Diễn văn của ĐTC Phan-xi-cô trước các Đức Giám Mục Hoa Kỳ tại nhà thờ Chính Tòa Washington, D.C, Hoa Kỳ, ngày 23.09.2015

 

Anh em trong hàng Giám mục thân mến,

 

Trước hết, tôi muốn hướng lời chào tới cộng đồng Do-thái giáo, tới các anh em Do-thái giáo mà hôm nay họ cử hành Đại Lễ Jom Kippur (Lễ Thống Hối). Xin Thiên Chúa chúc lành cho họ với nền hòa bình, và xin Người làm cho họ tiến về phía trước trên con đường thánh thiện, tương ứng với Lời mà chúng ta đã nghe trong ngày hôm nay: „Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh“ (Lv 19,2).

Tôi rất vui mừng trước việc được gặp gỡ anh em trong giây phút thuộc về sứ mạng tông đồ này, mà chính sứ mạng đó đã dẫn đưa tôi tới với đất nước của anh em. Tôi xin hết lòng cám ơn Đức Hồng Y Wuerl và Đức Tổng Giám Mục Kurtz vì những lời chân thành mà quý Ngài đã nhân danh tất cả anh em để hướng về tôi. Xin hãy nhận lấy niềm biết ơn của tôi đối với sự đón tiếp và đối với sự sẵn sàng quảng đại mà với chúng, việc lưu lại của tôi đã được dự trù và được tổ chức.

Khi tôi hướng cặp mắt và con tim tới những khuôn mặt mục tử của anh em, tôi cũng muốn ôm lấy tất cả các Giáo hội mà anh em đang mang trên đôi vai của mình với trọn Tình Yêu. Tôi xin cam đoan với anh em rằng, thông qua anh em, sự gần gũi cả về tinh thần lẫn thể lý của tôi sẽ đến với toàn thể Dân Thiên Chúa đang trải rộng trên khắp đất nước này.

Con tim của Giáo Hoàng rộng mở để ôm lấy tất cả. Việc làm cho con tim rộng mở để làm chứng rằng, Thiên Chúa rất vĩ đại trong Tình Yêu của Ngài, hệ tại ở sứ vụ của Đấng kế vị Thánh Phê-rô, người đại diện cho Đấng đã ôm lấy toàn thể nhân loại từ trên Thánh Giá. Sẽ không có bất cứ chi thể nào trong thân thể của Chúa Ki-tô, và cũng không có bất cứ thành viên nào của Hoa Kỳ có thể cảm thấy mình bị loại ra ngoài khỏi cái ôm của Đức Giáo Hoàng. Ở đâu Danh Thánh Chúa Giê-su vẫn còn đến trên đôi môi, thì ở đó tiếng nói của Đức Thánh Cha cũng vang lên để quả quyết rằng: „Ngài là Đấng Cứu Độ!“ Từ những thủ phủ rộng lớn của anh em bên vùng duyên hải phía Đông đến những đồng bằng thuộc khu vực Trung Tây, từ miền sâu Nam Bộ tới miền Tây bao la không biên giới, bất cứ nơi nào có những con người của anh em quy tụ lại với nhau để cử hành Bí Tích Thánh Thể, thì Đức Thánh Cha cũng hiện diện ở đó, không phải với một tên gọi thuần túy, mà tên gọi đó vẫn được nêu lên theo thói quen, nhưng là một người đồng hành gần gũi ngay trong tầm tay, người ấy muốn hỗ trợ giọng nói mà nó muốn cất lên từ con tim của hiền thê: „Lạy Chúa, xin hãy đến!

Nếu một cánh tay được trải ra để thi hành điều thiện, hay để mang Tình Yêu của Chúa Ki-tô đến cho những người anh em và những người chị em, để lau khô những giọt lệ, hay để đưa mối hiệp thông vào trong sự cô đơn, để chỉ đường cho những ai lầm lạc, hay tái động viên những con tim đã bị tan vỡ, để nghiêng mình xuống với những người ngã sa, hay chỉ dẫn cho những người đang đói khát chân lý, giới thiệu sự tha thứ, hay thực hiện một sự tái bắt đầu trong Thiên Chúa…, thì anh em hãy biết rằng, Đức Thánh Cha cũng đang đồng hành với anh em, Ngài đang hỗ trợ anh em, và Ngài đặt cánh tay của Ngài trên cánh tay của anh em, dù rằng cánh tay ấy đã già cỗi và nhăn nhúm, nhưng tạ ơn Thiên Chúa, nó vẫn còn có khả năng để hỗ trợ và khích lệ.

Lời đầu tiên của tôi chính là lời tạ ơn Thiên Chúa vì tính năng động của Tin Mừng, mà tính năng động đó đang thúc đẩy một sự phát triển đáng ghi nhận của Giáo hội Chúa Ki-tô trên quốc gia này, và đã làm cho sự đóng góp quảng đại trở nên có thể, tức sự đóng góp mà Giáo hội tại đây đã thực hiện cho xã hội Hoa Kỳ cũng như cho toàn thế giới, và giờ đây vẫn đang tiếp tục thực hiện. Tôi rất kính trọng trước sự quảng đại và sự liên đới của anh em đối với Tông Tòa và trong mối liên hệ đến công cuộc loan báo Tin Mừng trên nhiều những khu vực khổ đau của thế giới, và với sự xúc động sâu sắc, tôi xin cám ơn anh em về sự quảng đại ấy. Tôi cũng rất lấy làm vui mừng về sự dấn thân không gì có thể phá vỡ được của Giáo hội anh em đối với các vấn đề thuộc về sự sống và gia đình mà nó chính là lý do ưu tiên cho chuyến viếng thăm hiện tại của tôi. Với trọn mối lưu tâm, tôi dõi theo những nỗ lực lớn lao trước sự đón nhận và sự dành quyền bình đẳng cho các di dân mà từ xa, họ đang nhìn về nước Mỹ với ánh mắt của những người nhập cư đã đến đây để kiếm tìm những khả năng đầy hứa hẹn về sự tự do và sự phồn thịnh. Tôi thán phục công việc mà với nó, anh em đang thúc đẩy trên tất cả mọi bình diện và những hoạt động bác ái trong vô vàn các cơ sở của anh em. Đó là những hoạt động được tổ chức hằng ngày nhưng giá trị của chúng lại không hề được hiểu, cũng không hề được hỗ trợ -, và đó là những hoạt động vẫn đang được duy trì một cách anh dũng trong bất cứ trường hợp nào, với việc quyên góp cho những người nghèo. Vì những sáng kiến ấy bắt muồn từ một sứ mạng siêu nhiên, và không được phép không tuân theo sứ mạng ấy. Tôi rất ý thức về sự can đảm mà với nó, anh em đã đối diện với những khoảnh khắc đen tối trên cuộc hành trình của Giáo hội mình, mà không hề sợ hãi trước việc tự phê, cũng không tránh né trước việc bị làm nhục cũng như trước những hy sinh của mình, và không hề sợ hãi trong việc khước từ những điều phụ thuộc để tái lấy lại uy tín và niềm tín thác mà chúng được đòi hỏi từ những người tôi trung của Chúa Ki-tô, như tinh thần của dân tộc anh em mong muốn. Tôi biết rằng, vết thương của những năm vừa qua đã đè nặng trên anh em là dường nào, và tôi cũng đã đồng hành với sự dấn thân quảng đại của anh em để chữa lành các nạn nhân – trong niềm ý thức rằng, nhờ vào việc chữa lành mà chính chúng ta sẽ vẫn luôn có được kinh nghiệm về ơn cứu độ -, và tiếp tục làm việc để những tội ác đó không bao giờ được lập lại nữa.

Tôi nói với anh em với tư cách là Giám Mục Rô-ma, người được Thiên Chúa kêu gọi đi ra khỏi một quốc gia cũng thuộc về Mỹ Châu, trong lúc cao niên, để bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo hội hoàn vũ và trong Đức Ái, mở ra con đường cho tất cả mọi Giáo giáo hội địa phương, để các Giáo hội ấy tiếp tục thăng tiến trong sự hiểu biết, trong Đức Tin và trong Tình Yêu của Chúa Ki-tô. Vì tôi đọc lên cả tên đệm lẫn tên họ của anh em, chiêm ngưỡng những nét mặt của anh em, biết tới mức độ lớn lao trong niềm ý thức của anh em về Giáo hội, cũng như biết về sự tận tụy mà anh em đã không ngừng bày tỏ với Đấng kế vị Thánh Phê-rô, nên tôi phải nói với anh em rằng, tôi không cảm thấy mình như là một người lạ ở giữa anh em. Thực ra, tôi cũng xuất thân từ một quốc gia rộng lớn, mênh mông và không theo hình thù của bất cứ thứ gì, mà quốc gia ấy, cũng giống như đất nước anh em, đã đón nhận Đức Tin từ hành trang của các nhà truyền giáo. Tôi biết rất rõ về những thách đố trong việc rắc gieo Tin Mừng vào trong tâm hồn những con người mà họ đến từ những thế giới khác nhau, và thường xuyên bị chai cứng hóa bởi con đường gian khổ mà họ đã để lại trước khi đến nơi. Câu chuyện về những nỗ lực để cấy ghép Giáo hội vào trong những vùng đồng bằng, vào giữa các dẫy núi hay giữa những thành phố và những vùng ngoại ô của một lãnh thổ thường rất khắc nghiệt, nơi có những biên giới thường xuyên trong tình trạng tạm thời, những câu trả lời chính thức không được tuân giữ, và việc tiếp cận được những nơi đó đòi hỏi người ta phải hiểu biết để nối kết những nỗ lực có tính anh hùng của những con người tiên phong và của các nhà thám hiểm với trí tuệ tầm thường và sức kháng cự của những người di cư đang quan sát không gian đã đạt được, không lạ lẫm gì với tôi. Một nhà thơ của anh em đã hết lòng ca ngợi điều đó khi ông viết: „Đôi cánh mạnh mẽ và không mỏi mệt“, nhưng cũng là sự khôn ngoan của người „hiểu biết về những ngọn núi“.

Tôi không nói với anh em một cách đơn độc. Giọng nói của tôi đứng trong sự liên tục với điều mà các vị tiền nhiệm của tôi đã gửi đến cho anh em. Thực tế, ngay từ những ngày đầu của „Hoa Kỳ“, khi Giáo phận đầu tiên được thành lập tại vùng Baltimore, sau cuộc cách mạng, Giáo hội Rô-ma vẫn luôn gần gũi với anh em, và anh em không bao giờ thiếu sự giúp đỡ cũng như như sự khuyến khích thường xuyên của Giáo hội. Trong những thập niên vừa qua, cả ba vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đều đã đến thăm anh em, và ở đây đã trao cho anh em một kho tàng to lớn về giáo lý mà nó vẫn còn mang tính thời sự, và anh em đã quý trọng giáo lý ấy để tổ chức những chương trình mục vụ với cái nhìn rộng lớn và biết lo xa, mà với những chương trình đó, anh em đã lãnh đạo Giáo hội đáng yêu này.

Mục đích của tôi không phải là việc cắm mốc cho một chương trình, cũng không phải là việc phác họa ra một chiến lược. Tôi đến không phải để xét đoán anh em, cũng không phải để dậy anh em một tiết học. Tôi hoàn toàn tín thác vào giọng nói của Đấng sẽ „dậy dỗ mọi điều“ (Ga 14,26). Trong sự tự do của Đức Ái, xin anh em hãy cho phép tôi được nói chuyện với anh em với tư cách là người anh em giữa những người anh em. Việc nói với anh em về những gì anh em nên làm, không nằm trong con tim của tôi, vì chúng ta đều biết tất cả những gì Thiên Chúa đòi hỏi từ chúng ta. Đúng hơn, tôi muốn đề cập một lần nữa tới nỗ lực dù đã cũ nhưng vẫn luôn còn mang tính thời sự và luôn mới mẻ, mà nó hệ tại ở chỗ tự chất vấn về những con đường đang được băng qua, về những cảm nhận mà người ta nên bảo vệ trong khi hoạt động, và trên tinh thần mà người ta nên hành động trong đó. Không hề đòi hỏi và gây kiệt sức, tôi muốn để anh em dự phần vào một số suy tư mà tôi đã giữ cho chúng thích hợp với sứ mạng của chúng ta.

Chúng ta là những Giám Mục của Giáo hội, là những mục tử được Thiên Chúa chỉ định để chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Niềm vui lớn nhất của chúng ta chính là việc trở thành những mục tử, nhưng không phải là bất cứ mục tử nào khác ngoài những mục tử với con tim không bị sẻ chia và với sự sự trao hiến bản thân một cách dứt khoát. Người ta phải bảo vệ niềm vui ấy, không được cho phép xảy ra chuyện nó bị cướp mất khỏi chúng ta. Sự ác sẽ gầm hú như một con sư tử và luôn cố gắng ngấu nghiến niềm vui này, bằng cách là hủy hoại nó, thực ra chúng ta không được kêu gọi cho chính chúng ta, nhưng trở nên như là ân sủng trong sự phục vụ thuộc về „vị Giám mục của các linh hồn“ (xc. 1Pr 2,25).

Bản chất của căn tính chúng ta phải được tìm kiếm trong việc kiên trì cầu nguyện, trong việc loan báo Tin Mừng (xc. Cv 6,4) và trong việc chăm sóc đoàn chiên (xc. Ga 21,15-17; Cv 20,28-31).

Đó không phải là bất cứ sự cầu nguyện nào, nhưng là sự hiệp nhất đầy tin tưởng với Chúa Ki-tô, ở bất cứ nơi đâu trong ngày mà chúng ta bắt gặp được ánh mắt của Ngài để nhận ra câu hỏi của Ngài đang dành cho chúng ta: „Ai là mẹ tôi? Ai là anh em của tôi?“ (xc. Mc 3,31-34), và có thể trả lời cho Ngài cách thanh thản: „Lạy Chúa, đây là Mẹ của Chúa, đây là những người anh em của Chúa! Con xin trao họ cho Chúa, đó là bất cứ người nào mà Chúa đã trao phó cho con.“ Đời sống của một vị mục tử sẽ được dưỡng nuôi bởi một sự gần gũi thân mật như thế.

Không phải là giảng giải những giáo lý phức tạp, nhưng là công bố Chúa Ki-tô một cách đầy vui mừng, Đấng đã chết cho chúng ta và đã phục sinh. Phong cách của sứ mạng chúng ta sẽ khơi lên trong con người của những người đang lắng nghe chúng ta, niềm kinh nghiệm về cái „cho chúng ta“ của việc loan báo này: Lời Chúa sẽ tặng ban ý nghĩa và sự viên mãn cho từng phần một trong cuộc sống của họ; các Bí Tích sẽ nuôi dưỡng họ với của ăn mà họ không thể tự kiếm được cho mình, sự gần gũi của vị mục tử sẽ khơi lên trong họ niềm khát khao có được cái ôm của Thiên Chúa Cha. Anh em hãy lo sao để đàn chiên luôn luôn bắt gặp trong con tim của vị mục tử một kho dự trữ vĩnh cửu mà người ta sẽ phí công vô ích khi kiếm tìm kho dự trữ đó nơi những điều thuộc về thế gian. Ước chi họ sẽ luôn luôn bắt gặp trên môi miệng anh em sự kính trọng đối với khả năng tạo nên và xây dựng niềm hạnh phúc trong tự do và công lý mà trái đất này đang cho đi một cách hào phóng. Nhưng không thiếu sự can đảm để thản nhiên nhìn nhận rằng: „Anh em hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh“ (Ga 6,27).

Đừng chăm sóc chính mình, nhưng hãy hiểu để từ bỏ chính mình, để làm cho mình trở nên bé nhỏ, và không coi mình như là trung tâm điểm, hầu nuôi dưỡng gia đình Thiên Chúa bằng chính Chúa Ki-tô. Hãy canh chừng trước chuyện đó và hãy dốc hết sức lực để đến được đàn chiên với cái nhìn của Chúa, mà đoàn chiên ấy là của Ngài. Hãy nâng cao Thập Giá của Con Thiên Chúa cho cách nhìn duy nhất mà nó mở con tim của đàn chiên ra cho vị mục tử. Đừng nhìn xuống dưới, trong sự liên hệ đến chính bản thân của mình, nhưng hãy luôn nhìn lên những đường chân trời của Thiên Chúa, mà những đường chân trời ấy vượt lên trên những gì có thể tiên đoán trước cũng như vượt lên trên những kế hoạch mà chúng ta đang dự trù. Cũng hãy canh chừng trên chính bản thân mình để chạy trốn trước cơn cám dỗ của việc tự say mê chính mình, mà cơn cám dỗ này có khả năng làm lóa mắt vị mục tử, làm cho giọng nói của Ngài không thể nhận ra, cũng như làm cho những cử chỉ của Ngài trở nên vô sinh. Trên những con đường thiên hình vạn trạng mà chúng mở ra những mối quan tâm mục tử của anh em, anh em hãy luôn nghĩ tới việc bảo vệ và duy trì điều cốt lõi không thể xóa nhòa, mà điều cốt lõi đó kết hợp tất cả: „Những gì anh em đã làm cho Thầy“ (xc. Mt 25,31-45).

Theo một nghĩa nào đó, một vị Giám mục cần phải thủ đắc tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo, cũng như thủ đắc tài xoay xở của một nhà quản lý, nhưng chúng ta sẽ té ngã một cách nghiệt ngã nếu chúng ta lẫn lộn giữa sức mạnh của quyền lực với sức mạnh của sự vô quyền, mà nhờ vào sức mạnh vô quyền này, Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta. Việc có sự biện phân đúng mức trước cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối, là điều rất cần thiết đối với một Giám mục. Nhưng khốn cho chúng ta nếu chúng la biến Thập Giá thành một chiếc hiệu kỳ của những cuộc chiến thế gian, và ở đây quên đi rằng, điều kiện đối với một cuộc chiến thắng vững bền hệ tại ở chỗ để cho mình bị xuyên thủng và từ bỏ chính mình (xc. Phil 2,1-11).

Chúng ta không lạ gì với nỗi sợ hãi của mười một môn đệ đầu tiên, họ đã nhốt kín chính mình trong những bức tường của họ, bị phong tỏa và dao động, bị lấp đầy nỗi kinh hoàng của những con cừu đã bị gây tan tác vì người mục tử đã bị đánh chết. Nhưng chúng ta biết rằng, một Thần Khí can đảm chứ không phải là Thần Khí khiếp nhược đã được ban cho chúng ta. Vì thế, chúng ta không được phép để cho mình bị gây tê liệt bởi nỗi sợ hãi.

Tôi biết rất rõ rằng, những thách đố của anh em thì nhiều vô kể; và tôi cũng biết rõ rằng, cánh đồng mà anh em gieo tỉa trên đó, rất khắc nghiệt và không thiếu những cám dỗ muốn nhốt mình lại trong khu rừng của những nỗi sợ hãi, tự liếm vào những vết thương, trong khi người ta nuối tiếc một thời gian đã qua mà nó không bao giờ trở lại, và chuẩn bị sẵn những câu trả lời cứng nhắc trước những trở ngại đang bị gây tức giận.

Tuy nhiên chúng ta lại là những con người thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ. Chúng ta chính là những Bí Tích sống của cái bao hàm giữa sự giầu sang phú quý của Thiên Chúa và sự nghèo hèn của chúng ta. Chúng ta là những chứng nhân cho sự tự hạ cũng như cho sự tự hủy của Thiên Chúa, Đấng, trong Tình Yêu, còn vượt lên trước cả những câu trả lời nguyên thủy của chúng ta.

Sự đối thoại chính là phương pháp của chúng ta, không phải vì những chiến lược ranh mãnh, nhưng vì niềm tín trung với Đấng không bao giờ trở nên mỏi mệt trong việc đi tới đi lui tới những chỗ tập trung nhiều người cho mãi tới tận giờ thứ mười một để nói lên lời mời đầy Tình Yêu của Ngài (xc. Mt 20,1-16).

Vì thế, con đường của chúng ta chính là sự đối thoại: Đối thoại giữa anh em với nhau, đối thoại với các Linh mục của anh em, đối thoại với Giáo dân, đối thoại với các gia đình, và đối thoại với cộng đồng xã hội. Tôi sẽ không cảm thất mệt mỏi trong việc khích lệ anh em hãy thực hiện sự đối thoại mà không hề e sợ. Kho tàng càng phong phú, tức kho tàng mà anh em đã chia sẻ với tính chân thật , thì sự khiêm nhượng sẽ càng hùng hồn, mà anh em phải giới thiệu kho tàng ấy với sự khiêm nhượng này. Xin anh em đừng sợ hãi trong việc thực hiện một cuộc „Xuất Hành“ cần thiết để đi tới với cuộc đối thoại đích thực. Trong trường hợp ngược lại, sẽ là điều không thể trong việc hiểu được những lý do của người khác, và cũng không thể hiểu được một cách thấu đáo rằng, người anh em mà họ nên được đạt tới hay nên được giải phóng với sức mạnh và sự gần gũi của Tình Yêu, có tầm quan trọng hơn là những chức vụ mà chúng ta giữ cho xa khỏi những người của chúng ta, ngay cả khi họ chính là những người thực sự đáng tin. Một ngôn ngữ bị gây cay đắng và có tính gây gổ của sự chia rẽ sẽ không bao giờ thích đáng với môi miệng của một vị mục tử, không có quyền được tiếp tục tồn tại trong con tim của Ngài, và điều này có vẻ như đảm bảo cho một khoảnh khắc nào đó có được một ưu thế hoàn toàn bề ngoài, rốt cục chỉ có sự hấp dẫn lâu bền của những điều thiện hảo và của Tình Yêu mới thực sự đáng tin.

Người ta phải để cho Lời Chúa vang lên trong con tim mình: „Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học cùng tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, gánh tôi nhẹ nhàng“ (Mt 11,28-30). Ách của Chúa Giê-su chính là ách của Tình Yêu, và vì thế nó là một sự bảo đảm cho niềm ủi an. Đôi khi sự cô đơn trong những nỗ lực của chúng ta đè nặng trên chúng ta, và chúng ta bị chất quá tải với chiếc ách đến độ chúng ta không còn nhớ rằng, chúng ta đã lãnh nhận chiếc ách đó từ Chúa. Có vẻ như chiếc ách đó chỉ là của chúng ta, và vì thế chúng ta lê bước tiến về  phía trước như con bò mỏi mệt trên cánh đồng khô hạn, bị đe dọa bởi cảm giác đã làm việc một cách vô ích, và quên đi sự tràn đầy niềm an ủi mà nó được nối kết một cách vững bền với Đấng đã tiên lượng điều đó cho chúng ta.

Học từ Chúa Giê-su vẫn là điều tốt nhất: Học từ Chúa Giê-su Đấng hiền lành và khiêm nhượng; bước vào trong sự tốt lành và khiêm nhượng của Ngài bằng việc chiêm ngưỡng hành vi của Ngài; Đưa các Giáo hội của chúng ta và dân tộc chúng ta, mà dân tộc này không hiếm khi bị hành hạ bởi áp lực thành tích, vào trong sự êm ái nơi chiếc ách của Chúa; và luôn ghi nhớ rằng, căn tính của Giáo hội Chúa Giê-su không được bảo đảm bởi „ngọn lửa từ trời xuống để thiêu hủy“ (xc. Lc 9,54), nhưng từ hơi ấm thầm kín của Chúa Thánh Thần, Đấng „chữa lành bất cứ nơi đâu bệnh tật hành hạ; hóa lỏng bất cứ điều chi bị đông cứng; điều khiển bất cứ điều chi trật đường“ (xc. Ca Tiếp Liên Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Veni, Sancte Spiritus).

Sứ mạng to lớn mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta, sẽ được chúng ta thực hiện trong sự hiệp thông, với cách thức lịch thiệp. Thế giới đã đang bị xé lát và đã bị phân chia thành nhiều mảnh! Sự tan vỡ từng mảnh cũng đang hiện ra trong các gia đình trên khắp thế giới. Vì thế, Giáo hội không được phép tháo rời „chiếc áo choàng liền tấm của Chúa“ để chia nhau hay để rút thăm. Sứ mạng Giám mục của chúng ta, nằm trong tuyến đầu, hệ tại ở chỗ tăng cường sự hiệp nhất, mà nội dung của nó được xác định bởi Lời Chúa và bởi Lương Thực từ trời. Nhờ thế, bất cứ Giáo hội nào đang được trao phó cho chúng ta cũng vẫn luôn giữ được tính Công giáo, vì Giáo hội rộng mở và trong sự hiệp thông với tất cả mọi Giáo hội địa phương, và với Giáo hội Rô-ma, „mà Giáo hội này thực thi quyền điều hành trong Tình Yêu“. Vì thế có một đòi hỏi là phải chăm lo cho sự hiệp nhất ấy, phải bảo vệ và duy trì nó, phải thúc đẩy, phải làm chứng như là những dấu chỉ và những khí cụ mà nó hiệp nhất các quốc gia, các sắc dân, các tầng lớp xã hội và các thế hệ, vượt qua mọi rào cản.

Năm Thánh về Lòng Thương Xót sắp đến, mà nó sẽ dẫn chúng ta đi vào trong chiều sâu không thể dò thấu của tấm lòng Thiên Chúa, trong đó không có chỗ cho sự chia rẽ, chính là một cơ hội ưu tiên cho tất cả mọi người để tăng cường và củng cố mối hiệp thông, hoàn thiện hóa sự hiệp nhất, hòa giải những khác biệt, tha thứ lẫn cho nhau và vượt thắng bất cứ mọi chia rẽ nào, đến độ ánh sáng của anh em sẽ chiếu giãi như „một thành phố được xây trên núi“ (Mt 5,14).

Việc phục vụ sự hiệp nhất này là điều quan trọng đặc biết đối với đất nước đáng quý trọng của anh em, mà những nguồn tài nguyên phong phú về vật chất, tinh thần, văn hóa, chính trị, lịch sử, nhân bản, khoa học và kỹ thuật của quốc gia này không đặt gánh nặng trên những trách nhiệm có tính trung hòa về luân lý trong một thế giới đang bị rối bời và đang vất vả tìm kiếm những trạng thái cân bằng mới của hòa bình, thịnh vượng và hội nhập. Vì thế, một phần căn bản nơi sứ mạng của anh em chính là giới thiệu cho công dân Hoa Kỳ biết về men hiệp thông khiêm nhượng và quyền năng. Nhân loại nên biết rằng, nhờ vào sự hiện diện của „Bí Tích Hiệp Nhất“ (Lumen gentium, 1) ở giữa họ, họ đang thủ đắc một sự bảo đảm rằng, số phận của họ không phải là sự cô độc và tan rã.

Và chứng tá ấy chính là một ngọn hải đăng, mà nó không được phép bị dập tắt. Trong sự tối tăm dầy đặc của cuộc sống, sẽ là điều thực sự cần thiết khi con người để cho mình được dẫn dắt bởi ánh sáng của ngọn hải đăng thuộc một hải cảng nào đó mà nó đang đợi chờ họ, hầu chắc chắn rằng, những con thuyền của họ sẽ không bị vỡ tung thành từng mảnh nơi những bãi đá ngầm và cũng không bị đẩy vào những ngọn sóng dữ. Vì thế, anh em thân mến, tôi khích lệ anh em hãy giải quyết những thách đố trong thời đại chúng ta. Cuộc sống với tư cách là ân ban và trách nhiệm luôn luôn nằm trên căn nguyên của bất cứ thách đố nào trong số những thách đố ấy. Tương lai tự do và phẩm giá của các xã hội chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta sẽ hiểu như thế nào để trả lời cho những thách đố đó.

Những nạn nhân vô tội của sự phá thai, những em bé đang bị chết đói hay phải chết vì bom đạn, những di dân bị chết đuối trên đường kiếm tìm một tương lai, những cụ già hay những bệnh nhân đang bị người ta khước từ, những nạn nhân của nạn khủng bố, của chiến tranh, bạo lực và của việc buôn bán ma túy, môi trường đang bị hủy hoại bởi mối tương quan có tính cướp bóc của con người đối với thiên nhiên – trong tất cả những điều đó, ân sủng của Thiên Chúa vẫn đang trong tình trạng lâm nguy, mà chúng ta chính là những người quản lý cao quý của ân sủng đó, nhưng không phải là người chủ của nó. Vì thế, vấn đề không phải là việc tránh né những vấn nạn này hay ỉm chúng đi. Bởi vấn đề không kém quan trọng hệ tại ở chỗ công bố Tin Mừng về gia đình mà tôi sẽ có cơ hội trong cuộc Đại Hội Quốc Tế về gia Đình sắp tới tại Philadelphia để cùng với anh em và toàn thể Giáo hội nhấn mạnh về chuyện đó.

Những khía cạnh bất khả nhượng này nơi sứ mạng của Giáo hội chính là cốt lõi của điều mà nó được Thiên Chúa giao phó cho chúng ta. Vì thế, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ chúng cũng như phải tiếp tục chuyển giao chúng đi, ngay cả khi tâm tính thời đại không thấm nhuần hay thậm chí còn thù địch với sứ điệp này (vgl. Evangelii gaudium, 34-39). Tôi khuyến khích anh em hãy giới thiệu những phương tiện và tính sáng tạo của Đức Ái với sự khiêm nhượng của chân lý nơi chứng tá này. Không phải chỉ cần được thông báo hay công bố theo hình thức bên ngoài, nhưng cũng còn phải đến được với con tim nhân loại và lương tâm xã hội.

Để đạt được mục đích này, việc Giáo hội trở nên như một chiếc lò lửa đơn giản và có tính gia đình mà nó hấp dẫn con người nhờ vào sức quyến rũ của ánh sáng và nhờ vào hơi ấm của Tình Yêu, tại Hiệp Chủng Quốc, đó là điều rất quan trọng. Với tư cách là những vị mục tử, chúng ta biết rất rõ về bóng tối và sự giá lạnh, mà trước cũng như sau, luôn có chúng trên thế giới này, nỗi cô đơn và cảnh hoang liêu của rất nhiều người – ngay tại những nơi, mà ở đó, những nguồn lực giao tiếp và những của cải vật chất đang có sẵn một cách dồi dào; chúng ta cũng biết tới nỗi sợ hãi trước cuộc sống, nỗi tuyệt vọng và muôn vàn những cách thế trốn chạy.

Vì thế, rốt cục Giáo hội sẽ chỉ là một Giáo hội khi Giáo hội ấy biết cách quy tụ chung quanh „lò lửa“ để có khả năng lôi cuốn. Chắc chắn không phải là bất cứ ngọn lửa nào, nhưng chỉ là ngọn lửa mà nó được đốt lên vào buổi sáng ngày Phục Sinh. Thông qua giọng nói rụt rè và ngượng ngùng của nhiều anh chị em, Đấng Phục Sinh sẽ vẫn tiếp tục chất vấn các mục tử của Giáo hội: „Anh em có gì ăn không?“ Vấn đề nằm ở chỗ là làm sao để nhận ra được giọng nói của Ngài giống hệt như các môn đệ bên bờ hồ Tiberia (xc. Ga 21,4-12). Việc đắm chìm trong niềm xác tín rằng, ngọn lửa phát ra từ sự hiện diện của Ngài, tức ngọn lửa được khơi lên bên ngọn lửa Vượt Qua, sẽ đi trước chúng ta và không bao giờ bị tàn lụi, là điều quan trọng hơn. Khi niềm xác tín này bị giảm sút, người ta sẽ có nguy cơ trở thành những viên quản lý của những đống tro tàn, và không còn phải là những nhà bảo vệ và những thừa tác viên của ánh sáng đích thực, cũng như của hơi ấm mà nó có khả năng nung nóng những con tim nữa (xc. Lc 24,32).

Trước khi kết thúc, tôi tự cho phép mình trao cho anh em hai lời đề nghị mà nó nằm sâu trong trái tim tôi. Lời đề nghị thứ nhất liên quan tới tình phụ tử Giám mục của anh em. Anh em hãy trở nên những mục tử gần gũi với con người, hoàn toàn là những mục tử gần gũi cũng như là những người phục vụ. Sự gần gũi này nên được diễn tả một cách đặc biệt đối với các Linh mục của anh em. Hãy đồng hành với họ để họ tiếp tục phục vụ Chúa Ki-tô với con tim không bị sẻ chia, vì chỉ có sự viên mãn mới thích hợp với những người phục vụ Chúa Ki-tô. Vì thế tôi xin anh em, đừng để cho họ tự cho phép mình hài lòng với những điều tầm thường. Hãy chăm lo cho những nguồn mạch tinh thần của họ, để họ không rơi vào cơn cám dỗ muốn trở thành những công chứng viên và những viên cán bộ quan liêu, nhưng để họ trở thành sự diễn tả về tình mẫu tử của Giáo hội,  mà Giáo hội ấy sinh ra con cái của mình và làm cho chúng lớn lên. Hãy lưu tâm trước việc họ bị mỏi mệt để nâng họ đứng dậy, và hãy lưu ý để trả lời cho Đấng sẽ đến gõ cửa vào mỗi đêm, ngay cả trong lúc người ta nghĩ rằng, mình có quyền nghỉ ngơi (xc. Lc 11,5-8). Hãy luyện tập cho họ để họ sẵn sàng dừng lại và cúi xuống để rưới thảo dược và chăm sóc cũng như để thanh toán cho người „tình cờ“ thấy mình bị cướp sạch hết mọi cái mà người ấy nghĩ rằng mình đang sở hữu (xc. Lc 10,29-37).

Lời đề nghị thứ hai của tôi liên hệ tới những di dân. Tôi xin lỗi nếu như tôi nói đến bất kỳ điều gì đó giống như „nó thuộc về những vấn đề riêng tư“. Giáo hội tại Hoa Kỳ đang biết ít như thế nào về những niềm hy vọng nơi những con tim của người di cư. Anh em đã học ngôn ngữ của họ rồi, đã hỗ trợ những vấn đề của họ, đã hội nhập những đóng góp của họ, đã bảo vệ những quyền lợi của họ, đã thúc đẩy họ kiếm tìm niềm hạnh phúc, và đã giữ cho những ngọn lửa Đức Tin của họ được cháy sáng. Ngay cả lúc này đây cũng không có cơ quan Hoa Kỳ nào làm cho những người di cư nhiều cho bằng các cộng đoàn Ki-tô giáo. Giờ đây anh em đang có một làn sóng di cư liên tục kéo dài từ Mỹ Châu La-tinh, mà làn sóng di cư này đang tấn công nhiều Giáo phận của anh em. Không chỉ với tư cách là Giám mục Rô-ma, nhưng cũng còn với tư cách là người mục tử đến từ miền Nam, tôi cảm thấy có nhu cầu cần phải cám ơn anh em cũng như khích lệ anh em. Có lẽ đối với anh em, việc hiểu được tâm hồn của họ không phải là điều đơn giản. Có lẽ anh em đang bị thử thách bởi những khác biệt của họ. Nhưng anh em nên biết rằng, họ cũng đang sở hữu những tài nguyên mà chúng có thể được sẻ chia. Vì thế, xin anh em hãy đón nhận họ mà đừng sợ hãi. Hãy giới thiệu cho họ hơi ấm của Tình Yêu Chúa Ki-tô, và rồi anh em sẽ giải mã được những bí nhiệm nơi con tim của họ. Tôi chắc chắn rằng, những con người ấy sẽ lại làm phong phú hóa cho Hiệp Chủng Quốc cũng như cho Giáo hội tại đây.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh em và xin Mẹ Thiên Chúa bảo vệ chở che anh em!

 

Xin cám ơn anh em!

 

Nhà Thờ Chính Tòa kính Thánh Mát-thêu Tông Đồ, Washington, D.C, thứ Tư ngày 23 tháng 09 năm 2015

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 


Văn Kiện Giáo Hội