SUY TƯ VỀ HỘI NHẬP VĂN HÓA
KHỞI TỪ LA VANG

NGUYỄN CHÍNH KẾT

Hội nhập văn hóa đang là đề tài sốt dẻo trong các Giáo Hội Công giáo Á châu hiện nay, trong đó có Việt Nam, v́ chủ đề này vừa được Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu năm 1998 tại Rôma bàn thảo như một điểm trọng yếu để phát triển Kitô giáo tại Á châu.

Nỗ lực hội nhập văn hóa tại Đại Hội La Vang

Hưởng ứng tinh thần hội nhập văn hóa của Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu, ta thấy tại Việt Nam trong thời gian mới đây có những nỗ lực hết sức đáng khen, chẳng hạn như tại Đại Hội La Vang mừng 200 năm Đức Mẹ hiện ra, mà đỉnh cao là ba ngày 13, 14, 15-8-1998 vừa qua, ai cũng thấy những cố gắng rất lớn và cụ thể về mặt này. Thật vậy, ban tổ chức đă cố gắng hội nhập văn hóa tối đa trong cách trang trí tŕnh bày, trong tất cả mọi lễ nghi, từ thánh lễ đến những cuộc rước kiệu, những màn tŕnh diễn nghệ thuật trong thánh lễ và trong các buổi cầu nguyện… Tất cả đều mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Chẳng hạn một vài sự kiện sau đây: Pho tượng Đức Mẹ La Vang cũ làm theo mẫu tượng Đức Bà Chiến Thắng ở Paris (Pháp) đă được thay thế bằng pho tượng làm theo cung cách văn hóa Việt Nam: Đức Mẹ mặc áo dài Việt Nam mầu thiên thanh, đầu đội măo vàng, trông sang trọng như một cô dâu mới người Việt Nam (Đức Mẹ chẳng là Cô Dâu của Thiên Chúa Cha sao?) nhưng trên tay bế Chúa Giêsu Hài Đồng mặc áo thụng màu hồng. Lễ đài được che bằng nhiều cái lọng lớn, xanh vàng đỏ, biểu tượng cho sự trang trọng của người Việt xưa. Đầu thánh lễ, có đoàn giả làm các quan và lính ngự lâm quân thời xưa với những tàn lọng uy nghiêm đón rước đoàn đồng tế lên lễ đài, và giữa lễ lại xuất hiện để dâng của lễ một cách hết sức trang trọng. C̣n có nhiều màn tŕnh diễn mang đậm sắc thái truyền thống dân tộc (cả dân tộc kinh cũng như dân tộc thiểu số) như múa cung đ́nh, múa quạt… được xen vào những lúc thích hợp trong thánh lễ, trong những cuộc rước kiệu, trong những buổi cầu nguyện chung…

Tất cả những nỗ lực đó chứng tỏ việc hội nhập văn hóa tại Việt Nam đang được những giới có thẩm quyền trong Giáo Hội Việt Nam đặt nặng và cố gắng thực hiện. Đó là một điều đáng mừng cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam.

Trong hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam hiện nay, vấn đề hội nhập văn hóa có vẻ vẫn c̣n là một vấn đề mới mẻ, đôi khi c̣n xa lạ với nhiều người, thậm chí với một số linh mục tu sĩ. V́ thế, hiện nay Giáo Hội Việt Nam chưa xác định được một đường hướng rơ rệt trong việc xúc tiến hội nhập văn hóa một cách cụ thể. Những cách thực hiện hội nhập văn hóa hiện nay mới chỉ ở trong giai đoạn dọ dẫm, t́m đường. Sách vở hay báo chí viết về hội nhập văn hóa c̣n rất hiếm, nếu có th́ chỉ dừng ở mức độ lư thuyết, chưa hướng dẫn đi vào cụ thể.

Trong bối cảnh ấy, việc hội nhập văn hóa tại La Vang quả là một nỗ lực hết sức đáng khen, cần được ủng hộ và xây dựng. Đang khi rất nhiều nơi chưa có hành động nào cụ thể chứng tỏ thiện chí hội nhập văn hóa của ḿnh, th́ Đại Hội La Vang đă hăng hái và can đảm hưởng ứng tinh thần hội nhập văn hóa của Công Đồng Vatican II và Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu bằng những việc làm cụ thể.

Khi tiếp xúc với một vài linh mục trong ban tổ chức Đại Hội, tôi rất thán phục tinh thần hội nhập văn hóa, sự nghiên cứu sâu xa về truyền thống văn hóa dân tộc, sự nỗ lực cũng như công phu để thực hiện đúng đắn hết sức có thể tinh thần hội nhập này. Nhưng cho dù có cố gắng hoàn chỉnh tới đâu, chắc chắn việc hội nhập này không thể tránh khỏi thiếu sót. Và trong thực tế, những nỗ lực này đă được hay bị nhiều người phê b́nh. Đương nhiên phê b́nh th́ dễ dàng và đỡ ra mồ hôi hơn đứng ra thực hiện gấp ngàn lần. Nếu phải đứng ra mà thực hiện th́ những người phê b́nh ấy chưa chắc đă thực hiện được tốt đẹp và đúng đắn như thế, nhất là trong điều kiện khó khăn, hạn chế của ban tổ chức, và t́nh trạng hội nhập văn hóa c̣n đang ở những bước dọ dẫm trong thực hiện.

Có những nỗ lực cụ thể để thực hiện hội nhập văn hóa theo tinh thần Thượng Hội Đồng Giám mục Á Châu đă là một điều đáng khen và đáng khích lệ cho dù thực hiện thế nào, miễn là có ư hướng ngay lành theo ư Giáo Hội. Tuy nhiên, việc hội nhập văn hóa c̣n phải được thực hiện thế nào cho đúng, cho hợp lư, phải đạo, để tạo được ích lợi tối đa cho việc mục vụ và truyền giáo, đó là vấn đề cần có sự suy nghĩ, bàn thảo và góp ư xây dựng của rất nhiều người.

Trong tinh thần đó, tôi xin đưa ra một vài cảm nghĩ của tôi để góp phần xây dựng đường hướng hội nhập văn hóa tại Việt Nam.

Hội nhập văn hóa rất cần thiết trong truyền giáo

Đúng ra, việc hội nhập văn hóa phải được đặt ra một cách nghiêm túc và phổ biến cho tất cả mọi thừa sai từ khi khởi sự những cuộc truyền giáo có qui mô tại Á châu, Phi châu cách đây nhiều thế kỷ. Bây giờ tại Việt Nam, vấn đề này mới được ư thức và đặt nặng th́ có thể đă khá muộn màng. Đương nhiên muộn c̣n hơn không.

Thực ra, ngay từ thời khởi đầu Giáo Hội, việc hội nhập văn hóa đă được thực hiện một cách gương mẫu nhất, đáng cho mọi thời bắt chước rồi. Thời đó, sứ điệp Kitô giáo vốn mang bản sắc văn hóa Á châu đă được hội nhập vào văn hóa Âu châu một cách tuyệt vời khiến cho việc truyền giáo tại Âu châu thành công rất tốt đẹp. Mười mấy thế kỷ sau, khi các thừa sai ở Âu châu sang truyền giáo tại Á châu và Phi châu, nhiều vị Giáo Hoàng đă có những thông điệp hoặc thư chung đề cập và khuyên nhủ các thừa sai phải tôn trọng và thích ứng với các nền văn hóa bản địa, trong đó các ngài đề ra nhiều trường hợp thích ứng rất cụ thể. Nhưng có thể v́ phương tiện truyền thông lúc đó quá thô thiển, hay v́ những lư do khách quan khác, nên tinh thần hội nhập văn hóa không được phổ biến rộng răi và sâu xa trong giới thừa sai. V́ thế, chúng ta thấy tại Việt Nam cũng như tại các nước Á châu khác, việc hội nhập văn hóa không được đặt nặng, có chăng chỉ là chủ trương tiến bộ của một số cá nhân (như Roberto de Nobili, Matteo Ricci, Alexandre de Rhodes, v.v…) hoặc của một vài đoàn thể cá biệt (như ḍng Tên…).

Việc thiếu hội nhập văn hóa là một trong những lư do quan trọng khiến cho việc truyền giáo tại Á châu không thành tựu tốt đẹp như tại Âu châu. Việc hội nhập văn hóa đúng ra phải được đặt nặng ngay từ thời đó, v́ thời đó có sự khác biệt rất lớn về văn hóa giữa các thừa sai là người Âu châu và các dân tộc Á châu là người thụ giáo. Tóm lại, việc thích ứng về mặt văn hóa trong công cuộc truyền giáo thời ấy là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định việc truyền giáo thành công hay thất bại.

Hai chiều kích của hội nhập văn hóa: theo không gian và theo thời gian

Những nỗ lực hội nhập văn hóa tại La Vang chủ yếu nằm trong phần lễ nghi, đó là hội nhập văn hóa về mặt phụng vụ. Những lễ nghi đó mang tính dân tộc một cách rất rơ nét, từ tượng Đức Mẹ mặc y phục Việt Nam đến cách bài trí với những lọng che, cờ, quạt, cách ăn mặc truyền thống Việt Nam với áo thụng xanh, khăn gơ, lính ngự lâm quân… Phải nói rằng nếu những nghi thức này được thực hiện cách đây từ 50 năm hay 100 năm trở về trước, lúc c̣n chế độ quân chủ, lúc người Việt c̣n mặc áo dài, khăn đóng, tóc búi tó, th́ thật là hữu ích, thích hợp và đúng là hội nhập văn hóa với trọn ư nghĩa của nó. Cũng như các thừa sai ngày xưa tới Việt Nam đă bận áo thụng hay áo the, mặc quần ta đi chân đất để ḥa ḿnh với người Việt, th́ đó là hội nhập văn hóa. Những người dân thời đó sẽ cảm thấy những nghi thức hay những cách ăn mặc ấy rất gần gũi và rất dễ chấp nhận, v́ chúng rất phù hợp với nền văn hóa thời ấy. Thời ấy, việc hội nhập văn hóa bằng những h́nh thức văn hóa dân tộc như thế thật cần thiết để dân Việt cảm thấy đạo Chúa không phải là một tôn giáo xa lạ của ngoại quốc, mà là một tôn giáo rất gần gũi, thân quen.

Nhưng hiện nay, khi mà người Việt đă cắt tóc ngắn, mặc áo sơ-mi hay veston với quần tây, miệng nói tiếng Anh và hút thuốc ba số «555», th́ những h́nh thức lễ nghi hay những cách ăn mặc ấy đối với họ đă trở thành cổ xưa mà họ chỉ có thể thấy được trong những màn tŕnh diễn cải lương. Chúng đă trở nên xa lạ và ngộ nghĩnh đối với người thời đại. Cũng như nếu các thừa sai ngày nay qua Việt Nam mà mặc áo thụng quần ta đi chân đất như Alexandre de Rhodes xưa th́ rơ ràng là không thích hợp với nền văn hóa hiện nay của người Việt, và như vậy không phải là hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa đ̣i hỏi phải có sự tương hợp giữa các nghi thức, cách ăn nói, diễn tả, cách truyền giáo với văn hóa, năo trạng của người dân thời đại.

Đương nhiên, thỉnh thoảng trong những dịp lễ lớn như Đại Hội La Vang chẳng hạn, nếu các Kitô hữu Việt Nam được sống lại khung cảnh văn hóa của cha ông xưa, giúp họ ư thức được bản sắc văn hóa của dân tộc th́ cũng là điều rất hay. Vả lại, ngày nay, trong thánh lễ, việc chủ tế mặc những lễ phục của dân tộc ta ngày xưa th́ vẫn là hội nhập văn hóa, v́ các lễ nghi ở bất kỳ dân tộc nào cũng đều mang tính truyền thống của dân tộc, đều giữ lại h́nh thức cổ xưa của cha ông. Cũng như lễ phục mà các chủ tế thường mặc ngày nay vốn là một h́nh thức lễ phục của người Tây Phương thời xưa. Tuy nhiên, lễ phục Tây Phương ấy ngày nay đă trở thành rất quen thuộc với người Công giáo, thậm chí với những người ngoài Kitô giáo, v́ nó đă được sử dụng ở Việt Nam suốt mấy thế kỷ qua, nên đang dần dần trở thành một yếu tố của văn hóa Kitô giáo Việt Nam ngày nay. Do đó, ngày nay, việc đổi lại lễ phục gốc Tây Phương thành Đông Phương thiết tưởng rất hay, nhưng không c̣n cần thiết nữa.

Tóm lại, trong nền văn hóa mới của dân tộc ta hiện nay, những h́nh thức «trở lại mái nhà xưa» như thế chỉ mang tính nghệ thuật, trang trí, thay đổi bầu khí, v́ thế, thực hiện những h́nh thức đó là một điều rất nên rất tốt. Nhưng quả thật hiện nay chúng không c̣n thật sự cần thiết như trong các thế kỷ trước nữa.

Để sự việc trở nên dễ hiểu hơn trong lănh vực hội nhập văn hóa (ở đây không có ư nói sang những lănh vực khác), ta có thể dùng một minh họa nghèo nàn (có thể c̣n què quặt) :

Cha mẹ tôi là một người rất yêu thương và tốt bụng đối với con cái, sẵn sàng giúp đỡ con cái những ǵ nó cần. Nhưng có điều là các ngài rất sợ con cái bị hư hỏng, nên rất dè dặt trong việc đáp ứng những yêu cầu của con cái. V́ thế, sự giúp đỡ của cha mẹ tôi đối với con cái đôi khi rất chậm chạp, đến nỗi không đáp ứng được đúng lúc những nhu cầu thiết thực nhưng có tính thời gian của con cái. Chẳng hạn lúc tôi nghèo, tôi rất cần sự giúp đỡ của các ngài về mặt tiền bạc, th́ lúc đó các ngài lại chỉ giúp tôi bằng những lời khuyên rất chân thành và đầy yêu thương, chứ không dám cho tôi tiền v́ cứ sợ tôi non người trẻ dạ, dễ bị hư hỏng v́ tiền bạc. V́ thế, thời ấy tôi phải hết sức vất vả và mất rất nhiều thời gian so với các bạn tôi, để có thể đủ sống nuôi gia đ́nh. Nhưng nhờ vận may, ngày nay tôi đă trở nên giàu có. Về sau cha mẹ tôi rất hối hận v́ đă không giúp đỡ tôi về tiền bạc lúc tôi cần.

Khi con cái tôi đă lớn, tôi yêu cầu cha mẹ tôi cố vấn và giúp đỡ chúng tôi một cách tích cực trong việc giáo dục các cháu, và nhờ các ngài khuyên nhủ chúng, th́ các ngài lại nhớ tới kinh nghiệm quá khứ, nên đă giúp đỡ cho con cái tôi rất nhiều tiền. Nhưng lúc này chúng tôi không cần tiền nữa, mà cần sự giúp đỡ loại khác. Phải chi với t́nh thương và ḷng tốt sẵn có của cha mẹ tôi, nếu các ngài thật sự biết được chính xác chúng tôi cần ǵ để giúp đỡ một cách kịp thời, th́ đời chúng tôi đỡ cực biết bao!

Hội nhập văn hóa, theo nghĩa rộng của nó, là thích ứng về mặt văn hóa. Mà thích ứng chính là «tùy cơ ứng biến», nghĩa là tùy theo từng t́nh huống thay đổi của từng thời điểm mà hành động hay ứng xử cho phù hợp. T́nh huống thay đổi mỗi lúc mỗi khác, không thể lấy cách thích ứng của t́nh huống trước áp dụng cho t́nh huống sau được. Hiểu theo nghĩa cụ thể hơn, hội nhập văn hóa là thích ứng việc diễn tả sứ điệp Chúa Kitô và đức tin Kitô giáo theo cung cách văn hóa của dân tộc và của thời đại. Những h́nh thức lễ nghi ở Đại Hội La Vang trên đúng là thuộc về cung cách văn hóa của dân tộc ta, nhưng có lẽ ở thời đại trước nhiều hơn là thời đại ngày nay.

Phải hội nhập vào nền văn hóa nào?

Để hội nhập văn hóa đúng theo giáo huấn Giáo Hội, chúng ta phải hội nhập vào nền văn hóa nào? Phải hội nhập vào nền văn hóa của thời đại chúng ta đang sống, chứ không phải vào thời đại xa xưa. Chúa đă chẳng nói: «Không nên lấy rượu mới đựng vào bầu da cũ, cũng như không nên lấy vải mới vá vào áo cũ» (Mt 9, 16-17) sao? Việc hội nhập văn hóa phải được thực hiện chẳng những theo không gian, mà theo cả thời gian nữa. Và không gian và thời gian đó chính là «tại đây và lúc này» (hic et nunc).

Việc dùng lại những h́nh thức văn hóa cổ xưa của dân tộc cho thời đại ngày nay chỉ là hội nhập văn hóa theo một nửa ư nghĩa của từ này, chứ không phải trọn nghĩa. Nếu không khéo th́ hội nhập văn hóa có thể trở thành nệ cổ, hoài cổ, hồi tưởng lại quá khứ, nên hóa thành tụt hậu, thụt lùi. Thực ra bản chất của hội nhập văn hóa là phải diễn tả đức tin hay tâm t́nh tôn giáo sao cho phù hợp với cung cách văn hóa của con người hay dân tộc ở thời đại họ đang sống.

Như vậy, nền văn hóa mà hiện nay chúng ta phải hội nhập vào là nền văn hóa Việt Nam thời đại ngày nay. Phải diễn tả sứ điệp Chúa Kitô và đức tin Kitô giáo theo cung cách của nền văn hóa này chứ không phải văn hóa thời trước. Đó là một nền văn hóa có tính tổng hợp, kết hợp nhiều yếu tố văn hóa thuộc nội địa cũng như ngoại lai. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là truyền thống văn hóa Việt Nam cổ điển, chịu ảnh hưởng của Tam Giáo (Phật, Khổng, Lăo) vốn phát xuất từ Trung Hoa và Ấn Độ, đă được truyền lại mấy chục thế kỷ nay. Nhưng chúng ta c̣n phải kể thêm nền văn hóa Âu châu và ảnh hưởng của Kitô giáo trên dân tộc Việt Nam suốt 5, 6 thế kỷ nay, và gần nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-xít trên 50 năm qua. Ngoài ra c̣n có ảnh hưởng của năo trạng khoa học thực nghiệm và kỹ thuật cơ giới của con người thời đại trên toàn thế giới. Tất cả những yếu tố văn hóa ấy tạo nên nền văn hóa Việt Nam ngày nay. Chắc chắn nền văn hóa của chúng ta ngày nay không c̣n là nền văn hóa của dân tộc ta cách đây 50 năm, và càng không phải nền văn hóa cách đây 200 năm.

Như vậy, ngay trong truyền thống văn hóa của cùng một dân tộc, ta thấy có sự khác biệt về văn hóa giữa các thời đại. Văn hóa của thời đại này không giống văn hóa của thời đại trước hoặc sau đó vài chục năm. Nhân loại càng tiến bộ th́ sự khác biệt về văn hóa giữa hai thời đại, giữa hai thế hệ kế tiếp nhau càng lớn. Điều đó gợi ư cho chúng ta nghĩ tới một chiều kích khác của hội nhập văn hóa: hội nhập văn hóa theo chiều dọc.

NGUYỄN CHÍNH KẾT

 


Mục Lục