Bài Giáo Lý của ĐTC Phan-xi-cô trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 03.06.2015: GIA ĐÌNH – Mục 17. Gia Đình và sự Nghèo Túng

 

Anh chị em thân mến!

 

Trong phạm vi những cuộc gặp gỡ của chúng ta vào thứ Tư hàng tuần, mà hiện tại chúng ta đang dành thời gian để chiêm ngưỡng về gia đình, và ngày hôm nay, việc chiêm ngưỡng này cũng sẽ được tiếp tục. Bài Giáo Lý hôm nay hình thành nên điểm xuất phát cho những suy tư về tính dễ bị tổn thương của gia đình; về những hoàn cảnh sống mà chúng có ý nghĩa như là một sự thử thách đối với gia đình. Gia đình đang bị liên lụy bởi vô vàn những vấn đề mà chúng đang thách thức gia đình. Một trong những sự thử thách này chính là sự nghèo túng. Chúng ta hãy nghĩ tới nhiều gia đình đang sống tại những vùng ngoại ô của những thành phố lớn, hay trong những vùng nông thôn… Sự nghèo nàn và tình trạng đổ nát thật to lớn biết chừng nào! Tình trạng này còn trở nên tồi tệ hơn tại những nơi xảy ra chiến tranh. Chiến tranh luôn luôn là một cái gì đó khủng khiếp. Chiến tranh liên quan trước hết tới những thường dân, tới các gia đình. Chiến tranh thực sự là „cha của mọi sự nghèo túng“; nó làm cho các gia đình bị bần cùng hóa, nó chính là một con mãnh thú to lớn đối với sự sống con người, đối với các tâm hồn và đối với những cảm giác thánh thiêng và đáng yêu nhất của mối thiện cảm.

Mặc dầu thế, nhiều gia đình nghèo vẫn cố gắng đặt cuộc sống hằng ngày của mình vào trong phẩm giá, vẫn cố gắng tín thác vào phúc lành của Thiên Chúa. Tuy nhiên, mẫu gương ấy không được phép biện hộ cho sự thờ ơ lãnh đạm của chúng ta, nhưng đúng hơn, nên nâng cao sự xấu hổ của chúng ta khi tận mắt chứng kiến sự nghèo túng ghê gớm! Việc có nhiều gia đình vẫn đang tiếp tục phát sinh ngay từ trong giữa sự nghèo đói, và nhân tính riêng biệt đang bảo vệ những mối liên kết của họ theo những khả năng tốt nhất, có thể được coi là một phép lạ. Sự kiện này đang chọc tức bất cứ nhà lập kế hoạch phát triển nào muốn nhìn xem những mối xúc động thuộc lãnh vực tình cảm, muốn nhìn xem sự giáo dục cũng như những mối liên kết của gia đình như là biến số thứ yếu trong mối tương quan với chất lượng cuộc sống. Họ không hiểu được bất cứ điều chi! Ngược lại với thái độ đó, chúng ta phải quỳ gối xuống trước những gia đình ấy. Họ là một ngôi trường thực sự về nhân tính, tức điều sẽ cứu xã hội trước sự thiếu văn hóa.

Điều gì sẽ còn lại khi chúng ta nghiêng mình xuống trước sự sách nhiễu của Cesar và Mammon, nghiêng mình xuống trước bạo lực và tiền bạc, cũng như khước từ mối thiện cảm trong gia đình? Một nền luân lý dân sự mới sẽ chỉ có thể duy trì được hướng tiến sau đó nếu những người có trách nhiệm trong đời sống công cộng tái tổ chức mối liên kết xã hội dựa vào cuộc chiến chống lại vòng xoắn đồi bại giữa gia đình và sự nghèo túng mà chúng đang đẩy chúng ta vào trong vực thẳm.

Nền kinh tế ngày nay thường xuyên bị điều chỉnh theo sự tiêu thụ của sự thịnh đạt cá nhân, nhưng một sự lạm dụng các mối liên kết gia đình lại đang được áp dụng tại nhiều nơi, mà trong đó hàm chứa một sự phản kháng nghiêm trọng! Dĩ nhiên, công việc vô hạn của gia đình không xuất hiện trong bảng kết toán! Và do đó, kinh tế và chính trị sẽ trở nên hà tiện nếu đi tới việc thừa nhận những vấn đề vừa nêu. Tuy nhiên, cột trụ nơi mối liên kết nội tại của con người và của việc lan truyền những tình cảm trong xã hội, được tìm thấy ngay tại đó. Nếu trụ cột ấy trở nên xa cách thì tất cả sẽ đi tới chỗ sụp đổ.

Ở đây, vấn đề không chỉ là những câu hỏi liên quan tới lương thực hằng ngày. Nhưng vấn đề còn nằm ở chỗ có công ăn việc làm, sự giáo dục và sức khỏe. Điều quan trong là nhận thức tốt về điều đó. Chúng ta sẽ luôn được thúc bách một cách mạnh mẽ nếu những nhà giáo dục chúng ta được đưa tới trước mắt bởi nhiều em bé thiếu dinh dưỡng và bệnh tật ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đồng thời, cái nhìn cháy bỏng của nhiều em bé mà chúng đang thiếu thốn mọi sự, và đang tham dự những khóa học của những ngôi trường không được phát sinh từ bất cứ điều gì, khi các em tự hào về cây bút chì cũng như nâng niu cuốn vở của mình, đang thôi thúc chúng ta. Các em đưa mắt nhìn lên những người thầy giáo hay những người cô giáo với biết bao Tình Yêu! Trong thực tế, các em biết rằng, con người không chỉ sống nhờ cơm bánh! Con người cũng còn cần cả tới mối thiện cảm của gia đình nữa; khi sự nghèo túng thống trị thì các em nhỏ sẽ chịu đựng, vì chúng ước ao có Tình Yêu và những mối liên kết trong gia đình. Những người Ki-tô hữu chúng ta luôn nên đến gần với những gia đình đang bị thử thách bởi sự nghèo túng. Tuy nhiên, tất cả nên nghĩ tới một ai đó: người cha không có công ăn việc làm, hay người mẹ đang thất nghiệp … và những gia đình đang phải chịu đựng nỗi khổ đau cũng như những mối liên kết đang trở nên mềm yếu. Điều đó thật kinh khủng. Trong thực tế, „sự nghèo túng có tính xã hội“ đang liên lụy tới nhiều gia đình, và đôi khi dẫn các gia đình ấy tới với sự hủy diệt. Sự thiếu công ăn việc làm hay mất việc làm, và một sự thiếu đảm bảo một cách rõ ràng trong vấn đề này, đang có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống gia đình, và đặt các mối tương quan vào trong sự thử thách. Những điều kiện sống trong các khu ổ chuột đang bị xem thường nhất, mà những khu phố ấy đang bị liên lụy tới những vấn đề về chỗ ở và những vấn đề về sự chuyên chở, cũng như bởi sự giảm bớt những dịch vụ xã hội, y tế và trường học, đang đưa tới những khó khăn tiếp theo. Bổ sung cho những yếu tố vật chất mà chúng đang được phát tán bởi các phương tiện thông tin đại chúng, đó là chủ nghĩa tiêu thụ và nền văn hóa được ngụy tạo dựa trên hình thức bên ngoài mà chúng đang có ảnh hưởng trên tầng lớp nghèo túng nhất của xã hội, cũng như đang khuếch đại sự tan rã của các mối liên kết trong gia đình. Anh chị em hãy chăm nom cho các gia đình cũng như cho tình cảm thân thương trong gia đình khi sự nghèo túng đặt gia đình trước cơn thử thách!

Giáo hội là một người Mẹ, Giáo hội không được phép quên lãng tấn bi kịch ấy của con cái mình. Giáo hội cũng phải trở nên nghèo khó để trở nên phong nhiêu và để có thể phản ứng lại trước những nỗi khổ đau. Một Giáo hội nghèo là một Giáo hội thực hành sự giản dị một cách tự nguyện trong cuộc sống của mình – trong tất cả các tổ chức của mình, trong lối sống của mọi thành viên – để bất cứ bức tường chia cắt nào, đặc biệt là bức tường ngăn cách những người nghèo, sẽ đều bị giật sập. Chúng ta cần tới sự cầu nguyện và những hành động. Chúng ta hãy không ngừng cầu xin Thiên Chúa để Ngài đánh thức chúng ta, và làm cho các gia đình Ki-tô giáo chúng ta trở thành những diễn viên chính trong cuộc cách mạng đến gần với gia đình, mà việc đến gần này đang vô cùng cấp thiết đối với chúng ta trong lúc này. Ngay từ khởi thủy của mình, Giáo hội tồn tại từ việc gần gũi đó với các gia đình. Chúng ta đừng quên rằng, tòa án của những người cùng khốn, của những người bé nhỏ và của những người nghèo khổ sẽ xuất hiện trước sự kết án của Thiên Chúa (Mt 25,31-46). Chúng ta đừng quên điều đó, và chúng ta hãy thực hiện trong mức độ mà chúng ta có thể để hỗ trợ các gia đình trong công cuộc thăng tiến trước cơn thử thách của sự nghèo nàn và tũng quẫn mà chúng đang gây thiệt hại cho mối thiện cảm và các mối liên kết trong gia đình. Cha muốn đọc lại bản văn Kinh Thánh đã được đọc lên ngay vào lúc bắt đầu cuộc hội kiến hôm nay, để qua đó, bất cứ một ai trong chúng ta cũng đều có thể nghĩ tới những gia đình đang bị thử thách bởi cơn túng quẫn nghèo nàn. Bản văn ấy có nội dung như sau: „Con ơi, đừng tước đoạt miếng cơm manh áo của người nghèo, đừng để kẻ khốn cùng luống công chờ đợi. Đừng làm cho kẻ đói phải buồn tủi, đừng chọc tức ai khi họ phải ngặt nghèo. Một tâm hồn đang bực bội, con đừng làm khổ thêm, đừng bắt kẻ túng thiếu đợi lâu mới được con giúp đỡ. Kẻ khốn khổ nài xin, con đừng từ chối, gặp người nghèo, con đừng ngoảnh mặt đi“ (Hc 4,1-5a).

 

Vatican ngày 03 tháng 06 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội