ĐGH Phanxicô - Bài Giảng Lễ Phong Thánh

(muoianhsang.com) Thứ hai, 19 Tháng 10 2015 11:32

 

Các bài đọc thánh kinh hôm nay trình bày chủ đề về sự phục vụ. Các bài đọc này mời gọi chúng ta đi theo Chúa Giêsu trên con đường khiêm nhường của thập giá.

Tiên tri Isaia đã phác hoạ Người Tôi Trung của Thiên Chúa (53:10-11) và sứ mạng cứu chuộc của Ngài. Người tôi tớ không phải là một ai đó thuộc họ dòng tộc lẫy lừng; Ngài bị mọi người coi khinh, xa lánh, một con người của những nỗi sầu khổ. Ngài không làm những việc lớn lao hay thực hiện những bài diễn văn hay; thay vào đó, Ngài chu toàn kế hoạch của Thiên Chúa ngang qua sự hiện diện khiêm nhường và âm thầm của mình và nỗi thống khổ của mình. Sứ mạng của Ngài được thực hiện trong đau khổ, và điều này giúp cho Ngài hiểu được những người đau khổ, gánh vác lấy tội lỗi của người khác và chuộc tội cho nó. Việc bỏ rơi và nỗi thống khổ của Người Tôi Trung của Thiên Chúa, ngay cả trước cái chết, đã cho thấy sinh quá nhiều hoa trái đến nỗi những việc ấy mang lại ơn cứu độ và cứu chuộc cho nhiều người.

Chúa Giêsu là Tôi Trung của Thiên Chúa. Cuộc sống và sự chết của Ngài, được đánh dấu bởi một thái độ toát lên sự phục vụ (x. Pl 2:7), là căn nguyên của ơn cứu độ của chúng ta và sự hoà giải của con người với Thiên Chúa. Việc loan báo, trọng tâm của Tin Mừng, làm chứng rằng cái chết và sự phục sinh của Ngài đã làm thành toàn những lời tiên báo về Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Thánh Mác-cô nói cho chúng ta cách mà Chúa Giêsu đối diện với các môn đệ Gia-cô-bê và Gioan. Bị thôi thúc bởi mẹ mình, các ông đã muốn ngồi bên tả và bên hữu của Ngài trong Vương Quốc của Thiên Chúa (x. Mc 10:37), tuyên bố những vị trí danh dự theo như các nhìn phẩm trật của họ về Vương Quốc. Chân trời của họ vẫn bị đám mây che phủ bởi những ảo tưởng về sự thành toàn trần thế. Sau đó Chúa Giêsu tạo nên một cú “choáng váng” cho những ý niệm của họ bằng việc nói về hành trình trần thế của Ngài: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định" (c. 39-40). Với hình ảnh về chén, Ngài đảm bảo với cả hai ông rằng họ sẽ được tham dự cách đầy đủ vào số phận đau khổ của Ngài, nhưng lại không hứa hẹn về những vị trí vinh dự mà họ tìm kiếm. Câu trả lời của Ngài là mời gọi họ đi theo Ngài trên hành trình của tình yêu và phục vụ, và khước từ cơn cám dỗ trần tục về việc tìm kiếm chỗ nhất và ra lệnh cho người khác.

Đối diện với những người tìm kiếm quyền lực và sự thành công, các môn đệ được mời gọi để làm điều ngược lại. Chúa Giêsu cảnh báo họ: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em” (c. 42-44). Những lời này cho chúng ta thấy rằng phục vụ là con đường để quyền bính được thi hành trong cộng đồng Kitô Giáo. Những người phục vụ người khác và thiếu việc thừa hành uy tín về quyến bính đúng trong Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn mọi thứ khác đi, vượt ra khỏi cơn khát quyền lực để đến với nhiềm vui của việc âm thầm phục vụ, để hãm đi lòng khao khát thuộc bản năng để thi hành quyền lực trên người khác, và thay vào đó thi hành đức khiêm nhường.

Sau khi đưa ra một khuôn mẫu không phải chỉ để noi theo, thì Chúa Giêsu đã trao ban chính bản thân Ngài như là một lý tưởng để theo. Vằng việc noi gương Vị Thầy, cộng đồng đạt được một cái nhìn tổng quan mới về cuộc sống: “Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người" (c. 45). Trong truyền thống kinh thánh, Con Người là người đón nhận từ Thiên Chúa “sự thống trị, vinh quang và vương quyền” (Dan 7:14). Chúa Giêsu làm cho hình ảnh này đầy ý nghĩa mới. Ngài cho chúng ta thấy rằng Ngài vui hưởng sự thống trị bởi vì Ngài là một tôi tớ, vinh quan vì Ngài biết hạ mình, vương quyền vì Ngài đã được chuẩn bị hoàn toàn để hy sinh mạng sống Ngài. Ngang qua cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, Ngài chọn vị trí thấp nhất, đạt tới chiều cao của sự vĩ đại trong sự phục vụ, và phú ban điều này trên Giáo Hội của Ngài.

Sẽ không thể có một sự tương thích giữa sự hiểu biết mang tính thế gian về quyền lực và sự phục vụ khiêm nhường là điều phải tạo nên nét đặc trưng cho quyền bính theo giáo huấn và gương của Chúa Giêsu. Tham vọng và theo đuổi thăng tiến nghề nghiệp thì không tương thích với tinh thần môn đệ của Kitô Giáo; vinh dự, thành công, tiếng tăm và những thắng lợi trần thế thì không phù hợp với luận lý (logic) của Đức Kitô chịu đóng đinh. Thay vào đó, sự thích hợp tồn tại giữa Chúa Giêsu “con người đau khổ”, và nỗi thống khổ của chúng ta. Thư Gửi Tín Hữu Do Thái làm rõ điều này bằng việc trình bày Chúa Giêsu như là vị thượng tế là Đấng đã hoàn toàn chia sẻ hoàn cảnh con người của chúng ta, ngoại trừ tội lỗi: “chúng ta có một Thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có vị Thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi” (4:15). Chúa Giêsu thi hành một tinh thần thượng tế thật sự của lòng thương xót và thương cảm. Ngài biết những khó khăn của chúng ta trước, Ngài biết từ bên trong hoàn cảnh con người của chúng ta; sự thật là Ngài không có tội lỗi thì không ngăn cản Ngài khỏi việc hiểu các tội nhân. Vinh quang của Ngài không phải là vinh quang được sinh ra từ tham vọng hay lòng khao khát quyền lực; đó là vinh quang của Đấng yêu thương con người nam nữ, Đấng chấp nhận họ và chia sẻ trong sự yếu đuối của họ, Đấng mang lại cho họ ân sủng chữa lành và và phục hồi, và đồng hành với họ bằng sự dịu dàng vô biên ngay giữa những thử thách đời họ.

Mỗi người chúng ta, ngang qua phép rửa, cùng thông phần cách thế của chúng ta trong sứ vụ tư tế của Đức Kitô: người tín hữu cũng được thông phần chức vụ tư tế phổ quát, còn các linh mục là tư tế thừa tác. Kết quả là, tất cả chúng ta đều có thể lãnh nhận tình bác ái chảy tràn từ trái tim rộng mở của Ngài, không phải cho bản thân chúng ta mà là cho người khác nữa. Chúng ta trở thành “những kênh” của tình yêu và lòng thương cảm của Ngài, đặc biệt là đối với những người đang đau khổ, nản lòng và cô đơn.

Những người nam nữ được phong thánh hôm nay đã không mỏi mệt phục vụ các anh chị em của họ bằng một sự khiêm nhường và lòng bác ái tuyệt vời, torng việc noi gương Vị Thầy Chí Thánh. Thánh Vincent Grossi là một linh mục giáo xứ nhiệt thành, hằng luôn chú tâm đến sự cần thiết của con chiên của Ngài, đặc biệt là người trẻ. Đối với tất cả mọi người Ngài đã quan tâm để bẻ bánh Lời Chúa, và do đó trở thành một Người Sa-ma-ri-ta-nô Nhân Hậu đối với những người đang cần giúp đỡ.

Thánh Mary Trinh Thai Vô Nhiễm đã tận hiến đời mình, bằng sự khiêm nhường cao cả, cho việc phục vụ những người nhỏ bé nhất trong số anh chị em, đặc biệt là các con cái của người nghèo và người đau yếu.

Đôi bạn thánh thiện Louis Martin  Marie-Azélie Guérin đã thực hành sự phục vụ Kitô Giáo của mình trong gia đình, tạo nên một môi trường đức tin và tình yêu ngày qua ngày nuôi dưỡng ơn gọi của các con gái của các Ngài, trong số đó có Thánh Therese Hài Đồng Giêsu.

Chứng ta sáng láng của những vị thánh mới này thôi thúc chúng ta kiên vững trong sự phục vụ vui tươi cho các anh chị em của mình, tin tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa và sự bảo vệ mẫu tử của Mẹ Maria. Từ thiên đàng giờ đây các Ngài đang nhìn xuống trên chúng ta và duy trì chúng ta bằng sự chuyển cầu mạnh thế của các Ngài.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)