Nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney, Úc chúng tôi tạm thời chuyển ngữ tài liệu do Đại Hội các Đức Giám Mục Công Giáo Anh Quốc và xứ Whales.  Hy vọng tài liệu này giúp các bạn trẻ tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sốt sắng hơn.

 

Lời Nguyện Chúa Nhật Thứ Nhất

 

Trong một đô thị ồn ào,

xin đem bình an lại cho con.

 

Khi mọi chuyện đều vô nghĩa,

xin mang lại ý nghĩa cho chúng con.

 

Khi chúng con lạc đường đi,

xin chỉ cho chúng con đường đi đúng.

 

Khi gặp khó khăn trong đời kytô hữu,

xin chiếu ánh sáng của Chúa trong đời chúng con.

 

Khi chúng con cô đơn,

xin ban bình an để làm bạn hữu.

 

Khi chúng con gặp thất bại,

xin mang lại tương lại cuộc sống con.

 

Khi cuộc sống đã có quá nhiều chuyện,

xin giúp con biết tập trung điều gì là quan trọng hơn cả.

 

Khi tình yêu gặp khó khăn,

xin phá tan con tim chai đá của con.

 

Khi con xin,

hãy ban cho con trái tim chỉ để yêu.

 

 

Lời mở đầu:

 

Có biết bao lần con đã tin vào lời bạn bè, đôi khi cả với người xa lạ.  Con đã nghe và đã tin  những điều nói qua các phương tiện truyền thông hay internet.  Thí dụ những lời do những người mà con không biết tới, hay do những người họ không thực quan tâm tới con và sự hiện hữa đích thực của con.

 

Khi được mời gọi trong sự sống, chính Chúa đã nói với chúng con. Khi được gọi rao giảng Lời Chúa, chính Chúa đã nói cho chúng con.  Khi được đảm bảo chúng con là quí giá, là chúng con được yêu, là những tạo dựng cao cả hơn mọi tạo vật, chính là Thiên Chúa đã nói với chúng con. Duy chỉ một Đấng, là đấng chỉ nói điều tốt lành cho chúng con.  Vậy con có tin vào Lời Chúa không?

 

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con tin tưởng vào lời Chúa phán với chúng con.  Xin ban ân sủng, con cần hiểu rằng Chúa muốn con chỉ có một đời sống.  Xin để con biết dùng tặng vật mà con đang có, quà tặng đó chính con cũng sẽ mang sự sống của Chúa đến cho người khác nữa.  Xin dạy con biết tín thác và hiểu rõ rằng Chúa nhìn con ra sao để con biết rõ ràng hơn những điều giá trị mà con đang có.  Xin ban cho con lòng can đảm ở tuổi đời thanh xuân để theo bước đường Chúa, xin ban sức mạnh để con dùng món quà tuổi trẻ mà ra giảng Lời Chúa.  Chúng con nguyện xin nhờ Chúa Giêsu Kytô, con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị với Chúa Cha cùng với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.  Amen

 

 

Ơn gọi của tiên tri Giêrêmia (Gr. 1,4-8)

 

 

Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng:

“Trước khi cho ngươi được hình thành trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi;  trước khi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân”.

 

Nhưng tôi thưa,

“Ôi, lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!”

 

Đức Chúa phán với tôi,

“Đừng nói ngươi còn trẻ !

Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi;

ta truyền cho ngươi nói, ngươi cứ nói.

Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”,

sấm ngôn của Đức Chúa. (bản dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)

 

 

Lời kinh của Thomas Marton

 

 

Lạy Thiên Chúa con, con không biết con đi về đâu. Con không nhìn thấy con đường trước mắt.  Con không thể biết con đường đó dẫn đến đâu, Con cũng không thực sự biết chính con.  Và quả thực con tưởng rằng con đang theo ý Chúa, nhưng thực ra con không làm điều đấy.  Nhưng con tin rằng lòng ước muốn làm hài lòng Chúa thực ra đã làm hài lòng Chúa rồi.

Con hy vọng bất cứ con làm điều gì cũng làm trong ý hướng đó.

Con mong rằng con không làm điều gì mà không do ước muốn đó.

 

Và con hiểu rằng khi con làm những việc này, Chúa sẽ hướng dẫn con đi đúng đường mặc dù con có thể không biết gì về con đường này.

 

Vì vậy, con luôn tin tưởng vào Chúa,

Mặc dù đôi khi con cảm thấy bị lạc lõng trong bóng tối sự chết.

Con sẽ không sợ hãi,

vì Chúa luôn ở bên con

và không bao giờ xa lìa con

để con phải đối diện với nguy nan một mình.

 

 

Lời cầu nguyện của ĐGH Benêđictô XVI

 

 

“ Các bạn trẻ chúng con, chúng ta là hoa quả của sứ mạng Giáo Hội, do sự tác Chúa Thánh Thần đang.  Chúng ta mang trong mình một thứ tình yêu được bao bọc của Chúa Cha, trong Chúa Giêsu Kytô, tình yêu đó chính là Chúa Thánh Thần.  Hãy đừng bao giờ quên điều đó, vì Thánh Thần Chúa luôn luôn ghi nhớ mọi sự riêng tư và đặc biệt ước mong chúng con là những người trẻ, hãy khơi dậy luồng gió và ngọn lửa Chúa Hiện Xuống Mới trong thế giới.

 

Lời nguyện của ĐGH Gioan Phaolô II

 

 

“Các con đừng sợ, hãy đi vào nơi chưa biết đến.  Hãy bình thản mạnh dạn bước đi với ý thức Ta ở bên con, vì vậy sự hãm hại không còn xảy cho con; mọi sự đều tốt đẹp, rất tốt đẹp.  Hãy làm việc này với niềm tin xác tín”.

 

Ngài là ai ?

 

Điểm tồn đọng

 

Phòng triển lãm nghệ thuật  chụp bắt cuộc đời Ngài vẽ trên tranh.

Các thư viện bầy biện hàng dãy sách nói về tư tưởng của Ngài.

Nhiều bệnh viện và trường học được cung hiến để tưởng nhớ đến Ngài.

Ngài là tâm điểm các cuộc tranh cãi,

là điểm hội tụ của hiệp nhất.

là đích điểm của tình yêu,

là đề tài của các cuộc tranh luận.

là căn nguyên cho hy vọng và là cùng đích của các cuộc đời.

Không ai còn thích thú đi tìm ý nghĩa cuộc đời

và vấn nạn tối hậu của có, mà có thể bỏ qua Ngài.

Ngài vượt lên cao, trên tất cả những  vĩ đại của lịch sử.

Nhưng đối với một số người, thì không dễ cảm nhậm Ngài  trong khoảnh khắc thinh lặng.

 

 

Lời mở:

 

Đó không phải là ngẫu nhiên mà chúng ta được gọi đích danh và được “ gọi “ là ơn gọi.

Cả hai đều hướng về tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và mỗi người chúng ta.

 

Hãy dùng chút thời giờ để ngẫm nghĩ lại những gì đã qua, hãy cố lắng nghe Chúa đang gọi đích danh bạn. Hãy hỏi Ngài bạn có thể làm gì hay là gì đối với Ngài, hoặc Ngài muốn bạn là gì hay làm gi?

 

Được kêu gọi,

 

Hơn một trăm năm trước, hồng y John Henry Newman viết:

Thiên Chúa tạo dựng nên tôi để tôi thi hành cho Ngài một vài công việc rõ ràng;

Ngài đã uy nhiệm việc làm cho tôi mà không cho người khác.

Tôi có sứ mạng của tôi – có thể tôi chẳng bao giờ biết sứ mạng trong suốt đời này tôi,

nhưng tôi đã được Ngài cho biết sứ mạng đó trong cuộc đời sau.

Tôi là một phần trong công việc lớn lao này; Tôi là móc nối của sợi xích, là sợi giây nối kết các giữa con người.

Tôi phải làm tốt, tôi phải làm tốt công việc Ngài;

Tôi phải là thiên thần của hòa bình, là người rao giảng sự thật ngay tại nơi tôi sống, cho dù tôi không có ý hướng ấy thì hãy làm những lệnh truyền của Ngài và phục vụ Ngài trong ơn goị của tôi.

Vì vậy, tôi sẽ tin tưởng vào Ngài trong mọi sự và trong mọi nơi tôi hiện hữu.

Tôi sẽ không bao giờ bị đào thải.

Tôi không xin để được thấy,

Cũng không xin để được biết,

Chỉ đơn giản xin được Thiên Chúa dùng đến .

 

 

Năm ngón tay cầu nguyện

 

Ngón tay cả thì gần bạn hơn cả, vậy hãy bắt đầu cầu nguyện cho người gần gũi bạn nhất; vì bạn dễ nhớ đến họ nhất. Hãy dâng một lời nguyện đặc biệt cho những người đã giúp bạn về đức tin và cho những người đã chỉ cho bạn biết thế nào đến gần với Chúa Giêsu.

 

Ngón kế tiếp là ngón trỏ. Hãy cầu cho những vị dạy dỗ bạn, chỉ bảo cho bạn, và sửa dạy bạn. Họ có thể là thầy giáo, y sĩ, và linh mục.  Hãy cầu nguyện cho vị linh mục mà bạn biết hay một trong các thầy giáo của bạn.  Các ngài cần sự nâng đỡ, sáng suốt để dẫn đường chỉ lối cho người ta đi đúng đường.

 

Ngón bên cạnh ngón trỏ là ngón cao nhất. Nó nhắc nhở ta nhớ đến các vị lãnh đạo.  Hãy cầu nguyện cho các chính trị gia và các nguyên thủ các quốc gia, các giám đốc thương mại và kỹ nghệ, các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội chúng ta.  Họ là những người mở mang phát triển quốc gia chúng ta và hướng dẫn dư luận quần chúng.  Các vị đó cần sự dẫn dắt của Thên Chúa hơn cả.  Hãy cầu nguyện cho các đức giám mục của chúng ta; hay cho thủ tướng; hay cho ai đó mà bạn biết họ đang lãnh trách nhiệm trên nhiều người.

 

Ngón tay thứ tư là ngón đeo nhẫn – đây là ngón yếu nhất mà là ngón độc nhất không có gân riêng biệt – Nó nhắc nhở ta hãy cầu cho những người yếu thế cô thân, đang gặp khó khăn và đau khổ.  Họ cần lời cầu nguyện của chúng ta ban ngày cũng như ban đêm.  Bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện cho người nào đó mà bạn biết họ đang chiụ đau khổ trong tinh thần hay thể xác.

 

Ngón cuối cùng, ngón thấp và nhỏ nhất.  Đây là vị trí dành cho chính chúng ta trong tương quan với Thiên Chúa và người khác. “Người cùng rốt sẽ lên cao trọng giữa anh em”.  Ngón út nhắc nhở cầu nguyện cho chính chúng ta.  Trong khi chúng ta cầu nguyện cho tất cả các nhón khác, thì những nhu cầu của chúng ta cũng phải được đặt vào đúng vị trí xứng đáng và bạn sẽ có thể cầu nguyện cho chính bạn hữu hiệu hơn. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa tỏ cho chúng ta  tình yêu cao cả của Ngài và xin chỉ cho chúng ta biết sống trọn vẹn và hạnh phúc theo Thánh Ý của Ngài.

 

Gợi ý xét mình

 

Đây là cách cầu nguyện về đời sống đích thực, cách tìm Thiên Chúa dành cho những người thật sự bận rộn vào những lúc cuối ngày.

 

Có 5 gia đoạn trong lối cầu nguyện này, mỗi gia đoạn rất ngắn; hoặc hoàn toàn cầu nguyện hay chỉ suy xét, có thể cần độ 10-15 phút.

 

  1. Hãy tìm một nơi thoải mái; hít từ từ và thật sâu; nhắm mắt nếu có thể.  Hãy tự đặt mình trước mặt Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi bạn, chăm chú nhìn bạn và đang mỉm cuời với bạn.  Một khi ban quen đặt mình như vậy, hãy dành thời giờ cuối ngày cho Chúa.  Hãy xin Ngài để bộc bạch tầm tình trong ngày, vì Ngài đang trông thấy. Cũng xin Chúa Thánh thần ban ơn cho những gì đã đến trong ngày, ngay cả khi bạn không ngờ nhiều chuyện đến như vậy. Hãy dâng tất cả cho Chúa với tất cả ý muốn.
  2. Vào buổi sáng hãy duyệt qua tất cả các trao đổi và hành trình, các cuộc họp, các xung đột, chán nản, thành công, thất vọng, hạnh phúc, xúc phạm, các công việc trong ngày.... tất cả mọi sự cho đến khoảnh khắc này, hãy hồi tưởng lại tất cả.  Với một số người việc hồi tưởng này như một đoạn video quay lại mọi sự tuần tự; nhưng với một số người khác thì nó lại không như vậy, nhưng cách quảng.  Cách nào cũng được cả.  Với sự tập luyện bạn có thể thấy rằng chính Thiên Chúa đang chỉ cho bạn một ngày sống và tất cả những con người đã đến với bạn trong ngày.  Hãy để ý “ điểm ấm và điểm lạnh”.  Hãy dâng cho Chúa để được chúc lành.
  3. Hãy chọn một hoặc hai chuyện nổi bật trong ngày làn bạn thích thú mà cho đến bây giờ bạn vẫn còn vui. Hãy dâng lên Thiên Chúa để Ngài giữ lại trong bạn, hãy cảm tạ Chúa không phải chỉ vì Ngài đã ban cho mà còn vì đã đón nhận.  Hãy sống giây phút đó lần nữa, đừng mất thời giờ hay cố giải thích hay phân tích nó.  Hãy ở giây phút đó một lần nữa, trước khi nó tiêu tan vào thời gian và lịch sử. Hãy trao cho Chúa với niềm vui.
  4. Bây giờ hãy gợi lại những gì tiêu cực, ngôn ngữ, tư tưởng, hành vi đã làm bạn buồn bực, vô tâm hay nóng giận.  Những điều có thể bạn nói hoặc bạn ước đã không nên nói.  Cũng có thể những điều phải phải lên tiếng, nhưng bạn lại im lặng. Cũng có thể những hành động mà bạn đã cố lâm vào, có thể một cách chuyện nghiệp... mà đã để lại cho bạn cảm giác khó chịu hay tồi tệ. Có thể có những điều mà Thiên Chúa muốn bạn làm, một cơ hội tốt, nhưng bạn lại quay lưng đi hoặc không đón nhận chúng.  Không cần giải thích, tìm lý do hay phân tích lúc này.  Hãy tỉnh thức và chấp nhận, nếu bạn khám thấy có điều gì thì tốt hơn không  chăm chú vào đó trong lúc này; đừng ráng cố gắng, nhưng cũng đừng dồn nén nó.  Dù nó thế nào chăng nữa, thì nó cũng là những điều tiêu cực trong ngày, nhận biết và làm chủ nó.  Hãy trao lại cho Chúa xin Ngài sửa chữa.
  5. Cuối cùng, hướng tới ... đến nơi mà bây giờ bạn đang định tới.  Nều là lúc chuẩn bị nghỉ đêm, thì bạn có thể tự hỏi đã sẵn sàng chưa?  Bạn có thể tưởng tượng sáng mai không? Điều gì đã đến trong đầu bạn, thì nó cũng có thể có trong nhật ký của bạn ngày mai, cũng giống y ngày hôm qua, có gì khác biệt không? Hãy tưởng tượng đến những nơi mà bạn sẽ đến và tìm hiểu đến đó bầng cách nào?  Điều bạn làm lúc này là chúc lành ngày trước mắt, vì Thiên Chúa đã ở với bạn trong khoảnh khắc xét mình này.  Và khi Thánh Thần Chúa đang mời gọi bạn và tạo cơ hội cho bạn trong suốt ngày dài dù bạn chỉ thấy lờ mờ, thì Thiên Chúa cũng vẫn tiếp tục mời gọi bạn ngày mai và thời gian đang đến.  Hãy dâng lên Chúa với niềm hy vọng.

 

Có thể bạn kết thúc lời nguyện thông thường bằng kinh Lạy Cha hay xin các thánh cầu bầu cho bạn hay dấu Thánh Giá.

 

Phương pháp này rút từ phương pháp Linh Thao của thánh Ignatio Loyola, người sáng lập dòng Tên


Mục Lục Ngày Quốc Tế Giới Trẻ XXIII, Sydney Úc Châu