Sứ Điệp của ĐTC Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế Những Người Di Cư và Tị Nạn 17 tháng 01 năm 2016

 

Người di cư và người tị nạn là một thách đố. Câu trả lời chính là Tin Mừng về Lòng Thương Xót

 

Anh chị em thân mến!

Trong Tông Sắc công bố Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót, Cha đã nhắc nhớ rằng, „có những khoảnh khắc mà trong đó chúng ta được kêu gọi hướng cái nhìn về Lòng Thương Xót với một cách thế hoàn toàn đặc biệt, và ở đây, biến bản thân thành một dấu chỉ đầy hiệu năng cho hành động của Thiên Chúa Cha“ (Misericordiae vultus, 3). Trong thực tế, Tình Yêu của Thiên Chúa muốn đạt tới được với tất cả và từng người, và biến đổi những ai đón nhận cái ôm của Thiên Chúa Cha trong chính vòng tay của Ngài, mà vòng tay ấy luôn luôn mở ra, và ôm chặt vào lòng, đến độ bất cứ ai cũng đều biết rằng mình đang được yêu thương như một người con, và cảm thấy „như ở nhà“, trong một gia đình nhân loại. Bằng cách đó, sự chăm lo đầy tình cha của Thiên Chúa sẽ đạt tới được tất cả, như nơi những mục tử và đàn chiên, nhưng sự chăm lo ấy biểu lộ một sự nhậy cảm đặc biệt đối với những nhu cầu của những con chiên bị tổn thương, bị kiệt sức hay bị ốm yếu. Vì thế Chúa Giê-su đã nói với chúng ta về Thiên Chúa Cha để làm cho chúng ta hiểu và nhận ra rằng, Thiên Chúa Cha nghiêng người xuống trên những con người đang bị tổn thương bởi những tai họa về thể lý hay luân lý, và rằng, nếu tình trạng của những con người ấy càng tồi tệ thì hoạt động của Lòng Thương Xót Thiên Chúa sẽ càng biểu lộ rõ ràng hơn.

Trong thời đại chúng ta, những dòng người di cư ngày càng dâng cao tại tất cả mọi khu vực trên trái đất: Những người bị trục xuất và những người đang trên đường trốn chạy khỏi quê cha đất tổ của mình, đang chất vấn từng cá nhân cũng như từng cộng đồng chúng ta, và ở đây trở thành thách đố đối với cách sống truyền thống, và đôi khi gây rối loạn cho tầm nhìn có tính văn hóa và xã hội mà họ bắt gặp. Càng ngày, các nạn nhân của bạo lực và nghèo đói, sau khi rời bỏ quê hương xứ sở của mình, càng phải gánh chịu sự xua đuổi vô nhân đạo một cách thường xuyên hơn bởi những kẻ buôn người trên cuộc hành trình của mình nhằm thực hiện giấc mơ có được một tương lai tốt hơn. Giả như sau đó họ sống sót sau khi bị lạm dụng và sau những điều ghê tởm, họ lại nhìn thấy mình bị đối diện với những hoàn cảnh xung quanh mà chúng bị đánh dấu bởi những ngờ vực và những nỗi sợ hãi. Sau cùng, không hiếm khi họ phát hiện ra việc thiếu những luật lệ rõ ràng và khả thi, mà những quy định ấy đáng ra phải kiểm soát việc tiếp nhận, và dưới sự tôn trọng luật lệ cũng như tôn trọng các bổn phẩn của tất cả các bên có liên quan – mà nó nên dự kiến những khả năng hội nhập cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Hơn bao giờ hết, Tin Mừng về Lòng Thương Xót đang lay thức lương tâm con người thời nay, Tin Mừng ấy ngăn cản việc người ta làm quen với nỗi đau khổ của người khác, và vạch ra những câu trả lời có thể mà chúng bắt nguồn từ các nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến, và biểu thị trong các công việc của đức thương người, cả thân xác lẫn tinh thần, được liệt kê trong Kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối.

Trên nền tảng căn bản của sự xác định ấy, Cha mong muốn rằng, Ngày Quốc Tế về Người Di Cư và Tị Nạn năm 2016 sẽ được dành cho đề tài: „Người Di Dân và Tị Nạn là một thách đố. Câu trả lời chính là Tin Mừng về Lòng Thương Xót“. Dòng người di cư đang ở trong giữa một hiện tượng có tính cấu trúc, và câu hỏi trước tiên mà nó nảy sinh và liên quan đến việc vượt qua những giai đoạn cùng khốn hầu tạo không gian cho những chương trình mà chúng lấy đi những nguyên nhân dẫn tới việc di cư, lấy đi những thay đổi bắt buộc từ việc di dân, cũng như lấy đi những hậu quả trong chốc lát mà chúng tạo cho các cộng đồng và các dân tộc một bộ dạng mới. Nhưng hằng ngày, những số phận bi ai của hằng triệu người nam và người nữ vẫn luôn cật vấn cộng đồng quốc tế, khi tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của những cuộc khủng hoản nhân đạo không thể chấp nhận được tại rất nhiều vùng trên khắp thế giới. Sự thờ ơ lãnh đạm và sự câm nín đang dẫn tới sự đồng lõa, khi chúng ta trở thành những khán giả chứng kiến cái chết thông qua sự bóp nghẹt, sự túng quẫn, bạo lực và các vụ đắm tàu. Dầu trong mức độ lớn hay nhỏ, đó luôn là những thảm kịch, ngay cả khi sự sống của chỉ một con người bị mất đi.

Những người di cư chính là những người anh chị em của chúng ta đang kiếm tìm một cuộc sống tốt hơn, tách xa khỏi sự nghèo túng, đói khát, bóc lột và sự phân phối một cách bất công những nguồn tài nguyên trái đất, mà đúng ra chúng phải được chuyển đến cho tất cả trong mức độ ngang nhau. Việc cải thiện tình cảnh cuộc sống và đạt tới được một sự phồn thịnh thực sự và chính đáng hầu chia sẻ nó với những người thân của mình, phải chăng đó không phải là mong muốn của mỗi người?

Trong khoảnh khắc này của lịch sử nhân loại, tức khoảnh khắc đang được đóng dấu rất mạnh bởi những cuộc di dân, câu hỏi thuộc về căn tính tuyệt đối không phải là điều thứ yếu. Ai di cư ra nước ngoài, thì có nghĩa là người ấy bị buộc phải thay đổi một số những điều của riêng mình, mà những điều đó biểu lộ con người của họ, và đồng thời chính bản thân mình cũng không hề muốn rằng, mình sẽ ép buộc những người đã đón nhận mình cũng phải thay đổi. Người ta sẽ có thể sống sự thay đổi này như thế nào khi nó không trở thành một trở ngại cho sự phát triển thực sự, nhưng trở thành một cơ hội cho một sự phát triển đích thực, nhân bản, xã hội và thiêng liêng, và ở đây các giá trị sẽ được tôn trọng cũng như được khuyến khích, mà những giá trị ấy càng ngày càng làm cho con người trở thành người hơn nữa, trong tương quan chân thật với Thiên Chúa, với những người khác và với thế giới thiên nhiên?

Trong thực tế, sự hiện diện của những di dân và những người tị nạn sẽ trở thành một thách đố nghiêm túc đối với những cộng đồng tiếp nhận khác nhau. Những cộng đồng này phải đặt mình trước những vấn đề mới mà chúng có thể biểu lộ như là điều không thể lường trước, khi người ta không dàn xếp, không vận dụng và không vận hành chúng một cách thích đáng. Làm thế nào để sự hội nhập trở thành một sự phong phú hóa lẫn cho nhau, sẽ mở ra những con đường tích cực cho các cộng đồng, và sẽ ngăn chặn nguy cơ phân biệt đối xử, nguy cơ kỳ thị chủng tộc, nguy cơ chủ nghĩa quốc gia cực đoan và nguy cơ thù địch với những người ngoại kiều?

Sách Khải Huyền trong Kinh Thánh khích lệ việc đón nhận những khách ngoại kiều, và đặt nền tảng cho sự đón nhận với sự vững tin rằng, bằng cách thức này, những cánh cửa sẽ mở ra với Thiên Chúa, và những đặc điểm của Chúa Giê-su Ki-tô sẽ có thể được nhận ra trên khuôn mặt của người khác. Vô vàn những tổ chức, những hiệp hội, những phong trào, những nhóm hoạt động, những cơ quan thuộc cấp Giáo phận, quốc gia và quốc tế, đang trải qua sự ngỡ ngàng và niềm vui của ngày đại hội, của sự trao đổi và của tình liên đới. Họ đã nhận ra giọng nói của Chúa Giê-su Ki-tô: „Này ta đứng ngoài cửa và gõ“ (Kh 3,20). Nhưng những cuộc thảo luận liên quan đến những điều kiện và những giới hạn của việc đón nhận, xem ra không tăng lên, không chỉ trên bình diện chính trị của mỗi quốc gia, nhưng còn không tăng lên cả trong những cộng đoàn Giáo xứ, mà những Giáo xứ ấy vẫn nhìn thấy những nguy hiểm trong sự bình yên thông thường.

Khi tận mắt chứng kiến những vấn nạn như thế, Giáo hội sẽ có thể làm gì khác ngoài việc để cho mình được gây cảm hứng bởi gương lành và những Lời của Chúa Giê-su Ki-tô? Câu trả lời của Tin Mừng là Lòng Thương Xót. Trước hết, Lòng Thương Xót này chính là hồng ân của Thiên Chúa Cha được mạc khải trong Chúa Con. Trong thực tế, Lòng Thương Xót được đón nhận từ Thiên Chúa sẽ khơi lên niềm cảm nghĩ của một sự biết ơn đầy vui mừng nhờ vào niềm hy vọng mà mầu nhiệm Cứu Độ trong Máu Chúa Ki-tô đã mở ra cho chúng ta. Ngoài ra, Lòng Thương Xót ấy còn nuôi dưỡng và tăng cường tình liên đới với tha nhân như là một sự đòi hỏi cần phải có một lời đáp trả trước Tình Yêu nhưng không của Thiên Chúa, mà Tình Yêu ấy „được đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần“ (Rm 5,5). Thực tế thì mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm đối với người hàng xóm của mình: Chúng ta là những nhà bảo vệ của anh chị em chúng ta, dù họ sống ở bất cứ nơi đâu. Việc duy trì những quan hệ cá nhân tốt đẹp, và khả năng vượt thắng những tiên kiến và những nỗi sợ hãi, chính là những thành tố chính yếu trong việc thực thi một nền văn hóa gặp gỡ, mà trong nền văn hóa đó, người ta không chỉ sẵn sàng cho đi, nhưng cũng còn sẵn sàng đón nhận từ người khác. Tinh thần hiếu khách sống bởi sự cầu nguyện và bởi sự đón nhận. Trong khía cạnh này, điều quan trọng không phải là việc chỉ nhìn xem những di dân từ tình trạng hợp pháp hay bất hợp pháp của họ, nhưng tiên vàn là phải nhìn họ như là những con người có thể đóng góp cho sự phồn thịnh cũng như cho sự tiến bộ của tất cả, nếu như họ được bảo vệ trong phẩm giá của họ, đặc biệt nhất là khi họ, bằng một cách thế đầy trách nhiệm, đảm nhận những bổn phận đối với những người đón nhận họ, và tôn trọng di sản về vật thể cũng như về tinh thần của quốc gia đón nhận họ, bằng cách là tuân thủ luật lệ của quốc gia đó và giúp mang những gánh nặng của quốc gia đó. Tuy nhiên những di dân không để cho mình bị giản lược hóa vào trong chiều kích chính trị và lập pháp, cũng không để mình bị giản lược vào trong những hoạt động kinh tế và sự cùng tồn tại một cách thuần túy của những nền văn hóa khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Những cách nhìn này sẽ bổ sung cho việc bảo vệ và khích lệ cá nhân con người, bổ sung cho nền văn hóa gặp gỡ giữa các dân tộc và nền văn hóa hiệp nhất, nơi Tin Mừng về Lòng Thương Xót truyền cảm hứng và khích lệ những cách thế mà chúng canh tân cũng như biến đổi toàn thể nhân loại.

Giáo hội luôn đứng về phía những người mà họ đang hết sức nỗ lực để bảo vệ quyền được sống của bất cứ ai trong phẩm giá, đặc biệt là khi người ấy vận dụng quyền lợi của mình để không di cư ra nước ngoài, hầu đóng góp cho sự phát triển của quốc gia nguyên quán. Trên bình diện thứ nhất của mình, tiến trình này nên bao hàm những điều cần thiết trong việc hỗ trợ những quốc gia mà người di cư và tị nạn đến từ đó. Điều này dẫn tới việc xác định rằng, tình liên đới, sự cộng tác, sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính quốc tế, và việc phân chia một cách hợp lý những tài nguyên thiên nhiên, chính là những yếu tố nền tảng nhằm dấn thân một cách đặc biệt vào trong những vùng xuất xứ của những dòng người di cư, bằng một cách thức vừa có chiều sâu lại cũng đầy công hiệu, hầu chấm dứt bất cứ sự bất bình đẳng nào mà chúng tạo điều kiện để người ta rời bỏ môi trường văn hóa và tự nhiên của mình, cả trên bình diện cá nhân lẫn cộng đồng. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa cũng cần phải phòng tránh ngay từ đầu, và càng nhiều càng tốt, sự ra đi của những người tị nạn và những cuộc di cư hàng loạt, mà những cuộc di cư ấy bị gây ra bởi sự nghèo túng, bạo lực và những cuộc bắt bớ.

Liên quan tới vấn đề này, bắt buộc phải có chuyện thông tin một cách chính xác cho công luận, đặc biệt là phải lường trước những nỗi sợ hãi vô căn cứ và những ước đoán về những phí tổn của những di dân.

Không ai có thể làm như thế nếu họ không cảm thấy mình bịch thách thức khi tận mắt chứng kiến những hình thức mới của chế độ nô lệ mà chúng được tiến hành bởi những tổ chức tội phạm, chúng mua bán những người nam và những người nữ, kể cả trẻ em, như là những lao động cưỡng bức trong các ngành xây dựng, trong các nông trại, trong ngành đánh bắt cá hay trong các lãnh vực khác của thị trường. Biết bao nhiêu là những trẻ vị thành niên trong thời đại hôm nay vẫn đang còn bị cưỡng ép phải gia nhập các lực lượng vũ trang, những tổ chức này biến các em đó thành những quân nhân trẻ em! Biết bao nhiêu con người đang là nạn nhân của nạn buôn bán nội tạng, của nạn ăn mày bắt buộc và của nạn lạm dụng tình dục! Những người tị nạn trong thời đại chúng ta đang phải trốn chạy trước những tội ác kinh khủng ấy, họ đang chất vấn Giáo hội và cộng đồng nhân loại, để chính họ cũng có thể tái khám phá ra dung nhan của Thiên Chúa, „Cha giầu lòng từ bi nhân ái […] Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an“ (2 Cor 1,3) trong bàn tay được giơ ra của người đã đón nhận họ.

Ngững người di cư và tị nạn thân mến, anh chị em thân mến! Nơi gốc rễ của Tin Mừng về Lòng Thương Xót, sự gặp gỡ và sự đón nhận người khác diễn ra đồng thời với sự gặp gỡ và đón nhận Thiên Chúa: Đón nhận người khác có nghĩa là đón nhận chính Thiên Chúa! Anh chị em đừng để cho mình bị cướp đi mất niềm hy vọng cũng như niềm vui cuộc sống, mà niềm hy vọng và niềm vui đó phun trào ra từ kinh nghiệm về Lòng Xót Thương của Thiên Chúa. Lòng Thương Xót đó tự biểu lộ ra trong những con người mà anh chị em gặp gỡ trên những con đường của mình. Cha xin trao phó anh chị em cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của những di dân và những người tị nạn, cũng như trao phó cho Thánh Giu-se, các Ngài là những người cũng đã trải qua cảnh đắng cay của việc di cư sang Ai-cập. Cha cũng xin trao phó những ai đang sẵn sàng trao đi tất cả mọi năng lực, thời giờ và tài chánh của mình cho sự chăm sóc mục vụ và xã hội trong lãnh vực di cư và tị nạn, cho lời cầu bầu của hai Đấng. Với trọn tấm lòng, Cha ban phép lành Tông Tòa cho tất cả anh chị em.

 

Vatican ngày 12 tháng 09 năm 2015

Nhân Ngày Lễ Kính Thánh Danh Đức Mẹ

 

ĐTC Phan-xi-cô

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist – chuyển ngữ

 

 


Văn Kiện Giáo Hội