Bài diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các đại diện của nhà nước và chính phủ Thổ-nhĩ-kì trong dinh tổng thống tại thủ đô Ankara: „Chúng ta cần một cuộc đối thoại!

Kính thưa ngài tổng thống,

kính thưa ngài thủ tướng,

kính thưa các vị đại diện của chính quyền  và của các sinh hoạt công cộng,

kính thưa quý ông và quý bà:

Tôi rất vui vì được đến thăm đất nước của quý vị, một đất nước phong phú về những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như lịch sử, một đất nước ngập tràn các dấu chứng của các nền văn hóa cổ xưa. Đất nước của quý vị là một cây cầu tự nhiên giữa hai châu lục và giữa những hình thức diễn tả văn hóa khác nhau. Đất nước này là nơi quý giá đối với bất cứ Ki-tô hữu nào, vì cuộc chào đời của Thánh Phao-lô đã diễn ra trên mảnh đất này, và vì Thánh Phao-lô đã thiết lập nên nhiều Cộng Đoàn Ki-tô hữu khác nhau tại đây; vì mảnh đất này đã là nơi diễn ra bảy Công Đồng đầu tiên của Giáo hội, và vì, chiếu theo một truyền thống đáng kính, „Ngôi Nhà của Đức Maria“ tọa lạc tại đây, gần bên Ê-phê-xô; địa điểm này, tức nơi mà Thân Mẫu của Chúa Giê-su đã sống một số năm, chính là đích đến của nhiều người hành hương trên toàn thế giới, không chỉ có các Ki-tô hữu, nhưng cũng còn có cả các tín hữu Hồi giáo nữa, họ đi hành hương tới đây để tôn kính Đức Mẹ.

Nhưng những lý do dành cho sự kính trọng và sự cao quý đối với Thổ-nhĩ-kì không phải là điều duy nhất và độc lập để kiếm tìm trong quá khứ của nó, trong các công trình cổ xưa của nó, nhưng chúng thể hiện trong sự sinh động hiện tại của nó, trong sự chuyên cần và trong sự rộng lượng của dân tộc này, nơi vai trò của nó trong sự hòa hợp giữa các quốc gia.

Đối với tôi, đó là một lý do để vui mừng, để có được cơ hội hầu tiếp tục một cuộc đối thoại chân thành, kính trọng và cao thượng đối với quý vị, mà cuộc đối thoại ấy đang tiếp tục để lại dấu ấn, nó đã được chọn hướng đi bởi các vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phúc Phao-lô VI, Tân Hiển Thánh Gio-an Phao-lô II, và Đức Bê-nê-đíc-tô XVI; một cuộc đối thoại đã được chuẩn bị sẵn từ thời Đức Tổng Giám Mục Angelo Giuseppe Roncalli thông qua chức vụ Sứ Thần Toà Thánh của Ngài hồi đó, tức Đức Gio-an XXIII sau này, và đã được thúc đẩy bởi Công Đồng Vatican II.

Chúng ta cần có một cuộc đối thoại có khả năng đào sâu về sự hiểu biết trước những vấn đề mà chúng liên kết chúng ta lại với nhau, và sự hiểu biết ấy làm cho những đắn đo suy tính đạt tới giá trị, và đồng thời cuộc đối thoại đó cũng cho phép chúng ta cân nhắc một cách cẩn thận tới những điều khác biệt, với tình cảm khôn ngoan và thanh thản, cũng như để rút ra những bài học từ những điều khác biệt ấy.

Thật cần thiết rằng, sự dấn thân để kiến tạo nên một nền hòa bình lâu bền dựa trên sự tôn trọng các quyền căn bản và những bổn phận trong mối liên hệ đến phẩm giá con người, sẽ được tiếp tục thực hiện với sự kiên nhẫn. Bằng phương cách ấy, những thiên kiến và những nỗi sợ sai quấy sẽ tự để cho mình bị vượt thắng; thay vào đó, sẽ đưa tới một không gian cho sự kính trọng, cho sự gặp gỡ và cho sự phát triển của những năng lực tốt hơn, nhằm đưa đến điều tốt đẹp cho tất cả.

Vì thế, điều căn bản ở đây là: những công dân Hồi giáo, Do-thái giáo và Ki-tô giáo – kể cả trong những quy định thuộc pháp luật cũng như trong sự thi hành thực tế của những quy định đó – đều được hưởng những quyền lợi như nhau cũng như đều đảm nhận những trách vụ như nhau. Với phương cách ấy, họ sẽ dễ dàng nhìn nhận nhau như là anh chị em cũng như là những người bạn đường của nhau, càng ngày càng dũ bỏ đi được những hiểu lầm, và thúc đẩy sự cộng tác cũng như sự đồng tâm nhất trí. Sự tự do tôn giáo và sự tự do bày tỏ quan điểm mà nó thật sự được bảo đảm cho tất cả, sẽ thúc đẩy sự phát triển của tình bạn, và là một chỉ dấu hùng hồn của hòa bình.

Vùng Trung Cận Đông, châu Âu và cả thế giới đang trông chờ cuộc trổ bông ấy. Đặc biệt là tại vùng Trung Cận Đông, đã từ rất nhiều năm nay, vẫn là bãi chiến trường của những trận chiến huynh đệ tương tàn, mà chúng có vẻ như nhằm cắt đứt mối quan hệ hỗ tương, mà xem ra có vẻ như câu trả lời duy nhất và có thể, đối với chiến tranh và bạo lực, vẫn phải là một cuộc chiến mới, cũng như một cuộc bạo lực khác.

Vùng Trung Cận Công còn phải gánh chịu nguyên nhân của sự thiếu vắng hòa bình cho tới bao lâu nữa? Chúng ta không được phép bằng lòng với một sự leo thang của các cuộc xung đột, ra vẻ như không thể có một sự thay đổi nào khác nhằm đưa đến sự cải thiện cho tình trạng này! Với ơn trợ giúp của Thiên Chúa, chúng ta luôn luôn có thể và nên tái khôi phục lại lòng can đảm để xây dựng hòa bình! Thái độ này sẽ dẫn đưa tới việc sử dụng tất cả mọi phương tiện của việc đàm phán, với sự chân thành, với sự kiên nhẫn và với sự kiên quyết, cũng như sẽ dẫn đưa tới việc đạt tới được những mục tiêu rất cụ thể đối với hòa bình và với sự phát triển bền vững.

Kính thưa ngài tổng thống, để đạt tới được mục tiêu cao cả và khẩn thiết ấy, một sự đóng góp quan trọng có thể hình thành từ cuộc đối thoại liên tôn và đa văn hóa. Với cách thức ấy, bất cứ hình thức nào của chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố, tức những chủ nghĩa hạ thấp phẩm giá của tất cả con người, và lạm dụng các tôn giáo, cũng đều phải bị xua tan.

Thật là cần thiết trong việc ngăn cản chủ nghĩa cuồng tín, chủ nghĩa cực đoan, những mối ác cảm phi lý mà chúng khơi lên sự hiểu lầm cũng như sự phân biệt đối xử, tức những điều đi ngược lại với sự liên đới của tất cả các tín hữu, mà sự liên đới đó, với tính cách là trụ cột, mang trong mình sự kính trọng đối với sự sống con người cũng như đối với sự tự do tôn giáo, tức sự tự do văn hóa, tự do sống theo một luân lý tôn giáo. Một trụ cột tiếp theo hàm chứa trong sự nỗ lực hầu bảo đảm cho tất cả mọi người những điều cần thiết để sống một cuộc đời xứng với phẩm giá, và sau cùng, trong mối bận tâm tới việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trong sự khẩn thiết đặc biệt, các dân tộc và các chính phủ của vùng Trung Cận Đông cần có điều đó, để sau cùng „làm thay đổi xu hướng“ và thúc đẩy tiến trình hòa bình với kết quả tích cực, cũng như thúc đẩy điều đó với sự tẩy chay chiến tranh và bạo lực, quyết tâm theo đuổi con đường đối thoại, lẽ phải và công bình.

Tiếc rằng trong thực tế, cho tới hôm nay chúng ta vẫn còn đang phải là nhân chứng của những cuộc xung đột nặng nề. Đặc biệt tại Syria và tại Irak, bạo lực khủng bố đã không miễn trừ bất cứ một cơ sở nào. Người ta đang trải qua sự vị phạm luật nhân đạo một cách căn bản nhất về những gì liên quan tới các tù nhân cũng như tới tất cả các nhóm dân tộc. Những cuộc bách hại nặng nề đã xảy đến và vẫn đang còn diễn ra nhằm hủy hoại những nhóm thiểu số, đặc biệt – nhưng không chỉ là – các Ki-tô hữu và những người Jesiden. Hàng trăm ngàn người đã bị cưỡng ép bỏ lại nhà cửa và quê hương sứ sở của mình nhằm cứu lấy cuộc sống riêng cũng như trung tín với niềm tin riêng của mình.

Vì thế, Thổ-nhĩ-kì, tức quốc gia đã đón nhận một số lớn những người tị nạn một cách hào hiệp, đã bị đụng chạm đến một cách trực tiếp bởi những hậu quả của tình trạng bi ai này nơi vùng biên giới của mình. Cộng đồng quốc tế có bổn phận luân lý phải trợ giúp quốc gia này trong việc chăm sóc những người tị nạn. Bên cạnh sự cần thiết của việc cứu trợ nhân đạo, người ta không thể cứ lỳ ra mãi trong sự bàng quang trước những điều mà chúng đã gây ra những thảm cảnh ấy. Ngay cả khi tôi nhấn mạnh rằng, được phép ngăn chặn một kẻ tấn công cách bất công, nhưng vẫn luôn trong sự phù hợp với quyền lợi của các dân tộc, tôi cũng vẫn muốn nhắc nhớ rằng, người ta không thể phó mặc việc giải quyết các vấn đề cho một mình sự phản ứng về quân sự.

Một sự cùng tham gia một cách mạnh mẽ hơn mà nó đặt nền tảng trên sự tin tưởng lẫn nhau, là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện cũng như  khích lệ một nền hòa bình dài lâu, để rốt cuộc không dành các phương tiện tài chính cho việc trang bị vũ khí nữa, nhưng dành cho những cuộc „chiến đấu“ thực sự, mà những cuộc chiến đấu ấy xứng đáng với con người: cuộc chiến chống lại sự nghèo đói và chống lại bệnh tật, cho một cuộc phát triển bền vững và sự bảo vệ môi trường thiên nhiên, cuộc chiến nhằm bảo vệ con người trước những hình thức muôn hình vạn trạng của sự nghèo túng và sự khai trừ mà chúng không hề thiếu vắng trong thế giới hiện đại.

Thông qua lịch sử, cũng như dựa trên vị thế địa lý của mình, và vì tầm quan trọng mà Thổ-nhĩ-kì đang có được trong vùng, quốc gia này có một trách nhiệm to lớn: những quyết định và gương sáng của quốc gia này sở hữu một trọng lượng đặc biệt, và có thể trở thành một sự trợ giúp quan trọng trong việc thúc đẩy một cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, và trong việc tìm kiếm những con đường có thể đi qua được đối với hòa bình và đối với một sự tiến bộ thực sự.

Ước gì Đấng Toàn Năng sẽ chúc lành cho Thổ-nhĩ-kì cũng như bảo vệ đất nước này; xin Người giúp đỡ quốc gia này để quốc gia này trở nên một kiến trúc sư lành nghề và đáng tin cậy của nền hòa bình.

Thổ-nhĩ-kì ngày 28 tháng 11 năm 2014

ĐTC Phan-xi-cô

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội