SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ NHÂN DỊP HỘI NGHỊ VỀ DI DÂN VÀ PHÁT TRIỂN


(Mê-xi-cô ngày 14 tháng 07 năm 2014)


Tôi xin kính chào quý ban tổ chức, quý báo cáo viên và quý tham dự viên của „Hội Nghị Chuyên Đề Về Sự Di Dân Và Phát Triển“, được tổ chức bởi chính phủ Mê-xi-cô và Tòa Thánh.


Toàn cầu hóa là một hiện tượng liên quan tới chúng ta, trước hết là ở nơi một trong những hình thức bên ngoài của nó: sự di dân. Đây là một trong những „chỉ dấu“ của thời đại hôm nay mà chúng ta đang sống trong đó, và tái lưu ý chúng ta về những Lời của Chúa Giê-su: „Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải?“ (Lc 12, 57). Bất chấp một dòng thác lớn những người di cư mà tất cả mọi châu lục cũng như hầu hết các quốc gia đều có, trước cũng như sau, việc di dân được nhìn nhận như là một tình trạng đặc biệt, hay như là một sự kiện riêng biệt và hãn hữu, trong khi dần dần điều ấy trở thành một thành tố đặc thù và trở nên một thách đối đối với cộng đồng chúng ta.


Đây là một hiện tượng đưa tới những hứa hẹn to lớn, nhưng đồng thời cũng mang tới vô số những thách đố cho chính những người di dân. Nhiều người bị cưỡng ép phải di cư, đang phải chịu đựng rất nhiều những nỗi khổ đau và phải chết, thường là trong những cách thế rất bi thương; rất nhiều quyền lợi của họ đã bị thương tổn, họ bị bắt buộc phải chia lìa gia đình mình, và tiếc rằng, không sớm thì muộn, họ lại trở thành nạn nhân của những cử chỉ phân biệt chủng tộc và thù địch với người nước ngoài. Khi tận mắt chứng kiến tình trạng này, tôi lập lại điều mà tôi đã từng nhấn mạnh trong sứ điệp nhân ngày quốc tế về di dân và tị nạn của năm nay: „Việc thay đổi quan điểm của tất cả mọi người đối với những di dân và người tị nạn, đó là điều cần thiết; vượt qua một thái độ phòng vệ và sợ hãi, dửng dưng hay loại trừ - tức điều mà rốt cuộc tương ứng một cách chính xác với tâm tính vứt bỏ - để đi tới một quan điểm mà nền tảng của nó chính là văn hóa gặp gỡ. Chỉ có điều đó mới có thể kiến tạo nên một thế giới công bằng, huynh đệ và tốt hơn.“


Điều tiếp theo đối với tôi là muốn hướng sự quan tâm tới hàng chục ngàn trẻ em đã phải tự di cư một mình, không có người lớn đồng hành, hầu thoát khỏi cảnh nghèo đói và bạo lực: Các em đó chính là một dạng di dân, đang từ Trung Mỹ và Mê-xi-cô vượt biên sang Hoa Kỳ, trong những hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, hầu kiếm tìm một niềm hy vọng, mà niềm hy vọng ấy lại được thể hiện trong hầu hết những trường hợp như là điều không tưởng. Con số những em này đang tăng dần lên mỗi ngày. Tình trạng cấp bách về nhân đạo này đang đòi phải có những giải pháp cấp thời như là điều tiên quyết, hầu cho những trẻ vị thành niên ấy được đón nhận và được bảo vệ. Những biện pháp đó sẽ không đủ, nếu như chúng không được bổ sung bởi một chính sách thông tin, mà với nó các em được giải thích và thông báo một cách rõ ràng về những mối nguy hiểm của một cuộc hành trình như thế, đặc biệt là về sự thúc đẩy phát triển trong những quốc gia mà các em xuất thân. Dù sao, khi tận mắt chứng kiến thách đố ấy, sẽ là điều cần thiết để hướng mối quan tâm của toàn thể cộng đồng các quốc gia tới hiện tượng đang được nói tới đây, để những hình thức mới của một cuộc di cư hợp pháp và an toàn có thể được quyết định.


Tôi xin cầu chúc cho sáng kiến đáng ca ngợi này của bộ ngoại giao thuộc chính phủ Mê-xi-cô nhằm tổ chức một hội nghị để nghiên cứu và suy tư về thách đố to lớn của việc di dân, gặt hái được nhiều thành công. Tôi ban phép lành Tông Tòa của tôi cho tất cả những ai hiện diện.


Từ Vatican ngày 11 tháng 07 năm 2014


Giáo Hoàng Phan-xi-cô


Lm Đa-minh Thiệu O.Cist chuyển ngữ


Văn Kiện Giáo Hội