VIỆC HỘI NHẬP VĂN HÓA CỦA KITÔ GIÁO
VÀO TRUNG HOA (
1)

 

NGUYỄN CHÍNH KẾT

 

Việc truyền bá Kitô giáo tại Trung Hoa vừa gặp nhiều khó khăn vừa không được may mắn. Cho tới nay, Kitô giáo tại Trung Hoa chỉ là một thiểu số rất nhỏ, mặc dù Kitô giáo đă tới Trung Hoa từ thế kỷ VI, dù có rất nhiều nỗ lực phúc âm hóa và hội nhập văn hóa của các thừa sai. Chúng ta hăy lội ngược ḍng thời gian để t́m hiểu việc việc phúc âm hóa và hội nhập văn hóa Kitô giáo tại Trung Hoa để biết được những nguyên nhân khiến cho cuộc phúc âm hóa tại đây đi đến thất bại. Đọc lịch sử phúc âm hóa tại Trung Hoa, ta sẽ rút được rất nhiều bài học về hội nhập văn hóa.

Việc phúc âm hóa tại Trung Hoa

Giáo phái Nestorius

Những người đầu tiên tới phúc âm hóa tại Trung Hoa không phải là các thừa sai công giáo Rôma mà là những người thuộc giáo phái Nestorius (2) từ Syria và Ba Tư sang. Giáo phái này đă tới Á châu rất sớm theo đường buôn bán. Họ loan báo Tin Mừng tại Ấn Độ, Nam Dương, Java, Tây Tạng, Trung Á, và vào Trung Hoa năm 578 do giáo sĩ Alopen dẫn đầu. Họ tới Trường An (hiện là Tây An) được vua Đường Thái Tôn tiếp đón nồng hậu và được nhà vua ra chiếu chỉ cho phép truyền đạo.

Ḥa nhập với Phật giáo

Tới thế kỷ VIII, đạo phát triển mạnh. Để ḥa nhập, họ đă hợp tác với các nhà sư Phật giáo để cùng dịch một số kinh kệ và giáo lư của cả hai tôn giáo. Chẳng hạn giám mục Ađam và sư Bát Nhă đă hợp tác với nhau dịch sang tiếng Trung Hoa 35 văn bản Thánh Kinh và giáo lư của giáo phái, cùng với nhiều kinh kệ Phật giáo nữa. V́ thế, người Trung Hoa coi họ là một giáo phái Phật giáo. Nhờ vậy, Kitô giáo được dân chúng đón nhận dễ dàng và phát triển mạnh.

Nhưng vẫn luôn luôn giữ vững cốt tủy

Những văn bản giáo lư của họ mang nặng h́nh thức Phật giáo, nhưng cốt tủy của sứ điệp Kitô giáo vẫn luôn luôn nổi bật một cách rơ nét. Họ luôn luôn cố gắng thích ứng sứ điệp Kitô giáo với những quan điểm Phật-Lăo đă có sẵn trong dân chúng, dù có nhiều điểm cốt tủy khác biệt hẳn với Phật-Lăo. Về sau, chủ trương thích ứng này đă bị các Kitô hữu cùng giáo phái ở Tây Phương khiển trách.

Thập giá trên Bông Sen

Một thích ứng đầy tính hội nhập văn hóa của họ là biểu tượng Thập Giá trên Bông Sen không có h́nh Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Bông sen là một biểu tượng đầy ư nghĩa của Phật giáo nói lên sự tinh khiết, trong sạch, cho dù mọc lên từ những ô uế dơ bẩn của trần gian. Dùng biểu tượng đó cho Kitô giáo vừa xứng hợp vừa giúp cho Kitô giáo dễ hội nhập văn hóa vào xă hội Trung Hoa lúc đó đang ưa chuộng Phật giáo. Xứng hợp v́ người Kitô hữu cũng phát xuất từ thế gian, ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Thánh Giá không có h́nh Chúa chịu đóng đinh v́ người Trung Hoa trọng lễ giáo, nên không chưa hiểu Kitô giáo, làm sao họ thiện cảm được với một tôn giáo thờ người trần truồng chịu đóng đinh như một tội nhân? Hy sinh một chút h́nh thức bên ngoài để thích ứng với năo trạng người dân chẳng phải là khôn ngoan sao?

Sự thích ứng của giáo phái Nestorius vào xă hội Trung Hoa chỉ là thích ứng bên ngoài có tính cách h́nh thức thôi. Không có sự thích ứng về nội dung giáo thuyết, nghĩa là không có ǵ thay đổi về mặt giáo lư hay thần học cả.

Giáo phái Manikêô

Cùng đi loan báo Tin Mừng vào Trung Hoa thời đó c̣n có giáo phái Manikêô (tới Trung Hoa khoảng thế kỷ VI hoặc VII). Các tu sĩ giáo phái này cũng ăn chay như các nhà sư Phật giáo, bận áo trắng như các cư sĩ Phật giáo. Khi Hoàng Đế thời đó yêu cầu một «giám mục» giáo phái này soạn cuốn giáo lư của họ, «giám mục» đó đă tŕnh bày giáo thuyết Manikêô nguyên thủy một cách thích ứng với các tín đồ Phật giáo và Khổng giáo. Nhờ thích ứng sâu xa với xă hội và văn hóa Trung Hoa mà họ đă qua được những tai họa trầm trọng về mặt chính trị.

Năm 1294, giám mục Montecervino, thuộc ḍng Phan-sinh, là khâm sứ Ṭa Thánh Rôma đă tới Bắc Kinh. Ông lập hàng giáo sĩ địa phương, đào tạo chủng sinh, dịch một phần Tân Ước và Thánh Vịnh sang tiếng Mông Cổ và xây nhà thờ. Nhưng mối bận tâm đầu tiên của ông không phải là phúc âm hóa cho dân bản xứ cho bằng làm cho những tín hữu thuộc hai giáo phái lạc giáo kia trở lại công giáo!

Không may cho các giáo phái Kitô giáo tại Trung Hoa thời đó: họ bị Hồi giáo Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát và tiêu diệt, nhất là do Tamerlan (năm 1380).

Giáo Hội công giáo

Gương mặt nổi bật: Cha Matteo Ricci

Giáo Hội công giáo chỉ chính thức phúc âm hóa đất nước Trung Hoa từ cuối thế kỷ XVI. Người hùng của cuộc phúc âm hóa tại Trung Hoa là linh mục Matteo Ricci, ḍng Tên, người Ư, là nhà phúc âm hóa nổi bật nhất ở Trung Hoa. Năm 1583, ngài tới loan báo Tin Mừng tại miền Nam Trung Hoa, lúc đó Ngài đă 50 tuổi. Việc phúc âm hóa của ngài rất có qui mô và kế hoạch, mang tính hội nhập văn hóa rất cao.

Nhưng... tiếc thay!

Nhưng rất tiếc các cấp lănh đạo trong Giáo Hội thời đó đă không hiểu được phương pháp loan báo Tin Mừng của ngài, đồng thời tỏ ra quá cứng rắn, cố chấp vào nguyên tắc. Nên đă vô t́nh phá hỏng toàn bộ công tŕnh và kế hoạch loan báo Tin Mừng mà ngài đă dành trọn cuộc đời để thực hiện tại Trung Hoa. T́m hiểu cách phúc âm hóa của cha Ricci sẽ giúp ta hiểu được sâu sắc về hội nhập văn hóa.

Thích ứng và hội nhập văn hóa của linh mục Matteo Ricci

Cha Matteo Ricci

Phong cách của cha Ricci

Khi đến loan báo Tin Mừng tại Trung Hoa, ngài không có vẻ là một nhà truyền giáo chút nào, mà có vẻ là một triết gia, một nhà luân lư, một nhà nghiên cứu toán học và thiên văn học. Ngài sử dụng thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa, cả nói lẫn viết. Chủ trương của ngài là xâm nhập vào hàng ngũ trí thức nhất của đạo Nho, nên ngài đă dùng sách vở loại trí thức nhất và những dụng cụ tối tân nhất để ḥa ḿnh với họ, trở nên những người như họ. V́ thế, ngài ăn mặc y như họ. Nhưng khi phải giao tiếp với các tín đồ Phật giáo b́nh dân, người bận đồ giống như các sư săi Phật giáo.

Phương pháp «gián tiếp truyền đạo từ trên cao»

Kế hoạch phúc âm hóa của ngài rất qui mô, dài hạn. V́ thế, trước tiên ngài không nhắm phúc âm hóa đại đa số quần chúng, mà nhằm giới trí thức, những thành phần ưu tú trong xă hội, giới lănh đạo chính trị và xă hội, các viên chức chính quyền, các nho sĩ, tăng ni, và nếu có thể th́ cả hoàng đế nữa.

Chắc hẳn ngài đă suy gẫm rất nhiều về sự kiện vua Constantinus Cả theo đạo, nhờ đó tạo điều kiện dễ dàng cho Kitô giáo lan tràn khắp đế quốc Rôma. V́ nếu giới nắm quyền cai trị không theo đạo hay không có cảm t́nh với đạo, th́ dân chúng càng theo đông càng có nguy cơ bị cấm đạo và bách hại. Đó là phương pháp «gián tiếp truyền đạo từ trên cao». Thành quả có thể chậm lúc ban đầu, nhưng rất vững chắc, hữu hiệu và rất nhanh về sau.

V́ thế, ngài chủ trương thích ứng hết sức có thể với môi trường trí thức Trung Hoa, với những nghi thức rất phức tạp của lễ giáo Trung Hoa «để rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa duy nhất chân thật một cách tốt đẹp nhất có thể... dưới h́nh thức dễ chấp nhận nhất đối với năo trạng của người Trung Hoa».

Dùng những ư niệm của Khổng giáo để nói về Thiên Chúa

Để nói về Thiên Chúa bằng những ư niệm có sẵn trong dân chúng, cha Ricci nhận nhận ra rằng những ư niệm của Khổng giáo thích hợp để diễn tả sứ điệp Kitô giáo hơn những ư niệm của Phật giáo. Vả lại, dân Trung Hoa không thích thế giới quan của Phật giáo cho bằng của Khổng giáo, v́ dẫu sao đạo Phật cũng là một tôn giáo ngoại lai, không có nền tảng Trung Hoa bằng Khổng giáo. Giới b́nh dân khó hấp thụ được giáo lư cao siêu của Phật giáo, nên dù theo Phật giáo, họ vẫn thờ kính thần tượng Trung Hoa. C̣n Khổng giáo cởi mở hơn, không có tính giáo điều, đạo đức cá nhân và xă hội cũng rất siêu việt, rất mực kính trọng cha mẹ tổ tiên, và biết tôn thờ Trời như một hữu thể tối thượng. Đặc biệt Khổng giáo không đưa ra một h́nh ảnh cụ thể về Thiên Đàng, cũng không có các huyền thoại về các vị thần. V́ thế, Khổng giáo gần gũi Kitô giáo hơn Phật giáo, nên có thể dùng những ư niệm của Khổng giáo để dẫn người ta đi vào Kitô giáo.

Trong cuốn «Thiên Chúa thực nghĩa» viết bằng tiếng Trung Hoa, cha Ricci chứng minh rằng: những văn bản nguyên thủy của Khổng giáo chưa bị ảnh hưởng của Phật giáo có những ư niệm về Trời, Thượng Đế và về cuộc sống sau khi chết rất gần với những ư niệm Thiên Chúa và đời sau của Kitô giáo. Chỉ có Khổng giáo của phái Tống Nho (thế kỷ XI-XII), do bị ảnh hưởng của Phật giáo, mới biến Trời thành một nguyên lư trừu tượng đi cùng một cặp với Đất. Trung Hoa Cổ cũng quan niệm Thượng Đế hữu ngă (có ngôi vị) như Kitô giáo, quan niệm «Thái Cực» hay «Nguyên Lư Siêu Ngă» chỉ phát sinh ra sau này thôi.

Chuẩn bị người nghe đón nhận sứ điệp

V́ thế, các thừa sai ḍng Tên của cha Ricc đă giải thích lại những bản văn cổ của Trung Hoa theo chiều hướng phù hợp với Kitô giáo, và áp dụng luận lư học của triết học Kinh Viện để lư giải mọi vấn đề. Cha chủ trương đứng trên lập trường Khổng giáo để giải thích về Thiên Chúa.

Giai đoạn đầu của công cuộc phúc âm hóa không nên đưa người ta vào mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo vội (như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể, v.v...), mà trước hết hăy giúp họ cảm nhận được sự hợp lư và chân thực của Kitô giáo. Do đó, điều ḿnh rao giảng ban đầu phải mang tính triết lư hơn thần học, thần học tự nhiên hơn là thần học về mặc khải, dẫn người ta tới đức tin hơn là tŕnh bày chính đức tin đó. V́ thế, trong sách giáo lư của cha Ricci, tên của Chúa Giêsu chỉ được nhắc đến có một lần, không phải một cách chính thức mà chính do t́nh cờ thôi.

Phương pháp tiệm tiến

Phương pháp giảng đạo của cha Ricci rất tiệm tiến, đi từng bước một. Người ta có chấp nhận bước trước th́ mới tŕnh bày bước sau. Cái dễ chấp nhận mà họ c̣n chưa chấp nhận được th́ đưa ra cái khó chấp nhận làm sao thành công?

Ngài không muốn đưa ra một thứ Kitô giáo mâu thuẫn hay chống lại Khổng giáo hay Phật giáo. V́ thế, tuy rất khoan dung trên b́nh diện «tự nhiên», nhưng cha Ricci tỏ ra rất khó chịu khi có một người công giáo nào đó dựa vào Công Đồng Tridentinô mà đ̣i hỏi người dân nếu muốn rửa tội th́ phải đoạn tuyệt với đạo cũ của ḿnh (Khổng, Lăo hay Phật), hoặc phải đốt hết các ảnh tượng của các giáo chủ ấy.

Thành phần trí thức trở lại Kitô giáo

Chủ trương của cha Ricci như vậy, nên sau khi ngài đến Trung Hoa đă 20 năm, tức năm 1600, mà số người trở lại không quá 1.000 người. Nhưng những người này hầu hết thuộc thành phần trí thức hoặc cao cấp trong xă hội, chẳng hạn như Từ Quang Khải là một đại quan sắp lên chức tể tướng.

Đang khi đó, số người trở lại tại Nhật Bản lên tới 300.000. V́ thế, các bề trên ở Macao chỉ huy công cuộc phúc âm hóa không thể kiên nhẫn chờ đợi lâu hơn, đă điều các giáo sĩ khác - như cha Niccolo Longobardi - đến Trung Hoa loan báo Tin Mừng với chủ trương ngược lại: nhắm vào đại chúng, vào giới b́nh dân.

Những cản trở phá hoại công cuộc phúc âm hóa của cha Ricci

Hai thứ Kitô giáo ngược nhau

V́ thế, các thừa sai tại Trung Hoa có nguy cơ mâu thuẫn nhau. Giới trí thức nhận sứ điệp từ cha Ricci th́ thấy Kitô giáo đưa ra một triết lư, luân lư và khoa học rất phù hợp với Khổng giáo. C̣n đại chúng nhận sứ điệp từ cha Longobardi th́ thấy Kitô giáo đi ngược lại Khổng giáo, v́ đạo này đưa ra những tín điều và những phép rất xa lạ với Khổng giáo, nhất là lại cấm thờ kính Khổng Tử và tổ tiên, một điều cấm thật khó hiểu thậm chí không thể chấp nhận được đối với năo trạng dân Trung Hoa.

Quan trọng nhất là trong dân chúng bắt đầu phát sinh ra những hội, những nhóm bất hợp pháp của các Kitô hữu sinh hoạt bí mật với nhau. Khi phát hiện ra, chính quyền đă ra lệnh trục xuất các thừa sai ra khỏi Trung Hoa lần đầu tiên vào năm 1617, sau khi cha Ricci qua đời được 7 năm. Lệnh cấm không gắt gao, nên các thừa sai vẫn ở lại một cách bí mật và càng ngày càng đến Trung Hoa đông đảo hơn. Nhưng sự xung đột giữa các thừa sai ngày càng tăng và càng trầm trọng hơn.

Vấn đề danh từ chỉ Thiên Chúa

Cha Ricci đă dùng chính những danh từ Trung Hoa để chỉ Thiên Chúa của Kitô giáo, như «Thượng Đế», «Thiên». Chính cha Ricci cũng sáng tạo một từ mới là «Thiên Chủ».

Nhưng đến thời cha Longobardi, có nhiều người Nhật trở lại đạo đă phản bác việc sử dụng đó, nên ngài ra lệnh cấm dùng những danh từ Trung Hoa để gọi Thiên Chúa hầu tránh những giải thích sai lạc và những hiểu lầm do từ ngữ. Đồng thời ngài cho chuyển những ư niệm thần học của Rôma về Thiên Chúa sang tiếng Trung Hoa. Vấn đề từ ngữ này ngài cho áp dụng như ở bên Nhật.

Tại Nhật, linh mục Phanxicô Xaviê đă chuyển từ ngữ Deus của Latinh sang tiếng Nhật là Deusu cho thích hợp với lỗ tai người Nhật (3). Các ư niệm căn bản của thần học cũng được phiên âm sang tiếng Việt đại loại như thế. Có khoảng 50 từ như persona (= personne - ngôi vị), susutanshija (= substance - bản chất), garasa (= grâce - ân sủng), v.v...

V́ thế, dưới con mắt dân chúng Á châu, sứ điệp Kitô giáo có vẻ là một sản phẩm nhập cảng hoàn toàn ngoại lai, của Rôma và của châu Âu. Đó là điều hết sức trái ngược với phương pháp phúc âm hóa của cha Ricci. Đúng ra, nếu đă phiên âm như thế th́ phải phiên âm từ những danh từ Do Thái mới chính xác. Để chỉ về Thiên Chúa, từ Deus nguyên thủy của Rôma có hay hơn ǵ - nếu không muốn nói là kém hơn - từ Thượng Đế, hay Thiên của người Trung Hoa! (4) Ngày xưa, các giáo phụ «rửa tội» cho từ Deus của Rôma th́ nào có ai đặt vấn đề khắt khe như thế đâu?

Cuộc tranh chấp giữa các thừa sai

V́ thế, các giáo sĩ ḍng Tên tại Trung Hoa không chịu theo lệnh của cha Longobardi mà cứ dùng theo cách của cha Ricci. Cho đến năm 1634, sự tranh chấp mới bùng nổ: tranh chấp về việc thờ kính Khổng Tử và tổ tiên, và danh từ để chỉ Thiên Chúa. Sau đây là diễn tiến khiến cho cuộc tranh chấp đi đến bùng nổ.

Các ḍng khác chống lại ḍng Tên

Năm 1634, các thừa sai ḍng Đa-minh và Phan-sinh người Tây Ban Nha đến Trung Nguyên truyền đạo. Họ rất bực bội về việc người Kitô hữu Trung Hoa thờ kính tổ tiên và Đức Khổng Tử, và việc sử dụng những danh từ truyền thống Trung Hoa để gọi Thiên Chúa. V́ thế, một cuộc tranh chấp lớn đă xảy ra giữa các ḍng thừa sai và giữa các quốc tịch thừa sai: ḍng Phan-sinh và Đa-minh chống lại ḍng Tên, các thừa sai Tây Ban Nha và Pháp chống lại các thừa sai Bồ Đào Nha.

Trong cuộc tranh chấp này sự cạnh tranh hơn thua giữa các ḍng và các quốc tịch đóng vai tṛ quan trọng hơn là những lập luận thần học. Các đặc phái viên của Ṭa Thánh chưa t́m hiểu đến nơi đến chốn mà đă dùng quyền can thiệp. Các thừa sai ḍng Tên bị tố cáo tơi bời ở Rôma. Cả Âu Châu bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp này.

Ḍng Tên bị tố cáo là rối đạo

Năm 1633, cha Morales và Antoine de Sainte Marie tuyên bố rằng thờ kính tổ tiên là thờ tà thần và dị đoan. Năm 1637, hai cha bị tù v́ lư do ấy. Năm 1639, cha Morales được trả tự do, sau đó, cha gửi thư về ḍng Tên ở Macao để phản đối việc các cha ḍng Tên chấp nhận việc thờ kính này. Cha Morales cũng đă đích thân về Rôma báo cáo 17 điều rối đạo của các cha ḍng Tên tại Trung Hoa. V́ thế, ngày 12-9-1645, Đức Thánh Cha Innocent X ra sắc lệnh cấm thờ kính tổ tiên tại 3 nơi: Manilla (Philippines), Goa (Nam Ấn Độ), Macao (Trung Hoa).

Năm 1656, Cha Martini, ḍng Tên, về Rôma tŕnh bày lại về vấn đề này: thờ kính tổ tiên không trái với giáo lư Công giáo, mà chỉ là nghi thức dân sự. Đức Giáo Hoàng Alexandre VII thông cảm và lại cho phép ngược lại. Thế nhưng các thừa sai khác không chịu, nên năm 1669, Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX tuyên bố cả hai sắc lệnh ngược nhau của hai vị tiền nhiệm vẫn có giá trị. Năm 1693, Đức Giám Mục Maigret (MEP) ở Trung Hoa cấm một số điều ở trong giáo phận của ngài: cấm dùng bài vị, cấm thờ kính Khổng Tử, cấm đọc các sách triết học Trung Hoa, cấm đọc sách Kinh Dịch... T́nh trạng tranh chấp giữa các thừa sai kéo dài nhiều năm.

Năm 1704, Đức Thánh Cha Clêmentê XI ra tông hiến cấm đoán 12 điều rơ rệt, trong đó có cấm thờ lạy Đức Khổng Tử.

Sự bất b́nh của hoàng đế Trung Hoa

Năm 1705, sứ thần Maillard de Tournon tới Bắc Kinh được vào tiếp kiến hoàng đế Khang Hy, cho biết Đức Giáo Hoàng có quyền trên giáo hữu Trung Hoa. Lời nói sơ xuất này khiến Khang Hy tức giận và đuổi Tournon về Macao giam lỏng. Về sau, Đức Giám Mục Maigret cũng bị nhà cầm quyền Trung Hoa đuổi về, và họ chỉ cho những ai theo lập trường của cha Matteo Ricci mới được ở lại.

Ngày 19-3-1715, Đức Clêmentê XI công bố tông hiến Ex illa die cấm triệt để việc thờ kính tổ tiên.

Năm 1721, sứ thần Mezzabara đến Macao t́m hiểu, và ngày 4-11-1721 công bố cho phép 8 điều: giữ bài vị trong nhà và tôn kính tổ tiên, cho phép lạy và đốt hương trước bài vị hay người chết, được phép cúng với điều kiện viết giấy giải thích ḿnh làm là v́ ḷng hiếu thảo.

Các thừa sai vẫn không đồng ư và các vị nhờ đại học Sorbonne nghiên cứu vấn đề. Và đại học này cho rằng đó là việc dị đoan. V́ thế, ngày 26-9-1735 Đức Giáo Hoàng Clêmentê XII lên án giám mục Băc Kinh phổ biến 8 điều trên.

Quyết định dứt khoát của Ṭa Thánh

Ngày 11-7-1742, Đức Giáo Hoàng Benedictus XIV công bố hiến chế Ex quo singulari cấm đoán quyết liệt, cấm ngặt không ai được bàn căi về việc này, và các thừa sai phải thề tuân hành hiến chế này mới được đi Trung Hoa.

Thái độ thiện chí của hoàng đế Trung Hoa

Tuy nhiên, vào thời gian ấy, việc phúc âm hóa tại Trung Hoa vẫn tiến triển. Năm 1670, tức 100 năm sau khi cha Ricci đến, có tới 273.780 người trở lại công giáo, và tương lai cũng rất hứa hẹn.

Vua Khang Hy, Hoàng Đế Trung Hoa, rất có cảm t́nh với Kitô giáo, đến nỗi các cha ḍng Tên hy vọng Hoàng Đế sẽ trở lại đạo. Năm 1692, Hoàng Đế đă ra chiếu chỉ cho phép Kitô giáo được tự do truyền đạo trên toàn quốc.

Khi cuộc tranh chấp giữa các ḍng xảy ra, vua Khang Hy đă đích thân gửi cho Đức Giáo Hoàng một lá thư, với sự chứng nhận của chín ṭa án tối cao Trung Hoa, nói về những vấn đề lie6n quan đến cuộc tranh chấp ấy. Thư đă tới Rôma năm 1701, trong đó Hoàng Đế Trung Hoa xác nhận rằng tại Trung Hoa, Khổng Tử chỉ được tôn kính như một vị Thầy, một Minh Sư, chứ không được tôn thờ như một Thượng Đế. C̣n việc thờ kính tổ tiên th́ chỉ là để tưởng nhớ. Và danh từ ThiênThượng Đế không phải dùng để chỉ bầu trời, mà để chỉ Chúa Tể của trời đất vạn vật.

Thái độ cứng rắn của Ṭa Thánh

Cấm triệt để thờ kính tổ tiên

Nhưng bất chấp uy tín của Hoàng Đế một dân tộc đông nhất thế giới ấy, năm 1704, Đức Giáo Hoàng Clêmentê XI ra lệnh cấm các Kitô hữu Trung Hoa không được thờ kính tổ tiên và Đức Khổng, cũng không được dùng những danh từ địa phương trên để chỉ Thiên Chúa, chỉ có từ Thiên Chủ - do cha Ricci sáng tạo ra - là được sử dụng. Ai bất tuân sẽ bị dứt phép thông công.

Lệnh cấm này đă dồn người Kitô hữu Trung Hoa vào thế kẹt, v́ việc cúng tổ tiên và Khổng Tử là những giá trị truyền thống không thể bỏ được của dân Trung Hoa. Do đó, ai muốn theo đạo hoặc giữ đạo th́ dường như không c̣n là người Trung Hoa nữa. Các vị lănh đạo Giáo Hội có vẻ như muốn các Kitô hữu Trung Hoa phải sẵn sàng hy sinh tính chủng tộc hơn là đánh mất chân tính tôn giáo. Đương nhiên, rất nhiều người không thể hy sinh như thế. V́ thế, lệnh cấm của Đức Giáo Hoàng trở thành một hàng rào kiên cố ngăn cản nhiều người Trung Hoa vào Giáo Hội.

Trước lệnh cấm này, các đại diện Tông Ṭa và các linh mục ḍng Tên khiếu nại lên Ṭa Thánh, và để đáp lại những khiếu nại ấy, năm 1710, Ṭa Thánh c̣n ra lệnh cấm ngặt hơn nữa.

Phản ứng của chính quyền Trung Hoa

Trước sự «thách thức» của Rôma, năm 1717, chín ṭa án tối cao của Trung Hoa lên án Kitô giáo, đ̣i trục xuất các thừa sai, đ̣i cấm đạo, phá hủy các nhà thờ, và cưỡng bức dân chúng bỏ đạo. V́ thế, số người công giáo giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, việc cấm đạo chỉ thật sự được phát động sau khi Vua Khang Hy chết năm năm.

Dầu vậy, Rôma vẫn cương quyết không lùi bước. Năm 1742, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIV lại cứng rắn xác định lại những quyết định đă có trước trong tông huấn «Ex qui singulari», cấm tuyệt đối những điều đă cấm.

Năm 1744, Đức Giáo Hoàng này lại kết án phương pháp phúc âm hóa của linh mục Roberto de Nobili thuộc ḍng Tên ở Ấn Độ. Phương pháp này tương tự như phương pháp phúc âm hóa của cha Matteo Ricci tại Trung Hoa.

Công tŕnh của cha Ricci bị phá hủy

Thế là sự cứng rắn một cách quá đáng, phản hội nhập văn hóa của Ṭa Thánh Rôma đă phá hủy công tŕnh phúc âm hóa hàng trăm năm của các linh mục ḍng Tên, đặc biệt công tŕnh mà cha Matteo Ricci đă dành trọn cuộc đời để làm. Những quyết định cứng rắn đó đă làm cho bối cảnh phúc âm hóa tại Trung Hoa thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng hết sức bất lợi.

Như vậy, trong hai thế kỷ XVII và XVIII, việc phúc âm hóa tại Trung Hoa có hai khuynh hướng hoàn toàn ngược lại nhau. Khuynh hướng của các thừa sai ḍng Tên, tức của cha Metteo Ricci, là mềm dẻo thích ứng với đối tượng phúc âm hóa, hay khuynh hướng hội nhập văn hóa, và khuynh hướng của các thừa sai ḍng Phan-sinh và Đa-minh là trung thành với truyền thống hay với những ǵ đă có sẵn một cách cứng rắn, không chịu thích ứng với đối tượng phúc âm hóa. Giới lănh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội đă theo khuynh hướng sau. Và mộng của các thừa sai ḍng Tên - là cố gắng biến vua Khang Hy trở thành một Constantinus ở Trung Hoa - v́ thế đă sụp đổ.

Công cuộc phúc âm hóa thời thực dân

Công cuộc phúc âm hóa tại Trung Hoa bắt đầu chuyển qua một giai đoạn khác: vừa là thành công vừa là khởi đầu cho sự thất bại.

Phúc âm hóa đợt hai

Cưỡng bức văn hóa thay v́ hội nhập văn hóa

Lịch sử công cuộc phúc âm hóa tại Trung Hoa đă thay đổi hoàn toàn. Cách thức phúc âm hóa thay v́ hội nhập văn hóa th́ trở thành cưỡng bức văn hóa, hay xâm lăng văn hóa như trong thế kỷ XIX.

Việc phúc âm hóa tại Trung Hoa thế kỷ XIX diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân và đế quốc cực thịnh tại châu Âu. Đó là cuộc phúc âm hóa đợt hai có thêm các thừa sai Tin Lành - đa số thuộc giáo phái Pietism và Fondamentalism (Kiên Tín và Chấp Kinh).

Bối cảnh lịch sử

Năm 1842, năm quốc nhục của Trung Hoa, Anh quốc nhập cảng thuốc phiện của Ấn Độ vào Trung Hoa. Việc đó khiến cho Anh có một mối lợi lớn, nhưng dân Trung Hoa lănh đủ những hậu quả rất tai hại. Cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia lúc đó - lịch sử gọi là cuộc chiến tranh bạch phiến - đă dẫn tới hiệp ước Nam Kinh năm 1842: Trung Hoa phải nhường Hồng Kông cho Anh, đồng thời phải mở cửa năm hải cảng cho các thừa sai Kitô giáo tới truyền đạo.

Đúng là một cái nhục không tên xảy ra 150 năm sau chiếu chỉ của vua Khang Hy cho phép truyền đạo. Dân Trung Hoa phải chấp nhận những hiệp ước đơn phương cho phéùp người ngoại quốc bán á phiện đầu độc dân chúng trên khắp đất nước ḿnh, đồng thời cho phép các thừa sai Kitô giáo truyền đạo khắp nơi.

Phúc âm hóa và thực dân hóa

Kể từ nay, công cuộc phúc âm hóa của Công giáo cũng như của Tin Lành phải đi đôi với các tính toán của các cường quốc thực dân Âu Châu. Việc phúc âm hóa v́ thế bị đồng hóa với việc thực dân hóa, dường như có sự ích lợi hỗ tương giữa hai công việc đó.

Năo trạng của các thừa sai cũng giống như của mọi người da trắng khác là tin tưởng vào sự ưu việt và quyền ưu tiên của ḍng giống da trắng trên những dân bản xứ da màu. Và họ chủ trương dùng văn minh và văn hóa Tây Phương để thống trị về mặt văn hóa. V́ thế, họ rất coi thường các truyền thống văn hóa địa phương. Có thể nói, xét về mặt văn hóa, họ cũng là những người thực dân.

Lợi hại của thực dân và công cuộc phúc âm hóa đối với Trung Hoa

Không thể phủ nhận rằng thực dân Tây Phương đă đem lại cho dân Trung Hoa rất nhiều lợi ích thực tế: đă làm thức dậy một nước Trung Hoa đang ngủ, một nước lạc hậu, bảo thủ, nặng về nông nghiệp, đầy tính quan liêu, chậm tiến về khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quân sự.

Các thừa sai cũng đem lại cho nhân dân Trung Hoa một đời sống tốt đẹp hơn rất nhiều, cả về tinh thần lẫn vật chất, nhất là về mặt giáo dục, y tế. Các linh mục, tu sĩ nam nữ với một lực lượng rất đông hết ḿnh phục vụ dân chúng trong các trường học, bệnh viện, các giáo đường. Đời sống nông dân thợ thuyền được cải thiện và nâng đỡ rất nhiều. Dân Trung Hoa không nên quên và cũng không thể nào quên được những việc làm tốt đẹp của Giáo Hội Công giáo cũng như Tin Lành đă thực hiện với tất cả ḷng yêu thương bác ái vô vị lợi cho họ. Trong thập niên 1930, 33% thành phần ưu tú của Trung Hoa được hưởng nền giáo dục Kitô giáo, 90% các y tá và 70% các bệnh viện đều là của Kitô giáo.

Nhưng tất cả những điều tốt đẹp ấy không làm cho họ quên được cái thực tế căn bản này: đến đầu thế kỷ XX, dân Trung Hoa đă nhận ra nền kinh tế của họ bị bóc lột, nền độc lập quốc gia bị khống chế, và nền văn hóa bản quốc bị đe dọa mất gốc. Thực tế căn bản này đă khiến cho nhiều người Trung Hoa quên đi tất cả những ǵ tốt đẹp mà các thừa sai cũng như chế độ thực dân đă đem lại cho họ.

Năm cuộc cách mạng tại Trung Hoa

V́ thế, trong dân chúng, khuynh hướng bài ngoại và chống thừa sai vẫn ngấm ngầm phát triển chờ ngày bùng nổ. Và đă có năm cuộc cách mạng bùng lên trong chỉ một thế kỷ (từ 1850 đến 1966):

1) Phong trào Thái B́nh Thiên Quốc (1850-1866)

2) Phong trào Nghĩa Ḥa Đoàn (1900)

3) Cách Mạng Quốc Gia Giới Trẻ (1911) do Tôn Dật Tiên và Tưởng Giớùi Thạch lănh đạo.

4) Cách mạng của Đảng Cộng Sản (1924-1934, 1947-1949) do Mao Trạch Đông lănh đạo.

5) Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản (1966) của Vệ Binh Đỏ do Mao Trạch Đông phát động.

Hai phong trào đầu bị thất bại v́ bị quân đội các cường quốc Âu Châu chiến đấu cho chính quyền Trung Hoa đè bẹp. Ba cuộc cách mạng sau thành công. Và hai cuộc cách mạng do Mao Trạch Đông lănh đạo hoặc phát động đă đem lại độc lập cho Trung Hoa, nhưng cũng chấm dứt sự có mặt của các thừa sai trên đất nước rộng lớn này.

Sự thiếu ư thức về chính trị của các thừa sai

Trong đợt phúc âm hóa thứ hai xảy ra đồng bộ với việc thực dân hóa đất nước Trung Hoa này, các thừa sai không nhận ra được ư nghĩa việc thay đổi năo trạng của cả nước Trung Hoa đối với công việc phúc âm hóa của họ như thế nào. Đang khi nhân dân Trung Hoa hướng về cải cách, canh tân, đổi mới khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ và yêu thương dân chủ để bắt kịp đà tiến của thế giới, đang khi những tư tưởng chống tôn giáo, chống Kitô giáo đang phổ biến khắp nơi, th́ các nhà phúc âm hóa Công giáo cũng như Tin Lành không thể đồng ư với nhau về những danh xưng để chỉ Thiên Chúa v́ những lư do chẳng đáng vào đâu.

Người Công giáo th́ cứ nhất định giữ cho bằng được hai chữ «Thiên Chủ» do cha Ricci sáng tạo ra, c̣n người Tin Lành th́ chỉ chấp nhận hai chữ «Thượng Đế». Hai bên dùng hai cuốn Kinh Thánh «khác nhau» (5). V́ thế, dưới mắt người Trung Hoa lúc đó, kể cả các Kitô hữu, th́ Công giáo và Tin Lành là hai tôn giáo khác nhau, thờ hai vị thần khác nhau: một bên thờ «Thiên Chủ» một bên thờ «Thượng Đế». Lúc đó, tiếng Trung Hoa chưa có danh từ nào để chỉ chung hai tôn giáo ấy hay những người theo hai tôn giáo ấy. Đối với chúng ta ngày nay, sự chấp nhất như thế thật là ngộ nghĩnh và tức cười!

Trong chủ nghĩa Cộng Sản

Trong bối cảnh Kitô giáo và chủ nghĩa thực dân có vẻ như đi đôi với nhau như thế, việc đồng hóa một cách lầm lẫn giữa hai thực tại đó, dù là vô t́nh hay ác ư, là một điều rất dễ hiểu. V́ thế, thái độ của Cộng Sản Trung Hoa là chống lại Kitô giáo, và coi Kitô giáo như một công cụ của thực dân.

Năm 1950-1951, tất cả các thừa sai ngoại quốc đều bị trục xuất trong những hoàn cảnh thường là thảm hại. Riêng Công giáo, có trên 5.000 linh mục, nam nữ tu sĩ bị trục xuất. Báo chí tôn giáo bị cấm. Các trường học, bệnh viện, các cơ sở từ thiện và tất cả các tài sản của Giáo Hội đều bị tịch thu. Công sứ Ṭa Thánh bị trục xuất.

Mọi linh mục và giáo dân Trung Hoa phải tuyên bố chống chủ nghĩa đế quốc, phong kiến, đồng thời ủng hộ và tham gia phong trào «tam tự»: tự túc, tự quản, tự truyền bá của các Giáo Hội. Các tín đồ Tin Lành (khoảng 1.300.000 người) không có ǵ trở ngại khi tham gia phong trào này từ năm 1951. Nhưng người Công giáo bị lâm vào thế kẹt v́ lập trường rất cứng rắn của Ṭa Thánh Rôma.

Cả thần quyền lẫn thế quyền đều cứng rắn

Thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc quả là quá khích và quá đáng, c̣n thái độ của Ṭa Thánh dường như là sẵn sàng «lấy đá chọi đá», không khoan nhượng. Năm 1952-1954, Ṭa Thánh long trọng kết án phong trào «tam tự» và nghiêm cấm mọi người Công giáo Trung Hoa (3.250.000 người) không được hợp tác với chế độ, không được gia nhập các công đoàn hay hội đoàn của chế độ, thậm chí không được đọc báo, tạp chí hay sách vở của chế độ.

Sau khi trục xuất hoặc bỏ tù tất cả các thừa sai (6), Nhà Nước Trung Quốc yêu cầu các Kitô hữu trong nước lập ra Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước năm 1957, đề nghị họ bầu các giám mục theo truyền thống xưa của Giáo Hội và báo cho Ṭa Thánh biết. Nhưng Ṭa Thánh đă «dứt phép thông công» tất cả các giám mục mới này dù họ đă được thụ phong thành sự.

Chỉ có người công giáo lâm vào thế kẹt

Đường lối của Ṭa Thánh cứng rắn như vậy, nên đă tạo ra t́nh trạng ly khai trong ḷng Giáo Hội Công giáo, giữa «Giáo Hội Yêu Nước» và «Giáo Hội Thầm Lặng» không chính thức (7). V́ thế, Giáo Hội Trung Hoa phải chịu biết bao nhiêu đau khổ, do chế độ gây ra đă đành, mà c̣n do sự cứng rắn của Ṭa Thánh nữa!

Giữa Ṭa Thánh và chính quyền Trung Quốc có một sự thù nghịch rơ rệt và trầm trọng, không bên nào nhượng bộ bên nào, chỉ có các Kitô hữu trong nước là nạn nhân không lối thoát. Chính quyền th́ bách hại và bạc đăi Kitô hữu một cách dă man, c̣n Ṭa Thánh th́ sẵn sàng kết án những Kitô hữu nào nghiêng theo chế độ. Đương nhiên có rất nhiều Kitô hữu phải bỏ đạo v́ không chịu đựng nổi giữa hai thế lực, thần quyền và thế quyền, chống báng nhau kịch liệt như thế! Cả thần quyền lẫn thế quyền đă dồn người Kitô hữu Trung Hoa vào một thế kẹt: không thể vừa là người Trung Hoa vừa là Kitô hữu được!

Sự mềm dẻo và thích ứng của Giáo Hội nguyên thủy

Giáo Hội sau này đă tỏ ra quá cứng rắn không thích ứng với những t́nh huống cụ thể

Qua những sự kiện lịch sử đă xảy ra suốt gần 20 thế kỷ, ta thấy khởi đầu Giáo Hội tỏ ra hết sứùc mềm dẻo thích ứng với mọi t́nh huống của thế giới, của mọi dân tộc. Nhờ vậy, Giáo Hội đă phúc âm hóa cả Âu Châu. Nhưng về sau, nhất là từ thời Trung Cổ, những người lănh đạo Giáo Hội càng ngày càng tỏ ra cứng rắn, thiếu khả năng thích ứng với những t́nh huống thay đổi của thế giới, của các dân tộc. Cụ thể nhất là trong cuộc phúc âm hóa tại Trung Hoa, các cấp lănh đạo Giáo Hội đă tỏ ra hết sức cứng rắn, một thứ cứng rắn không bao giờ có trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội.

Giáo Hội nguyên thủy rất mềm dẻo trong việc thích ứng và hội nhập văn hóa

Ta thấy, trong thế kỷ đầu, khi sách Tân Ước chưa thành h́nh, Cựu Ước luôn luôn được coi là Lời Chúa, thế mà để thích ứng với người ngoại giáo trở lại Kitô giáo, các Tông Đồ đă sẵn sàng dẹp bỏ Luật Môsê, thậm chí cả phép Cắt B́, một nghi thức tối quan trọng, tượng trưng cho giao ước linh thiêng giữa Thiên Chúa và Dân Ngài (8). Các Tông Đồ đă không bắt các dân tộc khác khi trở lại Kitô giáo phải giữ những tập tục tôn giáo của Do Thái, vốn là nguồn gốc của Kitô giáo. Lẽ đâu Giáo Hội cứ phải bắt buộc các dân tộc khác phải theo truyền thống Rôma của ḿnh, vốn cũng chỉ là truyền thống gốc dân ngoại được Giáo Hội «rửa tội» cho?

Đức Kitô cũng rất mềm dẻo và độ lượng

Nếu Giáo Hội đă được Chúa Kitô trao quyền «cởi mở và cầm buộc dưới đất» (9), lẽ nào Giáo Hội cứ phải cầm buộc gắt gao hơn cả chính Chúa Kitô, Đấng luôn luôn tỏ ra độ lượng với dân ngoại, dân Samari lạc giáo, và chỉ kết án bọn Pharisiêu kiêu căng, hẹp ḥi, muốn «khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào» (10), hoặc kết án kẻ được tha thứ mà lại không chịu tha thứ cho đồng loại ḿnh? (11)

Đức Kitô đâu có ưa thái độ của người thợ làm vườn nho từ ban sáng, đ̣i hỏi những người thợ đến sau phải có công xứng đáng như họ th́ mới được một quan tiền như họ? (12) Nếu chúng ta cứ đ̣i hỏi dân ngoại cũng phải làm y như chúng ta mới được vào Nước Trời th́ liệu chúng ta có giống những người thợ làm từ đầu giờ kia không? Chắc chắn Thiên Chúa muốn chúng ta có một thái độ khoan dung đối với đồng loại hơn là kết án, tạo điều kiện cho họ dễ dàng vào Nước Trời hơn là gây khó khăn để hạn chế họ.

Giáo Hội được người người tín hữu nhận là «Mater et Magistra» (Mẹ và Thầy): chữ Mẹ đi trước chữ Thầy. V́ thế, Giáo Hội nên tỏ ra ḿnh là Mẹ nhiều hơn là Thầy. Nghĩa là nên dùng t́nh âu yếm, sự mềm dẻo đối với con cái nhiều hơn là răn đe sửa dạy một cách cứng rắn, để mọi người Kitô hữu cảm thấy vui tươi hạnh phúc trong t́nh yêu thương chan chứa của Mẹ

Sự cứng rắn của Giáo Hội tại Trung Hoa

Giáo Hội thuở ban đầu rất là mềm dẻo, sẵn sàng băi bỏ luật Môsê, phép Cắt B́, sẵn sàng «rửa tội» cho những từ ngữ Hy Lạp, Latinh... để người Âu Châu có thể gọi Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của ḿnh, sẵn sàng «rửa tội» một ngày lễ lớn của dân ngoại làm ngày lễ lớn nhất của ḿnh, v.v...

Nhưng về sau Giáo Hội lại không thể chấp nhận cho người Trung Hoa được thờ kính tổ tiên – một tục lệ không thể bỏ được – khi họ muốn gia nhập Kitô giáo, bất chấp sự minh giải của chính Hoàng Đế Trung Hoa. Và Giáo Hội đă tỏ ra hết sức khó khăn trong việc cho dân Trung Hoa dùng chính từ ngữ cổ truyền của họ để chỉ Thiên Chúa, cho dù chúng tương đối xứng hợp, nhất là khi đă được chính Hoàng Đế Trung Hoa bảo đảm. Giáo Hội cũng không chấp nhận cho người Đông Phương đốt hương trong phụng vụ theo cách thức của văn hóa họ, mà buộc họ phải xông hương theo kiểu Rôma, rất xa lạ đối với họ, v.v...

Chủ trương thích ứng và mềm dẻo của Công Đồng Vatican II

Tuy nhiên, về sau, Giáo Hội đă tỏ ra thích ứng hơn, nhất là sau Công Đồng Vatican II. Năm 1931, khi Nhật chiếm Măn Châu, và thành lập Măn Châu Quốc, các thừa sai Trung Hoa lại xin Ṭa Thánh cho phép người Kitô hữu Trung Hoa được thờ kính tổ tiên. Đến năm 1939, khi lên ngôi, Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958) xét lại những quyết định của các Giáo Hoàng trước, và đă theo lập trường của hai linh mục Ricci và Nobili, nên đă ra huấn dụ Plane Compertum ngày 8-12-1939, cho phép Giáo Hội Trung Hoa và các Giáo Hội lân cận được phép thờ kính tổ tiên. Ngài cũng cho phép dùng những danh từ Trung Hoa để chỉ Thiên Chúa.

Riêng tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă xin Ṭa Thánh cho phép về việc này, và ngày 14-6-1965 Hội Đồng Giám Mục đă công bố cho phép các Kitô hữu Việt Nam được được thờ kính tổ tiên. Những nghi thức như đốt hương trong phụng vụ, mặc áo lễ theo y phục cổ truyền của dân tộc, làm các chén thánh, b́nh thánh theo h́nh thức văn hóa dân tộc... đều đă được chấp nhận theo tinh thần hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II. Công Đồng này đă đánh dấu một thái độ mới của Giáo Hội trong vấn đề hội nhập văn hóa.

Phần chú thích

(1) Những dữ liệu lịch sử trong phần này lấy trong cuốn Le Christianisme et les Religions Chinoises của HANS KUNG, Seuil, Paris 1989.

(2) Xuất hiện từ đầu thế kỷ V, chủ trương trong Đức Kitô có hai ngôi vị, một ngôi là Thiên Chúa và một ngôi là người.

(3) Về sau bị các nhà sư Phật giáo chơi chữ đọc trại ra thành «Daiusu», nghĩa là «đại bịp».

(4) Từ Deus của người Rôma nguyên thủûy đâu có nghĩa là Thiên Chúa, mà chỉ có nghĩa là thần linh. Thần linh vẫn có thể là tạo vật, tương đối, đầy khiếm khuyết, thậm chí tội lỗi nữa. C̣n từ Thượng Đế hay Thiên của Trung Hoa nguyên thủy đă có nghĩa gần gần giống như Thiên Chúa của chúng ta ngày nay rồi. Nhất là từ Thiên Chủ của cha Ricci th́ hay hơn và đúng hơn từ Deus nguyên thủy nhiều.

(5) Đương nhiên nội dung th́ dường như y như nhau, nhưng vốn là hai bản dịch khác nhau, với tựa đề khác nhau, cách tŕnh bày bên ngoài khác nhau.

(6) Năm 1958 có 30 giám mục bị tù.

(7) Có linh mục mà không có giám mục.

(8) X. Cv 15,1-29.

(9) Mt 16,19.

(10) Mt 23,13.

(11) X. Mt 18,23-35.

(12) X. Mt 20,1-16.

NGUYỄN CHÍNH KẾT

 

 

Mục Lục