LỜI NÓI ĐẦU

 

Bất kỳ sinh vật nào trong thiên nhiên, nếu biết thích ứng với môi trường chung quanh th́ dù nhỏ bé yếu ớt cũng có thể sống c̣n và phát triển. C̣n sinh vật nào không thích ứng hay không có khả năng thích ứng, th́ dù to lớn mạnh mẽ cũng sẽ khó phát triển và có thể bị thoái hóa. Thích ứng là ứng xử một cách thích hợp với từng t́nh huống của môi trường, là «tùy cơ ứng biến», tùy theo hoàn cảnh hay t́nh huống cá biệt mà thay đổi cách ứng xử. Như vậy, thích ứng hàm ư sự tự thay đổi, tự biến hóa ḿnh để phù hợp với môi trường.

Trong phương pháp giáo dục mới của thời đại, nhà giáo dục không thể chỉ áp dụng một phương pháp giáo dục duy nhất cho tất cả mọi đối tượng giáo dục. Nghĩa là mọi phương pháp giáo dục đều phải mang tính cá biệt, không theo một mô h́nh chung, mà thay đổi tùy theo khuynh hướng cá biệt của từng đối tượng. V́ người ta không ai giống ai, «bá nhân bá tánh», mỗi người một khuynh hướng, một ư kiến, một quan niệm, một lập trường, một tính chất riêng biệt, đ̣i hỏi một cách đối xử riêng biệt. Do đó, nghệ thuật giáo dục đ̣i hỏi nhà giáo dục phải tùy theo từng đối tượng mà thay đổi phương pháp giáo dục cho thích hợp.

Đối với Giáo Hội, việc thích ứng đó rất quan trọng trong đời sống nội bộ của Giáo Hội, trong tương quan giữa Giáo Hội và thế giới, trong việc hướng dẫn và Phúc âm hóa thế giới. Tinh thần thích ứng là điều kiện sống c̣n và phát triển của Giáo Hội. Đứng trước thiên niên kỷ thứ ba, trước t́nh trạng số người Kitô hữu ngày càng suy giảm tại châu Âu, và trong tương lai có thể tại châu Á và các châu khác, chúng ta nên đặt lại vấn đề thích ứng. Phải chăng v́ thiếu thích ứng mà Giáo Hội chậm phát triển hay ngưng phát triển?

Ta có thể nhận thấy những thời kỳ và những vùng mà Giáo Hội phát triển mạnh, chẳng hạn tại châu Âu, tại châu Á, đều là những thời kỳ hoặc những vùng mà Giáo Hội đặt nặng sự thích ứng với thế giới, với môi trường phúc âm hóa. C̣n những thời kỳ và những vùng Giáo Hội phát triển chậm, đều là những thời kỳ hoặc những vùng mà Giáo Hội coi nhẹ sự thích ứng.

Do đó, đứng trước thiên niên kỷ thứ ba, trước sự chậm phát triển của Giáo Hội vào cuối thiên niên kỷ thứ hai, chúng ta thử nêu lên vấn đề thích ứng của Giáo Hội để có thể rút ra những bài học từ quá khứ cho tương lai phát triển của Giáo Hội. Thích ứng là vấn đề sống c̣n của Giáo Hội, cũng như của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới. Không thích ứng th́ không thể tồn tại được.

Thế giới và con người càng thay đổi nhanh chóng th́ nhu cầu thích ứng càng phải cao và nhậy bén. Thích ứng không phải là chiều theo thế giới trong những cái tốt cũng như cái xấu của nó, mà là thay đổi phương pháp biến cải và thánh hóa thế giới sao cho phù hợp với t́nh trạng, khuynh hướng luôn luôn thay đổi của thế giới, để biến cải và thánh hóa thế giới một cách hữu hiệu hơn. Thế giới luôn luôn biến đổi và biến đổi rất nhanh, mà phương cách tiếp cận, xử lư của chúng ta đối với thế giới không thay đổi hay thay đổi quá chậm, chúng ta sẽ tự cô lập, tụt hậu, tự đào thải chính ḿnh và không c̣n khả năng ảnh hưởng trên thế giới nữa. Lúc đó, Giáo Hội không thể thực hiện được sứ mạng mà Thiên Chúa trao cho Giáo Hội trong ḷng thế giới.

Mục đích của tập sách này chỉ là đưa ra những suy nghĩ cá nhân để góp phần xây dựng Giáo Hội, để nói lên sự khẩn thiết phải thích ứng của Giáo Hội đối với thế giới và con người thời đại. Cách nói của tác giả đôi khi có thể có những điều mà một số người khó có thể chấp nhận, nhưng chúng phát xuất từ những bức xúc, thao thức của tác giả về sự sống c̣n và phát triển của Giáo Hội, đặc biệt trong thiên niên kỷ sắp tới.

Bất kỳ ai, nếu không nói ra điều ḿnh nghĩ, th́ không bao giờ nói sai, mà hễ đă nói ra th́ khó mà tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Nhưng nếu không nói ra th́ không bao giờ có thể tạo gặp gỡ, thông cảm và xây dựng. Tác giả biết chắc chắn trong tập sách này có nhiều suy nghĩ của tác giả chưa được hoàn chỉnh, chín chắn, nhưng v́ nóng ḷng xây dựng Giáo Hội mà ḿnh yêu quí, nên tác giả không ngại tŕnh bày những suy nghĩ, mong ước của ḿnh, như là những gợi ư cá nhân để người đọc tiếp tục suy nghĩ và hoàn thiện thêm. Nếu có ai đọc tập sách này mà nhận thấy trong số những điều tác giả nói có nhiều điều sai lầm, không hợp ư ḿnh, khiến độc giả ấy phải suy nghĩ, bức xúc, nhờ đó ư thức vấn đề sâu sắc hơn, đồng thời đưa ra những suy tư đúng đắn hơn, th́ đó cũng là một điều tốt mà tác giả mong muốn cuốn sách này làm được.

Rất mong nhận được sự chỉ giáo, góp ư của những người thiện chí cùng quan tâm đến việc xây dựng Giáo Hội và thế giới.

 

Chân thành cảm tạ

 

NGUYỄN CHÍNH KẾT

 


Mục Lục