SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 80 NĂM 2006

“Đức ái: Linh hồn của Truyền giáo”

 

Anh Chị Em thân mến,

 

1. Ngày Thế Giới Truyền Giáo mà chúng ta sẽ cử hành vào Chúa Nhật 22 tháng Mười là một dịp để trong năm nay, suy tư về chủ đề: “Đức ái: Linh hồn của Truyền giáo”.

 

Nếu truyền giáo không được đức ái định hướng, nghĩa là, nếu nó không xuất phát từ hành vi yêu mến Chúa sâu xa th́ nó có nguy cơ bị thu giảm vào hoạt động từ thiện xă hội đơn thuần. Thật vậy, t́nh yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi con người tạo thành cốt lơi của sức sống và lời rao giảng Tin Mừng, và đến lượt tất cả những ai cảm nhận t́nh yêu ấy đều trở thành chứng nhân cho Tin Mừng.

 

T́nh yêu Thiên Chúa tác sinh sự sống trần gian là t́nh yêu đă được trao ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu, Lời cứu chuộc, h́nh ảnh hoàn hảo về ḷng thương xót của Chúa Cha.

 

 Như vậy, sứ điệp cứu chuộc có thể được tóm kết lại theo lời Thánh Sử Gioan: “Nơi điều này mà t́nh yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ cho chúng ta: Thiên Chúa đă sai Con Một của Người đến thế gian để chúng ta có sự sống trong Người” (1 Gio 4, 9).

 

Chính sau biến cố Phục Sinh Chúa Giêsu ủy thác cho các Tông Đồ loan tin về t́nh yêu này, và các Tông Đồ, sau khi  được biến đổi sâu xa bởi quyền năng Chúa Thánh Thần trong Ngày Hiện Xuống, bắt đầu làm chứng Chúa đă chết và sống lại. Từ đó trở đi Giáo Hội tiếp nối chính sứ mệnh ấy, đó là một lời cam kết thiết yếu và lâu bền đối với mọi tín hữu.

 

2. Và mỗi cộng đồng Kitô giáo được mời gọi làm cho Thiên Chúa được nhận biết như Đấng là t́nh yêu. Trong thông điệp của tôi, “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là T́nh Yêu), tôi đă muốn dừng lại và suy niệm về mầu nhiệm nền tảng này của đức tin. Với t́nh yêu của Người, Thiên Chúa thấm nhập vào toàn thể thụ tạo và lịch sử nhân loại.

Từ khởi thủy con người được tạo xuất từ bàn tay đấng tạo dựng như kết qủa của một sáng kiến t́nh yêu. Nhưng sau đó, tội lỗi đă phủ mờ dấu ấn thần linh nơi con người.

 

Bị Ác Thần xúi gạt, ông bà nguyên tổ của chúng ta, Ađam và Evà, đă không hết ḷng sống tín thác vào Chúa của ḿnh, chiều theo cám dỗ của Ác Thần, là kẻ đă dẫn dụ họ nghi ngờ rằng Thiên Chúa là một đối thủ muốn hạn chế tự do của họ.

 

Như thế, họ yêu ḿnh hơn t́nh yêu ban không của Thiên Chúa, v́ ngộ tín rằng  chỉ như thế họ mới khẳng định ư muốn tự do của chính họ. Hệ qủa là họ đă đánh mất hạnh phúc nguyên thủy và phải nếm trải nỗi đau buồn cay đắng của tội lỗi và sự chết.

 

Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ rơi họ. Người hứa ban ơn cứu chuộc cho họ và cho con cháu họ khi báo trước rằng Người sẽ sai Con Một của Người, là Chúa Giêsu, Đấng mà vào thời viên măn sẽ mặc khải cho họ t́nh yêu của Chúa Cha, một t́nh yêu có khả năng cứu chuộc mọi người thoát khỏi nô lệ tội lỗi và sự chết.

 

Bởi đó, trong Chúa Kitô, sự sống bất tử, là chính sự sống của Chúa Ba Ngôi được thông ban cho chúng ta. Nhờ Chúa Kitô vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng không bỏ rơi con chiên lạc mất, con người thuộc mọi thời đại được ban tặng khả năng bước vào sống hiệp thông với Thiên Chúa, là Cha nhân từ, Đấng luôn sẵn sàng chờ đón người con đi hoang của ḿnh trở về nhà.

 

Dấu chỉ ḱ diệu của t́nh yêu này là Thập Giá. Trong thông điệp của tôi, “Deus Caritas Est,” tôi đă viết rằng “cái chết của Chúa Kitô trên thập giá  là tột cùng của việc Thiên Chúa đi ngược lại với chính ḿnh, qua đó người tự hiến để nâng con người lên và cứu chuộc họ… Đây là t́nh yêu trong h́nh thức triệt để của nó… Chính tại nơi đó mà sự thật này được chiêm niệm. Chính từ điểm đó chúng ta phải khởi đi để định nghĩa về t́nh yêu. Trong sự chiêm ngắm này người Kitô hữu khám phá ra con đường để định hướng cho cuộc đời và t́nh yêu của ḿnh.” (Số 12)

 

3. Vào buổi chiều trước Cuộc Khổ Nạn, Chúa Giêsu đă để lại cho các môn đệ đang tụ họp trong pḥng Tiệc Li để cử hành Lễ Vượt Qua một di chúc của Người, đó là “giới luật mới về t́nh yêu – ‘mandatum novum’”: “Thầy truyền cho các con điều này: Hăy yêu thương nhau” (Gio 15, 17). T́nh yêu thương huynh đệ mà Chúa đ̣i hỏi các “bạn hữu” của Người bắt nguồn từ t́nh phụ tử của Thiên Chúa.

 

Tông đồ Gioan ghi nhận: “Phàm ai yêu thương th́ được Thiên Chúa sinh ra và họ nhận biết Thiên Chúa” (1Gio 4, 7). Do đó để yêu thương theo gương Chúa, chúng ta phải sống trong Người và sống nhờ Người: Thiên Chúa là “căn nhà” đầu tiên của con người và chỉ khi ở trong Thiên Chúa, những người nam nữ ấy mới bừng cháy sáng ngọn lửa kính mến Chúa để “đốt nóng” thế gian.

Và không khó để hiểu rằng việc quan tâm truyền giáo đích thực, mà đó cũng là bổn phận ưu tiên của cộng đồng Giáo Hội, gắn liền với ḷng trung thành sống t́nh yêu Thiên Chúa, điều này đúng cho mọi người Kitô, mọi công đồng địa phương, các Giáo Hội địa phương và cho toàn thể Dân Chúa. Thái độ sẵn sàng quảng đại của các môn đệ Chúa Kitô trong việc thực hiện những công tác thăng tiến tinh thần và nhân sinh nhận được sức mạnh chính yếu từ việc ư thức sứ mệnh chung này. Những công tác đó, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kính yêu đă viết trong Thông điệp Redemptoris Missio, làm chứng cho “linh hồn của mọi hoạt động truyền giáo: T́nh yêu đă là và vẫn sẽ là sức mạnh chủ đạo của việc truyền giáo, đồng thời cũng là tiêu chuẩn duy nhất để xét đoán điều ǵ phải làm hay không nên làm, phải thay đổi hay không được thay đổi. T́nh yêu là nguyên tắc hướng dẫn mọi hành động và là mục tiêu để mọi hoạt động nhắm tới. Khi chúng ta hành động v́ đức ái, hoặc được khởi hứng bởi đức ái th́ không có ǵ là không thích đáng nhưng tất cả đều tốt.”(số 60)

 

Như thế, là nhà truyền giáo có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa trọn cả tâm hồn ḿnh, cho dẫu nếu cần, cũng phải chết cho Người. Biết bao linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đă làm chứng cho t́nh yêu tuyệt đỉnh qua phúc tử đạo ngay trong thời đại chúng ta đây!

 

Là nhà truyền giáo có nghĩa là cúi xuống phục vụ những nhu cầu của mọi người, như người Samaritanô nhân hậu, một cách đặc biệt những người nghèo túng và những người cùng khổ nhất, bởi v́ ai yêu thương bằng con tim của Chúa Kitô th́ không mưu t́m lợi ích riêng nhưng chỉ t́m vinh danh Thiên Chúa và điều thiện hảo cho tha nhân. Đây chính là bí quyết đem lại hoa trái thiêng liêng cho việc truyền giáo, một hoạt động vượt qua mọi ranh giới và mọi nền văn hoá, một hoạt động vươn đến mọi dân tộc và trải rộng đến tận cùng thế giới.

 

4. Anh chị em thân mến, ước ǵ Ngày Thế Giới Truyền Giáo là một dịp thuận tiện để hiểu rơ hơn rằng chứng tá của t́nh yêu, linh hồn của truyền giáo liên quan đến mọi người. Thật vậy phục vụ Tin Mừng không bao giờ có thể được coi như một cuộc phiêu lưu riêng lẻ, nhưng là một bổn phận chung nối kết mọi cộng đồng.

 

Cùng với những người đang hoạt động trực tiếp cho việc rao giảng Tin Mừng – và nơi đây tôi tỏ ḷng biết ơn nhớ đến tất cả các nhà truyền giáo – tôi cũng nhớ tới nhiều người khác, các thiếu nhi, những bạn trẻ và những người lớn mà qua lời cầu nguyện cùng những đóng góp cách này cách khác, đă góp phần vào việc mở rộng Nước Chúa trên trần gian. Tôi hi vọng rằng sự tham gia này sẽ tiếp tục gia tăng qua việc đóng góp của mọi người.

 

Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ ḷng biết ơn đối với Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc và với những Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo (PMS). Họ đă tận tụy phối hợp những nỗ lực của mọi miền trên thế giới để hỗ trợ hoạt động của những người đang trực tiếp truyền giáo.

 

Nguyện xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Đấng mà lúc khởi đầu sứ mệnh Giáo Hội đă cộng tác một cách tích cực vào việc truyền giáo,  qua sự hiện diện của Mẹ dưới chân Thập Giá cũng như qua lời cầu nguyện tại Pḥng Tiệc Li, xin Mẹ phù trợ hoạt động của các nhà truyền giáo và trợ giúp những ai tin vào Chúa Kitô được càng ngày càng có khả năng hơn để yêu thương đích thực, ngơ hầu họ có thể trở nên những nguồn nước đầy tràn sức sống cho một thế giới luôn khát khao điều thiêng liêng. Tôi hết ḷng ước mong như vậy và ban phép lành cho tất cả mọi người.

 

Từ Vatican, ngày 29 tháng Tư, 2006

Benedictus PP. XVI

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung, chuyển ngữ