Bải giảng của ĐTC Phan-xi-cô trong Thánh Lễ làm phép Dầu tại Đền Thờ Thánh Phê-rô sáng Thứ Năm Tuần Thánh 02.04.2015

 

Anh em Linh Mục thân mến,

 

Ta sẽ không ngừng đưa tay nâng đỡ, tay quyền năng củng cố vững vàng“ (Tv 89,22). Thiên Chúa đã nghĩ như thế khi Ngài tự nhủ: „Ta đã tìm ra nghĩa bộc Ða-vít, đã xức dầu thánh tấn phong Người“ (Tv 89,21). Cha trên trời của chúng ta cũng nghĩ như thế bất cứ khi nào Ngài „tìm ra“ một Linh Mục. Và Ngài còn bổ sung: „Ta sẽ yêu thương Người và giữ lòng thành tín… Người sẽ thưa với Ta: ´Ngài chính là Thân Phụ, là Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con được cứu độ!`" (Tv 89, 25.27).

 

Thật là tuyệt vời khi cùng với Vịnh Gia bước vào trong cuộc độc thoại của Thiên Chúa chúng ta. Ngài nói về chúng ta, những Linh Mục của Ngài, những Tư Tế của Ngài. Nhưng trong thực tế, đây hoàn toàn không phải là một cuộc độc thoại, Ngài không nói một mình: Đó là Thiên Chúa Cha, Đấng nói với Chúa Giê-su: „Bất cứ người bạn nào của Con mà họ yêu mến Con, đều có thể nói với Cha trong một cách thế đặc biệt rằng: ´Ngài là Cha của con`“ (xc. Ga 14,21). Và khi Thiên Chúa nghĩ nhiều tới điều đó thì Ngài sẽ lo lắng xem Ngài có thể giúp chúng ta thế nào, phải giúp sao đây, vì Ngài biết, sứ mạng xức dầu cho dân Chúa là sứ mạng rất nặng; nó đẩy chúng ta tới sự mệt mỏi và khổ cực. Chúng ta đã có kinh nghiệm về điều đó trong tất cả mọi hình thức: từ sự mệt mỏi theo thói quen của công việc mục vụ hàng ngày tới những mệt mỏi của bệnh tật và sự chết, sau cùng là sự kiệt sức trong việc làm chứng.

 

Đó là những mệt mỏi của Linh Mục! Anh em có biết rằng Cha vẫn thường nghĩ như thế nào đến những mệt mỏi của tất cả anh em không? Cha rất thường hay nghĩ tới điều đó và vẫn thường xuyên cầu nguyện cho điều đó, đặc biệt nhất là khi chính bản thân Cha cũng trở nên mệt mỏi. Cha cầu nguyện cho anh em là những người đang làm việc giữa Dân của Chúa được ủy thác cho anh em – tại rất nhiều nơi  mà ở đó hoàn toàn hoang vắng và nguy hiểm. Và sự mệt mỏi của chúng ta – các Linh Mục thân mến – được ví như là trầm hương âm thầm bay lên tới Thiên Đường (xc. Tv 141,2; Kh 8,3-4). Sự mệt mỏi của chúng ta sẽ đi thẳng tới con tim của Thiên Chúa Cha. Anh em hãy biết rằng, Mẹ Thiên Chúa sẽ phát hiện ra sự mệt mỏi này, và ngay lập tức, Mẹ sẽ làm cho Thiên Chúa quan tâm tới điều đó. Với tư cách là Mẹ, Mẹ sẽ rất hiểu mỗi khi con cái của Mẹ trở nên mỏi mệt, và Mẹ sẽ không nghĩ tới bất cứ điều chi khác. „Xin nồng nhiệt chào mừng con! Hãy nghỉ ngơi đi con của Mẹ. Sau đó chúng ta sẽ nói… Phải chăng con không phải là con của Mẹ ở đây?“ – Mẹ luôn luôn nói với chúng ta như thế mỗi khi chúng ta đến với Mẹ (xc. Evangelii gaudium, 286). Và tại Cana, Mẹ đã nói với Con của Mẹ thế nào: „Họ hết rượu rồi!“ (Ga 2,3). Và cũng sẽ xảy ra rằng, khi chúng ta cảm thấy gánh nặng của công việc mục vụ, chúng ta sẽ rơi vào cơn cám dỗ muốn ở yên trong bất kỳ cách thức nào đó, chẳng hạn như đó là một sự nghỉ ngơi không phải là một trường hợp của Thiên Chúa. Chúng ta đừng sa vào cơn cám dỗ ấy! Sự mệt mỏi của chúng ta rất quý giá trong cặp mắt của Chúa Giê-su, Đấng đón nhận chúng ta và tái làm cho chúng ta đứng dậy: „Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng“ (xc. Mt 11,28). Nếu một người biết rằng, khi mình đang mệt mỏi đến chết đi được, mình có thể quỳ xuống để tôn thờ và có thể nói: „Lạy Chúa, hôm nay đủ rồi“, và có thể quy phục trước mặt Thiên Chúa Cha, thì rồi người ấy cũng sẽ biết rằng, mình sẽ không ngã gục, nhưng sẽ được canh tân, vì ai đã xức cho Dân Chúa bằng dầu niềm vui, người ấy cũng sẽ được Thiên Chúa xứ dầu: Ngài biến tro bụi của họ thành vương miện, biến những giọt nước mắt của họ thành dầu hoan lạc tỏa hương ngào ngạt, biến sự buồn chán của họ thành những bài ca (xc. Is 61,3).

 

Chúng ta hãy bảo toàn tốt trong tâm trí mình rằng, chìa khóa dành cho sự phong nhiêu của đời Linh Mục hệ tại ở chỗ chúng ta nghỉ ngơi và cảm nhận thế nào, hệ tại ở chỗ Thiên Chúa đối xử với sự mệt mỏi của chúng ta như thế nào. Chẳng hề dễ dàng chút nào trong việc học để nghỉ ngơi! Ở đây, sự tín thác của chúng ta bắt đầu hoạt động và chúng ta hồi tưởng lại rằng, chúng ta cũng chính là những con chiên. Một số câu hỏi có thể có lợi đối với chúng ta.

 

Tôi có hiểu biết để nghỉ ngơi bằng cách tôi đón nhận Tình Yêu, đón nhận những điều không thể tránh khỏi và đón nhận tất cả mối thiện cảm mà dân Thiên Chúa trao cho tôi không? Hay tôi lại tìm kiếm công việc mục vụ theo những cách thức thư giãn nghỉ ngơi có tính trưởng giả, không phải là sự nghỉ ngơi thư giãn của những người nghèo, nhưng là sự thư giãn nghỉ ngơi mà xã hội tiêu thụ đang giới thiệu? Đối với tôi, Chúa Thánh Thần có thực sự là „sự nghỉ ngơi trong sự băn khoăn“ không, hay Ngài chỉ là Đấng tạo việc cho tôi? Tôi có hiểu biết về việc tôi phải xin một vị Linh Mục khôn ngoan giúp đỡ không? Tôi có hiểu về việc phải nghỉ ngơi khỏi chính con người của tôi, khỏi những mong đợi của tôi, khỏi sự tự mãn của tôi và khỏi sự ích kỷ của tôi không? Tôi có hiểu về việc tôi phải nói chuyện với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa Cha, với Đức Trinh Nữ Maria, với những người bạn của tôi và với những vị Thánh Bổn Mạng để tôi được nghỉ ngơi trong những yêu sách của các Ngài không – mà những yêu sách ấy rất êm ái và nhẹ nhàng -, trong sự hài lòng của các Ngài – những điều làm các Ngài hài lòng, để ở trong cộng đoàn của tôi -, trong những mối quan tâm và những tiêu chuẩn của các Ngài – mà chúng chỉ quan tâm tới một điều duy nhất là tôn vinh Thiên Chúa – hay không? Tôi có đưa ra bằng chứng và lên những kế hoạch trong cuộc độc thoại nội tâm của tôi bằng cách là tôi vẫn luôn ngẫm nghĩ về việc bào chữa cho mình, hay tôi tín thác vào Chúa Thánh Thần, Đấng dậy tôi về những gì tôi nên nói trong mỗi trường hợp không? Tôi có lo lắng và cố gắng hết sức trong những cách thế phóng đại, hay tôi tìm thấy sự nghỉ ngơi như Thánh Phao-lô trong khi tôi nói: „Tôi biết tôi tin vào ai“ (2 Tim 1,12)?

 

Một lần nữa, chúng ta hãy đi thẳng tới những sứ mạng của người Linh Mục mà Phụng Vụ hôm nay công bố cho chúng ta: mang Tin Mừng đến cho người nghèo, công bố ơn giải thoát cho các tù nhân, chữa lành những người mù lòa, đem lại tự do cho những người bị đánh đập và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa. Ngôn Sứ Isaia cũng nói về việc chữa lành cho những con người mà con tim của họ đã bị tan vỡ, và an ủi những người phiền sầu.

 

Đó không phải là những sứ mạng nhẹ nhàng, và chỉ mang tính bên ngoài, chẳng hạn như những hoạt động thủ công – xây dựng một hội trường mới cho Giáo xứ, hay kẻ những đường biên trên sân bóng đá cho trẻ em từ trung tâm giới trẻ… Những bổn phận được tuyển lựa bởi Chúa Giê-su bao hàm khả năng đồng cảm của chúng ta, đó là những bổn phận mà trong đó con tim của chúng ta được „thúc đẩy“ và được gây xúc động từ bên trong. Chúng ta vui mừng với những cặp uyên ương, mà họ sắp lập gia đình, chúng ta cười vui với một em nhỏ khi nó được mang tới để lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy; chúng ta đồng hành với những người trẻ mà họ đang chuẩn bị cho hôn nhân và gia đình; chúng ta dự phần vào sự đau khổ của những người mà họ đang lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu trên giường bệnh; chúng ta khóc với những người mà họ đang tiễn đưa người thân của họ tới huyệt mộ… Rất nhiều cảm xúc, rất nhiều mối thiện cảm đầy yêu thương đang làm mệt mỏi con tim các vị mục tử. Đối với Linh Mục chúng ta, những câu chuyện của nhiều người chúng ta không phải là một bản tin: Chúng ta quen biết những con người của chúng ta, chúng ta có thể đoán được điều gì đang diễn ra trong lòng họ, và trong khi chúng ta chịu đau khổ với họ, chúng ta sẽ bị xé vụn, bị chia ra thành từng ngàn miếng nhỏ, bị tấn công, và thậm chí có vẻ như còn bị người ta dùng để ăn uống: „Hãy cầm lấy mà ăn!“ Đó là lời mà vị Linh Mục của Chúa Giê-su phải không ngừng thủ thỉ khi Ngài chăm sóc cho các tín hữu của mình: hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống… Và như thế, đời sống Linh mục chúng ta được trao hiến trong sự phục vụ, trong sự gần gũi với dân Thiên Chúa… đó là điều luôn đưa đến sự mỏi mệt.

 

Giờ đây Cha muốn cùng với anh em nhận thức một cách thấu đáo về một số sự mệt mỏi mà Cha đã suy tư về chúng.

 

Đó là những nỗi mệt mỏi mà chúng ta có thể gọi là „sự mệt mỏi của con người, của số đông con người“: Đối với Chúa cũng như đối với chúng ta, sự mệt mỏi đó rất gian khổ, nhưng đó là một sự mệt mỏi tốt lành, một sự mệt mỏi đầy tràn hoa trái và niềm vui. Những con người đi theo Chúa, những gia đình mang con cái của họ đến với Ngài để Ngài chúc lành cho chúng; những người trẻ cảm thấy say mê đối với vị Thầy… họ không để cho Ngài có thời gian để ăn uống (xc. Mc 6,31). Nhưng Thiên Chúa không cảm thấy bị quấy rầy bởi sự tiếp xúc với con người. Trái lại: có vẻ như Ngài múc được một sức mạnh mới (xc. Evangelii gaudium, 11). Thông thường, sự mệt mỏi trong những công việc của chúng ta chính là một ân sủng mà tất cả các Linh Mục chúng ta  đều có „trong tầm tay“ (xc. Evangelii gaudium, 279). Nhưng điều này tuyệt vời biết là chừng nào: yêu thương con người, mến yêu các mục tử của họ và cần tới các Ngài. Dân Chúa không để cho chúng ta không có nhiệm vụ trước mắt, trừ khi người ta tự che giấu mình trong một văn phòng hay đi xuyên qua thành phố với các cửa xe được che kín. Và sự mệt mỏi này rất tốt, rất lành mạnh. Đó là sự mệt mỏi của một Linh mục mà khứu giác của con chiên đã thuộc về Ngài…, nhưng với nụ cười của người cha khi ông quan sát con cái hay cháu chắt của mình. Điều đó không có bất cứ thứ gì thuộc về những con người biết rõ mình với nước hoa đắt tiền và nhìn bạn từ xa và từ trên cao nhìn xuống (xc. Evangelii gaudium, 97). Chúng ta là những người bạn của chàng rể, mà chàng rể ấy là bạn của chúng ta. Khi Chúa Giê-su chăn đoàn chiên ở giữa chúng ta, thì rồi chúng ta không thể là những vị mục tử than vãn với khuôn mặt chua chát, và cũng không phải là những mục tử bị làm phát chán – điều còn tồi tệ hơn. Khứu giác của con chiên và những nụ cười của người cha … Vâng, rất mệt mỏi, nhưng với niềm vui của người lắng nghe Chúa nói: „Hãy đến đây hỡi những kẻ được Cha ta chúc phúc“ (Mt 25, 34).

 

Cũng có sự mệt mỏi mà chúng ta có thể gọi là „sự mệt mỏi của những kẻ thù“. Ma quỷ và những kẻ thuộc về chúng không bao giờ ngủ, và vì thế tai của chúng không chịu đựng được Lời Chúa, chúng làm việc không hề biết mệt mỏi để nghiến răng nghiến lợi nói ra điều đó cũng như để bóp méo nó. Để cản đường chúng, sự mệt mỏi ở đây trở nên khó nhọc hơn rất nhiều. Nhưng đó không chỉ là việc thực hiện một điều tốt đẹp – với tất cả mọi nỗ lực mà nó mang đến với chính mình -, nhưng người ta phải bảo vệ đoàn chiên và bảo vệ chính mình trong việc chống lại cái ác (xc. Evangelii gaudium, 83). Sự ác ranh mãnh hơn chúng ta, và nó có khả năng giật sập trong một khoảnh khắc duy nhất những gì chúng ta đã kiến tạo trong sự kiên nhẫn và với thời gian lâu dài. Ở đây người ta phải kêu xin ơn học cách vô hiệu hóa: vô hiệu hóa sự dữ, chứ không phải là nhổ bỏ cỏ dại, không phải là tự cho mình có quyền chẳng hạn như là quyền bảo vệ các siêu nhân trước điều mà chỉ một mình Thiên Chúa phải bảo vệ. Tất cả những điều đó sẽ giúp để không buông súng khi tận mắt chứng kiến tầm vóc của sự dữ cũng như khi chứng kiến sự ngạo nghễ của sự dữ. Lời Chúa dành cho những trạng huống mệt mỏi này là như sau: „Hãy can đảm lên, Thầy đã chiến thắng thế gian“ (Ga 16,33).

 

Với tư cách là điều cuối cùng – để bài giảng này không làm anh em buồn ngủ - cũng có „sự mệt mỏi của chính mình“ (xc. Evangelii gaudium, 277). Có lẽ đó là điều nguy hiểm nhất. Vì cả hai vấn đề khác đều đi tới chỗ rằng, chúng ta bị liên lụy, rằng chúng ta đi ra khỏi chính mình để xức dầu và tạo công việc cho mình (chúng ta là những người chăm sóc). Trái lại, sự mệt mỏi này liên lụy đến chính bản thân: nó là sự thất vọng về chính mình, nhưng nó không được nhìn thấy trong khuôn mặt với sự hạnh phúc thanh thản của người khám phá ra rằng, mình là một tội nhân và cần tới ơn tha thứ: Một con người như thế sẽ kêu cầu ơn tha thứ và tiến về phía trước. Đó là sự mệt mỏi mà dù „muốn hay không“ cũng nảy sinh ra từ việc người ta đã để cho mình bị lôi kéo rồi sau đó tiếc nuối củ hành củ tỏi bên Ai-cập; đùa giỡn với ảo ảnh để trở thành một cái gì đó khác. Cha thích gọi sự mệt mỏi này là „việc tán tỉnh với tinh thần thế tục“. Và khi một người ở một mình, người ấy sẽ nhận thấy nhiều lãnh vực đời sống đã bị thấm liễm tinh thần thế tục này như thế nào, và thậm chí chúng ta còn có cảm tưởng rằng, không có chiếc bồn nào có thể rửa sạch được chúng. Ở đây có thể là một sự mệt mỏi tồi tệ. Lời của sách Khải Huyền chỉ cho chúng ta thấy những nguyên nhân của sự mệt mỏi này: „Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất Tình Yêu thuở ban đầu“ (Kh 2,3-4). Chỉ có Tình Yêu mới trao tặng sự bình an. Điều gì người ta không yêu, điều đó làm cho người ta mệt mỏi, và về lâu về dài, cái đó sẽ gây mỏi mệt cho chính mình trong cách thức tồi tệ.

 

Hình ảnh sâu sắc nhất và huyền nhiệm nhất đối với cách thế như Chúa đối xử với sự mệt mỏi nơi công việc mục vụ của chúng ta, chính là cảnh rửa chân. „Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và người yêu thương họ đến cùng“ (Ga 13,1). Cha thích chiêm ngưỡng cảnh tượng này như là sự tắm rửa cho Tông Đồ Đoàn. Thậm chí Chúa đã thanh tẩy Tông Đồ Đoàn. Ngài „khiến cho chính bản thân mình trở thành một“ trong những vấn đề của chúng ta (xc. Evangelii gaudium, 24), Ngài đích thân rửa sạch bất cứ đốm bẩn nào, bất cứ khói bụi dầu nhớt nào của thế gian mà nó bám vào chúng ta trên con đường mà chúng ta đã quay trở lại nhân danh Ngài.

 

Chúng ta biết rằng, người ta có thể nhận xét qua việc quan sát bàn chân, như nó đứng chung quanh toàn bộ cơ thể chúng ta. Trong cách thức mà chúng ta đi theo Chúa như thế nào, sẽ biểu lộ cho thấy điều gì đang đứng chung quanh con tim chúng ta. Những vết thương nơi bàn chân, những sự trật khớp và sự mỏi mệt chính là một dấu chỉ cho việc chúng ta đã đi theo Chúa như thế nào, chúng ta đã đi trên con đường nào để phát hiện ra những con chiên đã bị thất lạc của Ngài, và cố gắng dẫn chúng về đàn trên cánh đồng xanh và chỗ nghỉ ngơi bên bờ suối mát trong (xc. Tv 23,2; Evangelii gaudium, 270). Thiên Chúa rửa sạch và thanh tẩy chúng ta khỏi tất cả những điều mà chúng bám đầy vào đôi chân chúng ta, vì chúng ta đi theo Ngài. Đó là sự thánh thiện. Ngài không cho phép nó bị dơ bẩn mãi. Ngài hôn lên những vết thương của chiến tranh như thế nào, thì Ngài cũng sẽ rửa sạch như thế đối với những điều dơ bẩn mà công việc đã để lại.

 

Tông Đồ Đoàn của Chúa Giê-su được rửa sạch bởi chính Thiên Chúa để chúng ta cảm thấy mình được phép „vui mừng“, „được thỏa mãn“, „được giải phóng khỏi sự sợ hãi và tội lỗi“, và như thế có can đảm để bung ra và đi đến „tận bờ cõi trái đất, đến tất cả những vùng ngoại vi“ (xc. Cv 1,8) hầu mang Tin Mừng này tới cho những người bị bỏ rơi nhất, trong sự ý thức rằng, „Ngài ở cùng chúng ta mọi ngày cho tới tận thế“ (xc. Mt 25,20). Và như vậy thì chúng ta hãy học hỏi để trở nên mỏi mệt, nhưng mỏi mệt trong cách thế tốt lành!

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội