Toàn Văn Bài Giảng Buổi Sáng Của Đức Giáo Hoàng Ngày 13-5-2020: Ở lại trong Chúa Giêsu, khiến chúng ta có thể sinh hoa trái phi thường

[Bản dịch của ZENIT's Virginia Forrester]

Chúa trở lại với câu nói của Ngài “ở lại trong Ta”, và nói với chúng ta: “Đời sống Ki-tô hữu là ở lại trong Ta” - ở lại (Gioan 15: 1- 1). Và ở đây Ngài sử dụng hình ảnh của cây nho, khi các cành nho ở lại trong cây nho. Và việc ở lại này không phải là một việc ở lại cách thụ động, một kiểu buồn ngủ trong Chúa: có lẽ, đây có lẽ là một “giấc ngủ đầy phúc lành”, nhưng không phải là điều này. Sự ở lại này là một sự ở lại tích cực; Đó cũng là một sự ở lại hỗ tương lẫn nhau, tại sao? Bởi vì Ngài nói: “Hãy ở trong ta và ta ở trong các ngươi” (câu 4). Ngài cũng ở trong chúng ta, không phải chỉ chúng ta ở trong Ngài. Đó là một sự ở lại trong nhau. Ở một chỗ khác, Ngài nói: “Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (Gioan 14:23). Đây là một mầu nhiệm, nhưng nó là một mầu nhiệm của cuộc sống, một mầu nhiệm đẹp nhất là sự ở lại trong nhau này. Cũng giống như vậy với ví dụ về các cành nho: đó là sự thật, không có cây nho, các cành nho không thể làm gì vì nhựa cây không chảy; chúng cần nhựa cây để phát triển và sinh hoa trái. Tuy nhiên, cái cây, cây nho cần cành, vì trái không dính vào cái cây, vào cây nho. Đó là một nhu cầu lẫn nhau; đó là một sự ở lại trong nhau để sinh hoa trái.

Và đây là đời sống Kitô hữu: đúng là đời sống Kitô hữu phải tuân theo các Điều Răn (Xuất hành 20: 1-11); điều này phải được thực hiện. Đời sống Kitô hữu là đi theo con đường của các Mối Phúc (Má-thêu 5: 1-13); điều này phải được thực hiện. Đời sống Kitô hữu là để thực hiện các công việc của lòng thương xót, như Chúa dạy chúng ta trong Tin Mừng (Má-thêu 25: 35-36), và điều này phải được thực hiện. Nhưng, nó còn hơn thế nữa: đó là sự ở lại trong nhau. Không có Chúa Giêsu, chúng ta không thể làm gì, như những cành nho không có cây nho. Và Ngài - xin Chúa cho phép tôi nói điều đó - dường như không thể làm gì nếu không có chúng ta, vì cành nho mang trái, chứ không phải cái cây, không phải cây nho. Trong cộng đoàn này, trong sự thân tình của việc “ở lại sinh hoa trái” này, thì Chúa Cha và Chúa Giêsu ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha và Chúa Giêsu.

Có người nghĩ rằng, cây nho có nhu cầu gì từ các cành nho? Đó là để có trái cây. Nhu cầu đó là gì - hãy nói như vậy, với một chút táo bạo - Chúa Giêsu có nhu cầu gì từ chúng ta? Nhân chứng. Trong Tin mừng, khi Ngài nói chúng ta là ánh sáng - Ngài nói: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mát-thêu 5:16), nghĩa là, làm chứng là nhu cầu mà Chúa Giêsu cần nơi chúng ta. Làm chứng cho danh Ngài, bởi vì đức tin, Tin Mừng phát triển nhờ chứng nhân.

Đây là một đường lối mầu nhiệm: Chúa Giêsu được tôn vinh trên Thiên đàng, sau khi trải qua Cuộc Khổ Nạn, Ngài cần đến sự làm chứng của chúng ta để làm cho phát triển, để công bố, làm cho Giáo hội phát triển. Và đây là mầu nhiệm “ở lại” trong nhau. Chúa Giêsu, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần ở lại trong chúng ta, và chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu.

Thật là có ích khi chúng ta suy nghĩ và suy niệm điều này: ở lại trong Chúa Giêsu; và Chúa Giêsu ở lại trong chúng ta. Ở lại trong Chúa Giêsu là để có nhựa cây, có sức mạnh, có sự công chính hóa, có sự trao ban cho không nhưng sinh sản phong nhiêu. Và Ngài ở lại trong chúng ta để ban cho chúng ta sức mạnh sinh hoa trái (Gioan 5:15), để cho chúng ta sức mạnh làm chứng nhờ đó Giáo hội phát triển. Và tôi tự hỏi mình câu hỏi: mối quan hệ giữa Chúa Giêsu, là đấng ở trong tôi, và tôi, là kẻ ở trong Ngài, mối quan hệ ấy như thế nào? Đó là một mối quan hệ của sự thân tình, một mối quan hệ thần bí, một mối quan hệ không lời. “Nhưng thưa Cha, hãy để các nhà thần bí làm điều này!” Không, điều này là dành cho tất cả chúng ta, chỉ cần suy nghĩ một chút: “Lạy Chúa, con biết Chúa đang ở đó: xin ban cho con sức mạnh và con sẽ làm những gì Chúa nói với con. Nhưng con phải ở lại trong Chúa......”

Xin Chúa giúp chúng ta hiểu, để cảm nhận sự thần bí này, sự thần bí ở lại trong Chúa mà Chúa Giêsu nhấn mạnh rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều. Thông thường, khi chúng ta nói về cây nho và cành nho, chúng ta dừng lại ở hình ảnh, về nghề nghiệp của người nông dân, của Chúa Cha: đó là [cành] mang trái mà Ngài cắt đi, nghĩa là, Ngài cắt tỉa, và những gì Ngài không cắt tỉa thì Ngài cắt bỏ và ném đi (Gioan15: 1-2). Đó là sự thật, Ngài làm điều này, nhưng nó không phải là tất cả, không phải. Còn có một điều gì đó; đây là sự giúp đỡ: những thử thách, những khó khăn của cuộc sống, cũng là sự sủa chữa mà Chúa làm cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đừng dừng lại ở đó. Giữa cây nho và các cành nho có sự ở lại mật thiết này. Chúng ta, các cành nho, cần nhựa cây, và cây nho cần những thành quả của chứng nhân.

Đức Giáo Hoàng mời gọi Rước lễ thiêng liêng với lời kinh này:

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen.

Đức Thánh Cha kết thúc Thánh lễ với giờ Chầu và Ban phép lành Thánh Thể. Cuối cùng, nhân dịp lễ nhớ ngày hôm nay, hai khổ thơ Kính Mừng Maria của Fatima đã được cất lên:

Vào ngày mười ba tháng năm

Đức Maria hiện ra

Với ba mục đồng nhỏ

Ở Cova d'Iria.

Kính Mừng, Kính Mừng, Kính Mừng Maria,

Ôi nữ hoàng đẹp xinh

Ngự trị trên thiên đàng

Nước Ý cúi chào Mẹ

Trung thành cầu khẩn Mẹ.

 

https://zenit.org/

Phê-rô Phạm Văn Trung, dịch.


Các Giáo Huấn Của ĐGH Phanxicô, 2020