm chung, bắt đầu từ trong lòng Giáo Hội, đến anh chị em của các Giáo Hội và các cộng đoàn tôn giáo khác. Cuộc đối thoại này cũng hướng tới các tôn giáo lớn khác, và thiết lập các mối dây bằng hữu và cộng tác với cả những người không tuyên xưng một niềm tin tôn giáo nào, cũng như không loại bỏ những người chống đối Giáo Hội và bách hại Giáo Hội bằng nhiều cách khác nhau.” Chúng ta tất cả đều được mời gọi trở thành anh chị em với nhau”, như khẳng định trong hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng( số 9 ).

 

Thư mục vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2003 đã kêu gọi toàn thể dân Chúa tại Việt Nam “ hãy mạnh dạn đến với môi trường mới “. Mảnh đất quê hương Việt Nam cũng đang cần được loan báo Tin Mừng vì còn rất nhiều nơi, nhiều chỗ, bước chân của các thừa sai chưa đặt tới, còn rất nhiều làng, nhiều xóm, dân chúng vẫn chưa được nghe loan báo Tin Mừng. Mọi chỗ, mọi nơi, dân chúng đang sẵn sàng lắng nghe và đón nhận Tin Mừng. Xin cho mọi Kitô hữu biết chóng vánh và mau mắn ra đi và ra khơi như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi.

Đức Hồng Y Thuận cũng xác tín mãnh liệt rằng:” Thật là một đặc ân đối với tôi vì được tham dự vào công trình vĩ đại này. Qua cuộc sống và công việc từ nhiều năm nay trong Giáo Triều Roma, tôi sung sướng chứng kiến nhiều việc kỳ diệu mà Chúa Thánh Thần thực hiện hằng ngày để đem Tin Mừng tới mọi dân tộc, mọi văn hóa, mọi lối sống”.

 

Hãy ra khơi, hãy tiếp tục đi đánh cá. Ta hãy ra khơi nhân danh Chúa ! (Đức Gioan Phaolô II). Ta hãy can đảm, mau mắn đi đến những môi trường mới, những nơi đang cần ánh sáng Tin Mừng.


Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
Trở về Trang HỌC HỎI THƯ MỤC