Bài Giáo Lý của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 27.05.205: GIA ĐÌNH – Mục 16. Sự Đính Hôn

 

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một ngày tốt đẹp!

 

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục loạt bài Giáo Lý về gia đình, và chúng ta sẽ hướng tới đề tài „Sự Đính Hôn“. Sự Đính Hôn – mà nó có thể thấy rõ ngay trong cách dùng từ ngữ – đứng trong mối liên hệ với sự tín thác, sự thân mật, và tính bền vững. Nó là sự tin tưởng đối với ơn gọi mà Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta, vì trước hết, đời sống hôn nhân chính là việc khám phá ra tiếng gọi của Thiên Chúa. Việc những người trẻ trong thời đại hôm nay có thể quyết định kết hôn dựa trên nền tảng của Tình Yêu hỗ tương, chắc chắn là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, ngay cả sự tực do gắn bó cũng đòi hỏi một sự hài hòa có ý thức trong việc đưa ra quyết định; chứ không phải chỉ là một sự đồng thuận dựa trên sự hấp dẫn, và trên cảm giác, chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc và trong một thời gian ngắn. Nó đòi hỏi một con đường.

Nói theo một cách khác, việc Đính Hôn chính là thời gian mà trong đó hai người được kêu gọi hoàn thành một công việc đặc biệt trong Tình Yêu; một Tình Yêu tham dự và chia sẻ mà nó đi vào trong chiều sâu. Dần dần người ta sẽ học hiểu lẫn nhau, nghĩa là người nam „học hỏi“ về người nữ, bằng cách là người nam học hỏi từ nơi người nữ ấy: sự Đính Hôn của anh; và người nữ „học hỏi“ về người nam, bằng cách là người nữ học hỏi từ nơi người nam: Sự Đính Hôn của cô. Chúng ta đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc học hỏi ấy: Đó là một nỗ lực tuyệt vời mà chính Tình Yêu đòi hỏi; sự nỗ lực ấy nhiều hơn là một niềm hạnh phúc khách quan, một cảm giác mê hoặc… Trình thuật Kinh Thánh mô tả về toàn bộ công trình sáng tạo như là một công việc tuyệt vời của Tình Yêu Thiên Chúa; trong sách Sáng Thế, chúng ta đọc thấy rằng: „Thiên Chúa thấy tất cả những gì Ngài đã dựng nên đều tốt đẹp“ (St 1,31). Mãi cho tới khi kết thúc, Thiên Chúa mới „nghỉ ngơi“.  Hình ảnh này làm cho chúng ta nhận thức được rằng, Tình Yêu Thiên Chúa, tức Tình Yêu đưa đến sự phát sinh của thế giới, không phải là một tính khí tùy hứng. Không! Nó là một công việc tuyệt vời. Tình Yêu Thiên Chúa sáng tạo nên những điều kiện cụ thể cho một sự dứt khoát và chắc chắn, và cho sự bền vững của một khế ước được xác định.

Khế ước Tình Yêu giữa người chồng và người vợ, tức khế ước cuộc sống, không được ký kết một cách ứng khẩu, không phải chỉ từ ngày hôm nay sang ngày hôm sau. Không có hôn nhân hỏa tốc: Người ta phải làm việc trong Tình Yêu, phải đi một con đường. Khế ước Tình Yêu giữa người chồng và người vợ chính là điều phải học và phải tinh luyện. Cha tự cho phép mình nói về một khế ước được tạo ra theo cách thủ công. Từ hai cuộc sống, giờ đây trở thành một. Đồng thời đó cũng là một phép mầu, một phép mầu của sự tự do và của con tim, nó được ủy thác cho Đức Tin. Ở điểm này, có lẽ chúng ta phải cố gắng hơn nữa, vì „những tọa độ tình cảm“ của chúng ta đôi khi bị rơi vào sự lầm lẫn. Ai đòi hỏi tất cả và ngay tức khắc, người ấy sẽ lập tức bỏ cuộc, ngay khi gặp những khó khăn đầu tiên (hay cơ hội đầu tiên). Sẽ không có niềm hy vọng cho sự tín thác và sự trung thành của sự trao hiến chính bản thân mình, nếu như thói quen áp đảo việc sử dụng Tình Yêu như một loại „bổ sung chế độ ăn uống“ cho sức khỏe tâm thể lý. Đó không phải là Tình Yêu! Sự Đính Hôn sẽ soi sáng cho ý muốn cùng bảo vệ một điều chi đó, nó không bao giờ được phép bị mua hay bị bán, bị phản bội hay bị ruồng rẫy, cũng như có thể trở thành một sự chào hàng để gạ gẫm. Trong mối liên hệ với giao ước, đôi khi Thiên Chúa cũng sử dụng tới thuật ngữ Đính Hôn để nói về giao ước với dân của Ngài. Trong sách Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a, trong những trình bày về việc gạt bỏ dân ra khỏi Ngài, Thiên Chúa đã nhắc tới thời gian khi dân là „hôn thê“ của Chúa, và diễn tả điều ấy với những lời sau: „Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn“ (Gr 2,2). Thiên Chúa đi trên con đường của sự Đính Hôn này; sau đó, Ngài đã thực hiện một lời hứa: chúng ta đã nghe về lời hứa ấy ngay từ lúc bắt đầu cuộc hội kiến này; nó có nguồn gốc từ sách Ngôn Sứ Hô-sê: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa“ (Hs 2,21-22). Thiên Chúa đi với dân Ngài trên một đoạn đường Đính Hôn lâu dài. Cuối cùng, Thiên Chúa đã cưới dân của Ngài trong Chúa Giê-su Ki-tô: Trong Chúa Ki-tô, Ngài kết hôn với Giáo hội. Dân Chúa chính là tân nương của Chúa Giê-su. Con đường này quả thật là lâu dài! Trong nền văn chương của mình, những người Ý anh chị em đang có hơn một kiệt tác: Promessi Sposi – Những người được hứa hôn – của nhà văn người Ý Alessandro Manzoni. Những người trẻ cần phải học biết và đọc tác phẩm ấy; kiệt tác này chính là câu chuyện của hai người được hứa hôn phải trải qua rất nhiều đau khổ, đã đi qua một quãng đường được đánh dấu bởi rất nhiều khó khăn to lớn, nhưng cuối cùng thì họ cũng đạt tới được mục đích của mình: Đám Cưới. Điều này làm cho anh chị em lưu tâm tới kiệt tác đã được đưa ra giới thiệu bởi văn chương Italia. Hãy tiến lên phía trước, hãy đọc nó, và anh chị em sẽ nhận ra vẻ đẹp, nhận ra sự đau khổ, nhưng cũng nhận ra sự thủy chung của những người được hứa hôn.

Với sự khôn ngoan của mình, Giáo hội bảo vệ sự khác biệt giữa thời gian Đính Hôn và thời gian đã lập gia đình. Hai thời gian đó không giống nhau; vì sự tinh vi và sự sâu xa của cuộc thẩm tra này. Chúng ta hãy tự bảo vệ mình trước việc coi thường giáo huấn ấy bởi tấm lòng nhẹ dạ, vì giáo huấn này cũng được tiếp liệu từ kinh nghiệm của Tình Yêu hôn nhân được sống một cách hạnh phúc. Những biểu tượng có sức biểu cảm của thân thể chứa đựng chiếc chìa khóa đối với linh hồn: chúng ta không thể cư xử một cách thiếu thận trọng với những gắn bó có tính xác thịt mà không gây ra những vết thương vĩnh viễn cho tâm hồn (xc 1Cor 6,15-20).

Dĩ nhiên, nền văn hóa và xã hội ngày nay hình như đã trở nên thờ ơ lãnh đạm đối với sự mỏng giòn và tính nghiêm túc của trạng thái chuyển tiếp này. Mặt khác, không thể được nói về sự đại lượng đối với những người trẻ mà họ đang dự tính một cách nghiêm túc trong việc đặt nền móng cho một ngân sách chi tiêu và một gia đình. Trái lại, thường thì vô vàn những rào cản nơi bản tính thiêng liêng và thực tiễn lại được đặt ra cho họ trên con đường. Sự Đính Hôn chính là một giai đoạn cuộc sống, nó phải chín mùi giống như trái cây. Nó là một con đường dần dần phát triển trong Tình Yêu cho tới khoảnh khắc làm đám cưới.

Những khóa học chuẩn bị cho đời sống hôn nhân chính là một sự diễn tả đặc biệt của việc chuẩn bị. Chúng ta vẫn thấy có nhiều cặp hôn nhân đến với khóa học này có lẽ hơi bị miễn cưỡng một chút. „Nhưng các Linh mục này đang tạo điều kiện cho chúng ta tham dự một khóa học! Tại sao lại phải thế? Chúng ta đã biết câu trả lời rồi!“ – và họ không thích đến nữa. Nhưng sau đó thì họ lại vui và cám ơn, vì trong thực tế họ có thể nhận ra ở đó một cơ hội – thường là đặc biệt – cho một suy tư không hề tầm thường về kinh nghiệm của họ. Thực ra, có lẽ nhiều cặp hôn nhân cũng đã trải qua với nhau nhiều thời gian thân mật, đôi khi sống cùng nhau, nhưng thực sự không hiểu gì về nhau. Xem ra có vẻ hiếm, nhưng kinh nghiệm chỉ cho thấy rằng, nó vẫn thường xảy ra như thế. Vì vậy, thời gian Đính Hôn phải được tái đánh giá như là thời gian của sự học làm quen với nhau và của việc cùng tham gia vào một kế hoạch. Con đường chuẩn bị đời sống hôn nhân, từ khía cạnh này, phải được bài trí và cũng nên trở thành một chứng tá đơn giản nhưng cô đọng của hôn nhân Ki-tô giáo. Ngay cả ở đây, điểm nhấn cũng nên nằm trên những điều chính yếu: ý thức chung để tái khám phá ra Kinh Thánh, ra việc cầu nguyện mà nó được sống trong chiều kích Phụng Vụ của nó, cũng như là „Lời Cầu Nguyện Tại Gia“ trong gia đình, khám phá ra các Bí Tích, khám phá ra việc sống các Bí Tích, khám phá ra Bí Tích Hòa Giải mà trong đó Chúa Giê-su đến và bao trùm trên ngôi nhà của những người đã Đính Hôn, và chuẩn bị cho những người này trước việc đón nhận lẫn nhau một cách thực sự „với ân sủng của Chúa Ki-tô“; cũng như khám phá ra tình huynh đệ đối với những người nghèo, những người thiếu thốn mà họ đang chỉ cho chúng ta thấy sự khiêm tốn cũng như sự sẻ chia. Nếu cả hai người được Đính Hôn đều cố gắng trong chuyện đó, thì họ sẽ lớn lên. Vì thế, điều này sẽ dẫn tới một sự chuẩn bị cho một đám cưới đẹp đẽ và khác với tinh thần thế tục, nhưng là Ki-tô giáo! Chúng ta hãy nghĩ tới những lời này của Chúa khi Ngài mô tả về dân của Ngài như là vị „hôn phu“ và „hôn thê“: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa“ (Hos 2,21-22). Bất cứ cặp đính hôn nào cũng có thể nghĩ tới những lời trên và nói với nhau: „Anh/em sẽ lập với em/anh một hôn ước“. Hãy chờ đợi khoảnh khắc ấy; khoảnh khắc ấy chính là một con đường, mà trên đó người ta từ từ tiến về phía trước, nhưng chũng là một con đường trưởng thành dần dần. Những chặng đi của quãng đường này không được phép bị bỏ quên. Sự trưởng thành dần dần sẽ diễn ra từng bước.

Trong thực tế, thời gian Đính Hôn có thể là một thời gian khánh thành, nhưng trong việc gì? Trong sự ngỡ ngàng! Trong sự sửng sốt trước những hồng ân thiêng liêng mà với chúng, thông qua Giáo hội, Thiên Chúa khuếch chương đường chân trời của gia đình mới, mà gia đình ấy muốn sống trong phúc lành của Ngài. Giờ đây, Cha mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện với Thánh Gia Nazareth: Chúa Giê-su, Thánh Giu-se và Đức Mẹ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho gia đình biết đi trên con đường chuẩn bị ấy, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đã được Đính Hôn. Tất cả chúng ta hãy cùng đọc một Kinh Kính Mừng để cầu xin Đức Mẹ cho tất cả những người đã được Đính Hôn. Ước chi họ sẽ nhận ra được vẻ đẹp của việc bổ sung này đối với đời sống hôn nhân.

 

[Kính Mừng Maria…].

 

Cha xin kính chúc tất cả những người đã được Đính Hôn đang hiện diện tại quảng trường này một „con đường Đính Hôn tốt đẹp!“

 

Vatican ngày 27 tháng 05 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 

 


Văn Kiện Giáo Hội