ĐGH Phanxicô - Bài Giảng Lễ Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ecatepec Mexico

(muoianhsang.com) - Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 16:42

 

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ vào Chúa Nhật (14/02) tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ecatepec ở ngoại ô Thành Phố Mexico. Dưới đây là bài giảng Lễ của Ngài.

Thứ Tư vừa rồi chúng ta đã bắt đầu phụng vụ Mùa Chay, mà trong suốt thời gian này Giáo Hội mời gọi chúng ta chuẩn bị chính bản thân mình để cử hành đại lễ Phục Sinh. Đây là một thời gian đặc biệt để nhắc lại ơn ban của phép rửa của chúng ta, khi chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Giáo Hội mời gọi chúng ta canh tân lại ơn ban mà Giáo Hội đã ban tặng cho chúng ta, để không để cho ơn ban này ngủ vùi như thể đó là một điều gì đó trong quá khứ hoặc nhốt lại trong một “lồng ngực ký ức” nào đó. Mùa Chay là một thời gian thuận tiện để khôi phục lại niềm vui và niềm hy vọng làm cho chúng ta cảm thấy là các con trai con gái yêu dấu của Chúa Cha. Chúa Cha là Đấng đang đợi chờ chúng ta đã trút bỏ hết những trang phục của sự mỏi mệt, của sự lãnh đạm, của sự bội tín của chúng ta, để mặc cho chúng ta bằng phẩm giá mà chỉ có người cha hay người mẹ đích thực mới biết cách cho con cái mình, bằng những trang phục được sinh ra từ sự dịu dàng và tình yêu.

Cha của chúng ta, Ngài là Cha của một đại gia đình; Ngài là Cha của chúng ta. Ngài biết rằng Ngài có một tình yêu độc nhất, nhưng Ngài không biết cách mang hay nuôi một “người con duy nhất”. Ngài là một Thiên Chúa của một gia đình, của tình anh em, của một chiếc bánh bẻ ra và chia sẻ. Ngài là Thiên Chúa Đấng là “Cha chúng ta”, không phải là “cha của tôi” hay “cha dượng của bạn”.

Giấc mơ của Thiên Chúa làm tạo thành gia đình của nó và sống trong mỗi người chúng ta để vào mỗi Mùa Phục Sinh, trong mỗi Thánh Lễ mà chúng ta cử hành, chúng ta có thể là con cái của Thiên Chúa. Đó là một giấc mơ mà quá nhiều anh chị em chúng ta đã trải qua trong lịch sử. Một giấc mơ được làm chứng bởi máu của quá nhiều vị tử đạo, cả ngày xa xưa lẫn bây giờ.

Mùa Chay là một thời gian của hoán cải, của kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta trong đời sống của chúng ta về cách mà giấc mơ này liên tục bị đe doạ bởi cha của sự giả dối, bởi kẻ nỗ lực chia rẽ chúng ta, tạo nên một xã hội chia rẽ và phân mảnh. Một xã hội của một vài người, và cho một vài người. Chúng ta thường kinh nghiệm trong đời sống của chúng ta thế nào, hoặc trong gia đình của chúng ta, trong số bạn hữu hay người thân cận của chúng ta, nỗi đau khơi dậy khi phẩm giá mà chúng ta mang lấy trong mình không được nhìn nhận. Biết bao lần chúng ta đã phải khóc và hối tiếc khi nhận biết rằng chúng ta đã không nhận biết phẩm giá này ở nơi người khác. Quá thường – và điều này làm cho tôi đau đớn phải nói – chúng ta đã mù quáng và không thẩm thấu trong việc thất bại để nhận ra phẩm giá của chúng ta và của người khác.

Mùa Chay là thời gian để suy xét lại các cảm nhận của chúng ta, để để cho đôi mắt của chúng ta mở ra trước những bất công thường xuyên vốn ở vị trí trực tiếp chống lại giấc mơ và kế hoạch của Thiên Chúa. Đó là một thời gian để lột mặt nạ ba cơn cám dỗ xé nát và làm vụn vỡ hình ảnh mà Thiên Chúa muốn hình thành ở nơi chúng ta:

Ba cơn cám dỗ của Đức Kitô...ba cơn cám dỗ đối với người Kitô Hữu, vốn tìm cách phá huỷ điều mà chúng ta đã được mời gọi để trở nên; ba cơn cám dỗ vốn nỗ lực để ăn mòn chúng và làm cho chúng ta sa ngã.

Sự giàu có: việc nắm giữ của cải là dành cho tất cả chúng ta, và việc sử dụng chúng chỉ cho “dân của tôi”. Đó là, lấy “bánh” ở trên sự cực nhọc của người khác, hay thậm chí bằng cái giá của mạng sống vốn rất quan trọng của họ. Sự giàu có ấy vốn nếm trải nỗi đau, sự đắng cay và nỗi thống khổ. Đây là tấm bánh mà một gia đình hay một xã hội hư hỏng mang lại cho con cái của mình.

Sự hư vinh: việc đeo đuổi tiếng tăm dựa trên sự loại trừ liên tiếp và không mệt mỏi của những người “không giống như tôi”. Việc theo đuổi màu mỡ của 5 phút nổi tiếng mà không tha thứ cho “danh tiếng” của người khác. “Tạo nên đám cháy từ một thân cây ngã xuống” nhường lối cho cơn cám dỗ thứ ba:

Sự kiêu ngạo: hoặc hơn thế, đặt bản thân ở một cấp độ cao hơn vị trí mà mình thực sự đang ở, cảm thấy rằng người không chia sẻ đời sống của “những cái xác phải chết”, nhưng là người cầu nguyện mỗi ngày: “Con tạ ơn Thiên Chúa là Ngài đã không tạo nên con giống như những người khác...”

Ba cơn cám dỗ của Đức Kitô...Ba cơn cám dỗ mà người Kitô Hữu phải đối diện hằng ngày. Ba cơn cám dỗ tìm cách ăn mòn, phá huỷ và làm suy kiệt niềm vui và sự tươi mới của Tin Mừng. Ba cơn cám dỗ khoá chúng ta vào trong vòng luẩn quẩn của sự huỷ diệt và tội lỗi.

Và vì thế thật xứng đáng để tự hỏi chính bản thân chúng ta:

Chúng ta ý thức về ba cơn cám dỗ này đến mức độ nào trong đời sống của chúng ta, trong chính bản thân của chúng ta?

Chúng ta đã trở nên quen thuộc thế nào trước một lối sống mà chúng ta nghĩ rằng nguồn của chúng ta và sức sống của chúng ta chỉ hệ tại ở nơi sự giàu có?

Chúng ta cảm thấy việc chăm sóc người khác đến điểm nào, sự bận tâm của chúng ta và công việc cơm bánh của chúng ta, vì danh tiếng tốt và phẩm giá của người khác, đó có phải là nguồn của hạnh phúc và hy vọng không?

Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu, không phải ma quỷ; chúng ta muốn đi theo bước chân của Ngài, ngay cả khi chúng ta biết rằng điều này không dễ dàng gì. Chúng ta biết việc bị cám dỗ bởi đồng tiền, danh tiếng và quyền lực có ý nghĩa gì. Vì lý do này, Giáo Hội cho chúng ta quà tặng là Mùa Chay này, mời gọi chúng ta hoán cải, hy sinh và một điều chắc chắn: Ngài đang đợi chờ chúng ta và muốn chữa lành tâm hồn chúng ta vốn đang xét nát chúng ta. Ngài là Thiên Chúa có một cái tên: Lòng Thương Xót. Danh của Ngài là sự giàu có của chúng ta, danh của Ngài là điều làm cho chúng ta nổi tiếng, danh của Ngài là sức mạnh của chúng ta và trong danh của Ngài chúng ta nói một lần nữa cùng với Thánh Vịnh: “Ngài là Thiên Chúa của con và con tín tưởng nơi Ngài”. Chúng ta hãy lặp lại những lời này cùng nhau: “Ngài là Thiên Chúa của con và con tín tưởng nơi Ngài”.

Trong bàn tiệc Thánh Thể này, xin Chúa Thánh Thần đổi mới ở nơi chúng ta sự chắc chắn là danh Ngài là Lòng Thương Xót, và xin Ngài giúp chúng ta kinh nghiệp trong mỗi ngày rằng “Tin Mừng lấp đầy các tâm hồn và đời sống của tất cả mọi người gặp gỡ Chúa Giêsu...”, biết rằng “cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô niềm vui liên lỉ được sinh ra cách mới mẻ” (x.Evangelii Gaudium, 1).

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

 


Văn Kiện Giáo Hội