ĐGH Phanxicô - Diễn Văn Trước Các Nhà Cầm Quyền và Ngoại Giao Đoàn Armenia

(muoianhsang.com)

Thưa Ngài Tổng Thống,

Thưa Quý Nhà Cầm Quyền,

Thưa Các Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,

Thưa Anh Chị Em Thân Mến,

Thật là một niềm vui lớn lao đối với tôi khi được ở đây, được đặt chân lên mảnh đất Armenia yêu dấu này, để thăm một dân tộc của những truyền thống xưa và phong phú, một dân tộc đã mang lại chứng tá can đảm cho niềm tin của mình và đã chịu đau khổ lớn lao, nhưng lại thể hiện chính mình có khả năng tái sinh liên lỉ.

“Bầu trời xanh thẳm của chúng ta, dòng nước trong của chúng ta, cơn bão ánh sáng, ánh nắng mùa hè và mùa đông đầy kiêu hãnh...những tảng đá lâu đời của chúng ta...những cuốn sách khắc cổ xưa của chúng ta đã trở thành một lời cầu nguyện” (ELISE CIARENZ, Ode to Armenia). Đây là những hình ảnh mạnh mẽ mà một trong những nhà thơ danh tiếng của các bạn mang lại cho chúng ta để minh hoạ lịch sử phong phú và vẻ đẹp thiên nhiên của Armenia. Họđã tóm lược lại di sản phong phú và kinh nghiệm vinh quang nhưng bi đát của một dân tộc và tình yêu bén rễ sâu của đất nước họ.

Tôi hết lòng biết ơn Ngài, thưa Ngài Tổng Thống, vì những lời đón tiếp tốt lành của Ngài thay mặt cho chính phủ và người dân Armenia, và vì lời mời tuyệt vời của Ngài đã làm cho việc đáp trả lại chuyến thăm đến Vatican mà năm ngoái Ngài đã thực hiện thành khả thể. Ngài đã tham dự vào buổi cử hành trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô, cùng với Đức Karekin II, Vị Thượng Phụ Catholicos Tối Cao của Toàn Dân Armenia, và Đức Aram I, Thượng Phục Catholicos của Đại Giáo Đường Cilicia, và Đức Nerses Bedros XIX, Thượng Phụ Cilicia của người Armenia, mới qua đời gần đây. Dịp này là một dịp tưởng niệm đến một ngàn năm biến cố Metz Yeghern, “Tội Ác Vĩ Đại” đã phủ trên dân tộc của các bạn và tạo nên cái chết của vô số người dân. Đáng buồn thay, thảm hoạ đó, cuộc diệt chủng đó, là khởi đầu của một chuỗi tai hoạ đầy thương tâm của thế kỷ qua, được làm cho khả thể bằng các mục đích bóp nát sắc tộc, ý thức hệ và tôn giáo vốn làm tăm tối tư tưởng của những kẻ bách hại thậm chí cho đến mức lên kế hoạch tiêu diệt toàn bộ dân tộc.

Tôi thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đến người dân Armenia là những người, được soi sáng bởi ánh sáng của Tin Mừng, thậm chí vào những thời khắc bi đát nhất của lịch sử, đã luôn tìm thấy ở nơi thập giá và sự phục sinh của Đức Kitô sức mạnh để đứng lên trở lại và mặc cho hành trình của họ một phẩm giá mới. Điều này cho thấy chiều sâu của niềm tin Kitô Giáo của họ và những kho tàng an ủi và hy vọng vô biên của họ. Đã chứng kiến những tác động nguy hiểm đối với điều mà lòng hận thù, thành kiến và lòng khao khát không can ngăn được đối với sự thống trị đã dẫn đến trong thế kỷ trước, tôi thể hiện niềm hy vọng sống động mà nhân loại sẽ học từ những kinh nghiệm bi đát này sực cần thiết phải hành động bằng trách nhiệm và sự khôn ngoan để tránh mối nguy của một sự trở lại với những nỗi kinh hoàng này. Chớ gì tất cả sẽ cùng tham gia vào việc nỗ lực để đảm bảo rằng bất cứ khi nào mâu thuẫn xuất hiện giữa các quốc gia, thì việc đối thoại, sự bền bỉ và yêu cầu chính đáng về nền hoà bình, sự hợp tác giữa các nhà nước và sự dấn thân liên lỉ của các tổ chức quốc tế sẽ luôn thắng thế, với mục đích tạo nên một bầu khí tin tưởng ưu tiên cho thành tựu cảu những thoả thuận lâu dài.

Giáo Hội Công Giáo mong muốn hợp tác cách tích cực với tất cả mọi người có ở trong trái tim tương lại về một nền văn minh và sự tôn trọng quyền của con người, để các giá trị tinh thần sẽ thắng thế trong thế giới của chúng ta và những người làm nhơ nhuốc ý nghĩa và vẻ đẹp của họ sẽ bị phơi bày ra như thế. Theo đó, hết sức quan trọng để tất cả mọi người tuyên xưng niềm tin cuả họ vào Thiên Chúa sẽ cùng chung sức mạnh để cô lập những người sử dụng tôn giáo để cổ võ chiến tranh, áp bức và bách hại bạo lực, khai thác và dung túng danh thánh của Thiên Chúa.

Đặc biệt ngày nay người Kitô Hữu, có lẽ hơn bao giờ hết vào thời các vị tử đạo tiên khởi, ở một số nơi trải qua sự phân biệt đối xử và bách hại vì một sự thật thuần tuý là tuyên xưng niềm tin của họ. Đồng thời, có quá nhiều mâu thuẫn ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới vẫn chưa được giải quyết, tạo nên đau khổ, sự huỷ diệt và những cuộc di dân bắt buộc của toàn thể các dân tộc. Thật thiết yếu là những người đang chịu trách nhiệm vì tương lai của các quốc gia sẽ can đảm đưa ra và không trì hoãn những sáng kiến nhằm kết thúc những đau khổ này, biến đòi hỏi hoà bình thành ưu tiên chính của họ, bảo vệ và chấp nhận các nạn nhân của sự gây hấn và bách hại, việc cổ võ công lý và sự phát triển bền vững. Người dân Armania đã trải qua những hoàn cảnh này trước hết; họ đã nếm trải sự đau khổ và đớn đau; họ đã biết đến sự bách hại; họ đã bảo tồn không chỉ ký ức của những nỗi đau trong quá khứ, mà còn cả tinh thần đã giúp họ luôn biết bắt đầu trở lại. Tôi khích lệ các bạn đừng thất bại trong việc góp phần quí báu của các bạn cho cộng đồng quốc tế.

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm ngày độc lập của nước Armenia. Đó là một dịp vui, nhưng cũng là một cơ hội, trong việc nuôi dưỡng các mục tiêu đã đạt được, để đưa ra những mục tiêu mới cho tương lai. Việc tổ chức dịp kỷ niệm đầy niềm vui này sẽ còn ý nghĩa hơn nữa nếu nó trở thành đối với hết mọi người dân Armenia, cả ở quê nhà lẫn ở hải ngoại, một thời khắc đặc biệt để qui tụ và phối hợp các năng lượng cho việc cổ võ một sự phát triển dân sự và xã hội của đất nước, một sự phát triển bình đẳng và bao gồm. Việc nay cũng liên hệ đến sự quan tâm liên lỉ đối với việc đảm bảo sự tôn trọng các mệnh lệnh đạo đức của nền công lý bình đẳng cho hết mọi người và tình liên đới với những người kém may mắn hơn (x. Gioan Phaolô II, Diễn Văn Tạm Biệt Từ Armenia, 27/09/2001: Insegnamenti XXIX/2 [2001], 489).  Lịch sử của đất nước các bạn tồn tại song hành với căn tính Kitô Giáo của nó được bảo tồn qua nhiều thế kỷ. Căn tính ấy, tách ra khỏi việc ngăn cản tính thế tục lành mạnh của nhà nước, thay vì đòi hỏi và nuôi dưỡng nó, lại ưu tiên đối với sự dự phần trọn vẹn của hết mọi người trong đời sống xã hội, tự do tôn giáo và tôn trọng những nhóm thiểu số. Một tinh thần hiệp nhất giữa hết mọ người Armania và một sự dấn thân ngày càng phát triển để tìm ra những phương thế hữu ích của việc vượt thắng sự căng thẳng với các nước láng giềng, sẽ tạo điều kiện cho việc nhận ra những mục tiêu quan trọng này, và bắt đầu cho một Armenia một thời đại của sự tái sinh đích thực.

Giáo Hội Công Giáo đang hiện diện ở đất nước này với nguồn nhân lực giới hạn, nhưng lại sẵn sàng góp phần đóng góp của mình cho sự phát triển của xã hội, đặc biệt ngang qua công việc của mình đối với người nghèo và người bị tổn thương ở những lãnh vực y tế và giáo dục, nhưng cũng ở trong những lãnh vực hỗ trợ bác ái. Điều này được thấy ở nơi công việc đã thực thi trong vòng 25 năm qua bởi Bệnh Viện Chúa Cứu Thế ở Ashotzk, viện giáo dục ở Yerevan, và những sáng kiến của Caritas Armenia và các công việc được quản lý bởi các dòng tu khác nhau.

Xin Thiên Chúa chúc lành và bảo vệ Armenia, một vùng đất được thắp sáng bởi niềm tin, sự can đảm của các vị tửđạo và niềm hy vọng vốn cho thấy mạnh mẽ hơn bất kì sự đau khổ nào.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

 


Văn Kiện Giáo Hội