VĂN BẢN KẾT THÚC

CỦA HỘI NGHỊ GIÁO DÂN CHÂU Á LẦN THỨ 2

TỪ NGÀY 19 ĐẾN HẾT NGÀY 24.03.2001

TẠI BAN PHU WAAN, SAMPHRAN, THÁI LAN

"Anh em luôn đứng vững cùng chung một Thần Khí, một lòng một dạ cùng nhau chiến đấu vì đức tin mà Tin Mừng mang lại cho anh em"

(Pl 1,27b)

I. NHẬP ĐỀ

1.1 Chúng tôi là các tham dự viên Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ 2 đại diện của 15 quốc gia thuộc Châu Á (Bangadesh, Aán Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Uzbekhistan, Việt Nam). Chúng tôi là những nam nữ giáo dân và những người trẻ và các nữ tu cùng với các linh mục và giám mục của chúng tôi, đã qui tụ về Trung Tâm Huấn Luyện Mục Vụ Ban Phu Waan, Samphran, Thái Lan này, từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng 3 năm 2001, để suy nghĩ về đề tài: "Giáo Dân là Sức Mạnh Yêu Thương và Phục Vụ sinh động trong một Giáo Hội được đổi mới". Tiếp nối Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ nhất với đề tài suy nghĩ là: "Sự dấn thân của người giáo dân trong Sứ Mạng của Giáo Hội với sự quy chiếu đặc biệt về việc thực thi Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội", đề tài lần này của chúng tôi ăn khớp với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội cũng như với chủ đề của Hội Nghị Toàn Thể lần thứ 7 của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) hồi tháng 1 năm 2000 là "Một Giáo Hội đổi mới tại Châu Á: Sứ Mạng Yêu Thương và Phục Vụ".

1.2 Các Hội Nghị Giáo Dân Vùng Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á đã suy nghĩ về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội trong bối cảnh của các thực tại của từng Vùng. Đó đã là một tiến trình phát triển và trưởng thành liên tục trong Đức Tin.

1.3 Các mục tiêu của Hội Nghị lần này là:

1.3.1 Làm cho tiềm năng của gia đình và của giáo dân trở nên sống động, tạo thành một sức mạnh yêu thương và phục vụ sinh độngï, làm chứng cho các gía trị Tin Mừng.

1.3.2 .- Khám phá các khả năng hợp tác với các anh chị em có Niềm Tin tôn giáo khác để tìm cách đáp trả - bằng yêu thương và phục vụ- các thách đố mà Châu Á đang phải đương đầu.

1.3 3.- Xây dựng tình liên đới với các tổ chức của Giáo Hội, với giáo dân của các quốc gia khác và với các tổ chức phi chính phủ nhằm phục vụ việc thăng tiến con người.

1.4 Chúng tôi đã thiếu mất một số Giáo Hội địa phương mà đáng lẽ ra phải có mặt: Cambodia, Lào, Trung Hoa lục địa, Myanmar, Bắc Triều Tiên và các quốc gia Trung Á. Đặc biệt Uzbekhistan đã có mặt tại Hội Nghị này.

II. KINH NGHIỆM CỦA CHÚNG TÔI

2.1 Chúng tôi đã bắt đầu Hội Nghị bằng việc Thâm Nhập Thực Tế tức đi vào một số đặc điểm của thực tại Á Châu. Trong khi nhớ lời mời gọi của Giáo Hội là hãy đối thoại với dân chúng có niềm tin khác, với các nền văn hóa và với người nghèo, chúng tôi đã đi thăm một số trung tâm mà ở đó nổi bật một phong cách sống khác; nơi mà các nạn nhân đau khổ vì bệnh AIDS, người già, người bị áp bức và bóc lột đã có thể tìm thấy sự săn sóc, tiện nghi và hy vọng; nơi mà các phụ nữ, trẻ con và người trẻ, là nạn nhân của nền kinh tế toàn cầu hóa, có thể tìm thấy sự giúp đỡ, hướng dẫn và một cách sống khác. Chúng tôi đã gặp nhiều người đã phải đau khổ một cách sâu sắc bởi guồng máy xã hội.

2.2 Việc "Thâm Nhập Thực Tế" giúp chúng tôi học hỏi, nhìn ra, cảm nghiệm và chia sẻ với những người đang đau khổ. Gương tốt của những người làm việc với họ đã gợi cho chúng tôi xác tín rằng "yêu thương và phục vụ" - chứ không phải là "sự chiếm hữu và khai thác"- mới là chìa khóa mở đường cho con người được hạnh phúc,. Chúng tôi nhận ra rằng tấm lòng và sự khôn ngoan có khả năng giúp con người tìm ra ý nghĩa cuộc sống hơn là tiền bạc và kiến thức. Chúng tôi cũng nhận ra rằng sức mạnh và niềm vui xuất phát từ các mối tương quan có ý nghĩa và từ các hoạt động chung giữa các nhóm khác nhau, cùng nhau chia sẻ mối quan tâm, có khả năng tăng cường tình liên đới và sự hợp tác để làm cho xã hội thành nhân bản hơn.

2.3 Báo cáo các Vùng cho chúng tôi một cái nhìn toàn diện về những vấn đề nóng bỏng và sự đáp trả của Giáo Hội. Những nỗ lực của các Giáo Hội địa phương nhằm giải quyết các vấn đề đem lại cho chúng tôi niềm hy vọng. Có nhiều giáo dân đã liên kết một cách tuyệt vời với những người đang đau khổ và với những người đang hoạt động cho Công Lý và sự Thăng Tiến các quyền con người. Nhìn vào tầm mức mênh mông của vấn đề, sự đáp trả của chúng tôi với tư cách là giáo dân, thật không cân xứng.

2.4 Các chuyên viên của chúng tôi và các đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã cống hiến cho chúng tôi những tấm gương sáng và đã vạch ra cho chúng tôi những khả năng sống sứ mạng của mình như một tác nhân làm thay đổi thế giới.

2.5 Chúng tôi biết ơn vì đã có điều kiện thuận lợi để gắn bó với nhau nhờ việc chia sẻ cá nhân, họp nhóm và làm việc chung với nhau. Việc chuẩn bị và cử hành Phụng Vụ Thánh Thể mỗi ngày là nguồn suối cảm hứng và hiệp thông giữa chúng tôi. Các buổi trình diễn văn hóa đào sâu tình hũu nghị và giúp chúng tôi đánh giá cao vẻ đẹp và sự đa dạng của các Nền Văn Hóa Á Châu.

III. THÁCH ĐỐ

3.1 Các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản/ Các Cộng Đoàn Ki-tô hữu Nhỏ cống hiến cho giáo dân phương thế nối kết Đức Tin với Đời Sống và giúp chúng tôi ý thức về cảnh huống của mình. Trong các Cộng Đoàn nhỏ này sự Huấn Luyện về Đức Tin và nhất là về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, có thể giúp chúng tôi phát triển một nhận thức về sứ mạng và trở thành một Sức Mạnh sinh động để làm cho người ta trở lại và làm biến đổi trong Giáo Hội và Xã Hội. "Các Cộng Đoàn nhỏ bé này giúp các thành viên sống Tin Mừng trong tinh thần Yêu Thương Huynh Đệ và Phục Vụ, từ đó trở thành điểm khởi hành vững chắc cho một xã hội mới, biểu hiện nền Văn Minh Tình Thương" (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, # 25)

3.2 Chúng tôi được mời gọi để trở thành các chứng nhân đáng tin cậy bằng "một lối sống phù hợp với Giáo Huấn Tin Mừng. Sự liên đới với người nghèo sẽ trở nên đáng tin hơn nếu bản thân các Ki-tô hữu sống giản dị, theo gương Đức Giê-su" (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, # 34).

3.3 Chúng tôi được mời gọi để trở nên một Sức Mạnh Yêu Thương và Phục Vụ sống động trong tình Hiệp Thông với Giáo Hội. Và chúng tôi được mời gọi để mỗi người và cả cộng đoàn thực thi Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, cùng hoạt động với mọi người thành tâm thiện chí để giải quyết những vấn đề chung của xã hội.

3.4 Đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội về việc dấn thân phục vụ đời sống công cộng là một nhu cầu cấp bách. Thế giới của các vấn đề chính trị và lao động là những môi trường ưu tiên mà người giáo dân được mời gọi để biến đổi xã hội.

3.5 Bênh vực sự thăng tiến các quyền con người là một thách đố đặc biệt đối với chúng tôi.

IV. QUYẾT ĐỊNH

Chúng tôi quyết định:

4.1 Nhấn mạnh việc Huấn Luyện giáo dân một cách có hệ thống và xuyên suốt hơn nhằm giúp giáo dân hiểu biết căn tính và vai trò của mình, hiểu biết Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội bằng những phương thức đơn giản và được cung cấp đều đặn.

4.2 Sử dụng tiến trình Thâm Nhập Thực Tế, Suy Tư và Hành Động mà chúng tôi đã thấy rất hữu ích trong việc đào tạo giáo dân.

4.3 Dấn thân hoạt động với các Giáo Hội địa phương để thực thi Chương Trình Hành Động trong quốc gia của mình.

4.4 Thành lập các Cộng Đoàn Chia Sẻ Lời Chúa là các cộng đoàn tạo điều kiện cho giáo dân trở thành Sức Mạnh Yêu Thương và Phục Vụ sống động.

4.5 Xây dựng một Tình Liên Đới rộng lớn hơn giữa các Giáo Hội Aù Châu với nhau và với những người thuộc các niềm tin khác để tăng cường hoạt động của chúng ta nhằm phục vụ người nghèo.

4.6 Cổ vũ và hỗ trợ Gia Đình để gia đình chu toàn nhiệm vụ có một không hai của mình dựa trên nền tảng Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội.

V. KẾT

5.1 Được tăng cường và nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm của những ngày vừa qua, chúng tôi trở về với một quyết tâm và sức mạnh mới, saün sàng đương đầu với các thách đố của chúng tôi.

5.2 Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha về sứ điệp mà Người đã gửi cho tất cả các tham dự viên Hội Nghị chúng tôi. Ngài nói rằng: chúng con chỉ là một thiểu số nhỏ bé tại Châu Á "nhưng chỉ cần một chút men cũng đủ làm dậy men cả khối lớn bột. Và một lần nữa, chúng ta được chuẩn bị để sống đời sống Ki-tô hữu với Người, trong xác tín rằng Đức Giê-su là Hy Vọng và là Ơn cứu độ duy nhất của nhân loại" (Xem Tông Thư Novo Millennio Ineunte, # 29).

5.3 Chúng tôi kết thúc Hội Nghị Giáo Dân Châu Á lần thứ 2 này vào ngày áp Lễ Truyền Tin và nhờ lời cầu bầu của Đức Ma-ri-a là Mẹ của Châu Á , chúng tôi có thể thưa: "Xin Vâng" trước lời mời gọi quyết liệt của Tin Mừng là trở nên nghèo và sống hiệp nhất khi chúng tôi bắt đầu thiên niên kỷ mới.

5.4 Chúng tôi cám ơn Hội Đồng các Tổ Chức Giáo Dân Thái Lan là chủ nhà và là người đồng tổ chức rất đáng mến, về sự tiếp đón ân cần đã dành cho chúng tôi. Chúng tôi cũng cám ơn Văn Phòng Giáo Dân của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã qui tụ chúng tôi lại từ khắp các quốc gia Châu Aù.

                            


Trở về Trang Mục Lục Giáo Hội
Trở Về Trang Nhà