ĐGH Phanxicô - Bài Diễn Văn Trong Đêm Canh Thức Cầu Nguyện Thượng Hội Đồng Về Gia Đình

(muoianhsang.com) Chủ nhật, 04 Tháng 10 2015 13:32

 

Các Gia Đình Thân Mến,

Xin chào buổi tối! Đâu là điều tốt lành khi thắp một ngọn nến sáng giữa bóng tối? Không còn cách nào tốt hơn để xua tan bóng tối sao? Liệu bóng tối có bị khuất phục không?

Ở một vài thời điểm trong cuộc sống – cuộc sống này quá đầy rẫy những nguồn lực tuyệt vời – những câu hỏi như thế cần phải được đặt ra. Khi cuộc sống cho thấy khó khăn và đòi hỏi, chúng ta có thể bị cám dỗ để lùi lại, để ngoảnh mặt đi và rút lui, có lẽ là nhân danh sự thận trọng và chủ nghĩa thực tế, và do đó thoái thác trách nhiệm để làm phần việc của mình tốt nhất mà chúng ta có thể.

Các bạn còn nhớ điều gì đã xảy ra với ông Ê-li-a không? Từ góc độ con người, vị tiên tri này đã sợ hãi và bỏ trốn. “Ông Ê-li-a trỗi dậy, ra đi để thoát mạng...ông đi suốt bốn mươi ngày, bốn mươi đêm tới Khô-rếp, là núi của Thiên Chúa. Ông vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông: ‘Ê-li-a ngươi làm gì ở đây?’” (1 V, 19:3, 8-9). Trên núi Khô-rép, ông đã có câu trả lời không phải trong cơn gió lớn xẻ núi non, cũng không ở trong trận động đất thậm chí cũng không ở trong lửa. Ân sủng của Thiên Chúa không lớn tiếng; nó là một tiếng thì thầm chạm vào tất cả những ai sẵn lòng nghe tiếng nói tĩnh lặng và nhỏ bé ấ. Nó thúc đẩy họ ra đi, trở về với thế giới, trở thành những chứng nhân của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, để thế giới có thể tin...

Trong dòng chảy này, chỉ một năm trước, cũng tại Quảng Trường này, chúng ta đã khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần và xin rằng – trong khi thảo luận về chủ đề gia đình – các Nghị Phụ có thể lắng nghe nhau một cách chăm chú, với cái nhìn bám chặt vào Chúa Giêsu, Lời xác định của Chúa Cha và tiêu chí mà qua đó mọi thứ bị xét đoán.

Buổi tối hôm nay, lời cầu nguyện của chúng ta cũng không thể khác. Vì như Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nhắc nhớ chúng ta, không có Chúa Thánh Thần thì xa lạc, Đức Kitô vẫn cứ ở trong quá khứ, Giáo Hội sẽ trở thành một tổ chức thuần tuý, quyền bính ngang qua sự thống trị, việc truyền giáo trở thành một việc tuyên truyền, việc thờ tự trở thành thần bí, luân lý đời sống Kitô Hữu của những người nô lệ.

Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện để Thượng Hội Đồng sẽ khai mạc vào ngày mai sẽ cho thấy kinh nghiệm về hôn nhân và gia đình phong phú và đầy tràn tính nhân loại biết bao. Chớ gì Thượng Hội Đồng nhận biết, tôn trọng và loan báo tất cả mọi điều tuyệt vời, thiện hảo và thánh thiện về kinh nghiệm ấy. Chớ gì Thượng Hội Đồng sẽ ôm lấy những hoàn cảnh của sự tổn thương và gian khó: chiến tranh, bệnh tật, khóc than, các mối quan hệ bị tổn thương và sự tan vỡ, vốn tạo nên sự buồn sầu, hận thù và chia ly. Chớ gì Thượng Hội Đồng nhắc nhớ các gia đình này, và mọi gia đình rằng, Tin Mừng thì luôn luôn là “tin mừng” giúp chúng ta bắt đầu lại. Từ kho tàng của truyền thống sống động của Giáo Hội mà các Nghị Phụ có được những lời nói và sự an ủi và niềm hy vọng dành cho các gia đình được mời gọi trong ngày sống của chúng ta để xây dựng tương lai của cộng đồng hội thánh và thành đô của con người.

Mọi gia đình luôn là một ánh sáng, dù yếu ớt giữa sự tối tăm của thế giới này.

Kinh nghiệm riêng của Chúa Giêsu hình thành trong trung tâm của một gia đình, nơi mà Ngài đã sống 30 năm. Gia đình của Ngài giống như bất kì một gia đình nào khác, sống trong một ngôi làng nghèo nàn ở vùng ngoại biên của một Đế Chế.

Charles de Foucauld, có lẽ giống như một số người khác, đã nắm bắt được giá trị của nền linh đạo toả sáng từ Na-da-rét. Sự khám phá lớn lao này đã nhanh chóng loại bỏ sự nghiệp quân sự của Ngài, được cuốn hút bởi mầu nhiệm Thánh Gia, mầu nhiệm của mối quan hệ hằng ngày của Chúa Giêsu với cha mẹ và lối xóm của Ngài, sự làm việc thầm lặng của Ngài, việc cầu nguyện khiêm tốn của Ngài. Chiêm ngắm Gia Đình Na-da-rét, Sư Huynh Charles nhận thấy lòng khao khát về sự giàu có và quyền bính thật trống rỗng biết bao. Ngang qua lòng tông đồ bác ái của Ngài, Ngài trở nên mọi sự cho mọi người. Được cuốn hút bởi đời sống của một vị ẩn tu, Ngài đi đến việc hiểu rằng chúng ta không lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa bằng việc tránh sự trở ngại của các mối quan hệ con người. Vì trong khi yêu thương người khác, chúng ta họ cách yêu Thiên Chúa, trong việc cúi xuống để trợ giúp người thân cận của chúng ta, chúng ta được nâng lên tới Thiên Chúa. Ngang qua sự gần gũi huynh đệ của Ngài và tình liên đới của Ngài với người nghèo và người bị bỏ rơi, Ngài đã hiểu rằng chính họ là những người đang truyền giáo cho chúng ta, họ là những người lớn lên trong nhân bản.

Để hiểu về gia đình ngày nay, chúng ta cũng cần phải đi vào – giống như Charles de Foucald – mầu nhiệm của gia đình Na-da-rét, đi vào đời sống thầm lặng hằng ngày của gia đình này, không giống như hầu hết các gia đình, với những vấn đề và những niềm vui đơn sơ của họ, một đời sống được đánh dấu bởi một sự nhẫn nại chân thành ngay giữa gian khó, tôn trọng nhau, một sự khiêm nhường đang giải thoát và đang chảy tràn trong sự phục vụ, một đời sống huynh đệ bén rễ trong một cảm thức mà tất cả chúng ta đều là chi thể của một thân thể.

Gia đình là một nơi mà sự thánh thiện tin mừng được sống ngay trong những hoàn cảnh đời thường nhất. Ở đó chúng ta được hình thành nên bởi ý ức về các thế hệ trước và chúng ta bám chặt vào những cội lễ giúp chúng ta tiến xa hơn. Gia đình là một nơi của sự biện phân, nơi mà chún ta học cách nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa cho cuộc đời của chúng ta và để ôm lấy kế hoạch ấy bằng sự tin tưởng. Đó là một nơi của sự nhưng không, của sự hiện diện huynh đệ và liên đới cụ thể, một nơi mà chúng ta học cách bước ra khỏi chính bản thân của chúng ta và chấp nhận người khác, để tha thứ và được thứ tha.

Chúng ta hãy xuất phát một lần nữa từ Na-da-rét đối với một Thượng Hội Đồng, hơn cả việc nói về gia đình, có thể học từ gia đình, sẵn sàng nhận biết phẩm giá của gia đình, sức mạnh của nó và giá trị của nó, bất chấp tất cả mọi vấn đề và khó khăn của nó.

Ở tại “Ga-li-lê của các quốc gia” của thời đại của chúng ta, chúng ta sẽ tái khám phá lại sự phong phú và sức mạnh của một Giáo Hội vốn là một người mẹ, hằng luôn biết trao ban và nuôi dưỡng sự sống, đồng hành với sự sống bằng sự tận hiến, dịu dàng, và sức mạnh đạo đức. Vì nếu chúng ta không thể hiệp nhất lòng thương cảm với công lý, thì chúng ta sẽ có nguy cơ kết thúc trong việc trở nên tàn nhẫn một cách không cần thiết và bất công một cách sâu sắc.

Một Giáo Hội vốn là một gia đình cũng biết thể hiện sự gần gũi và tình yêu của một người cha, một người bảo hộ trách nhiệm bảo vệ mà không quản thúc, người chỉnh sửa mà không đòi hỏi, người đào luyện bằng mẫu gương và sự nhẫn nại, đôi khi chỉ bằng một sự thinh lặng vốn cầu xin trong sự mong đợi đầy cầu nguyện và tín thác.

Trên hết tất cả, một Giáo Hội của những người con thấy chính bản thân mình là anh chị em,sẽ không bao giờ kết cục trong việc coi bất cứ ai chỉ đơn giản là một gánh nặng, một vấn đề, một sự chi tiêu, một mối bận tâm hay một rủi ro. Những người khác thực sự là một quà tặng, và luôn luôn thế, ngay cả khi họ bước đi trên những con đường khác.

Giáo Hội là một căn nhà mở, trách xa mọi sự loè loẹt từ bên ngoài, khiếu nghĩa trong sự đơn giản của các thành viên của mình. Đó là lý do vì sao mà Giáo Hội có thể kêu gọi một lòng khao khát cho nền hoà bình hiện diện ở trong mỗi người nam nữ, bao gồm cả những người mà – ngay giữa những thử thách cuộc đời – đã mang lấy những trái tim bị tổn thương và khổ đau.

Giáo Hội này thực ra có thể thắp sáng lên bóng tối đã được quá nhiều người nam nữ cảm nhận. Giáo Hội có thể một cách đầy uy tín hướng họ đến với mục tiêu và bước đi bên cạnh họ, rõ ràng là vì chính bản thân Giáo Hội trước hết cảm nhận được việc được tái sinh liên lỉ trong trái tim thương xót của Chúa Cha nghĩa là gì.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Catholic Herald)

 


Văn Kiện Giáo Hội