ĐỐI THOẠI CỨU ĐỘ

 

Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

Giám Mục Giáo phận MỸ THO

 

 

Sứ mạng đối thoại của Giáo Hội theo Ecclesia in Asia:

 

Giáo Hội phải thực hiện sứ mạng tân phúc âm hóa trong thế giới hôm nay đầy dẫy những thách thức cho niềm tin tôn giáo và các giá trị luân lý, một thế giới có xu hướng xây dựng tiến bộ và thịnh vượng mà không can quy chiếu về Thiên Chúa, trái lại còn giản lược chiều kích tôn giáo của con người vào lãnh vực riêng tư.

Tân phúc âm hóa mời gọi hoán cải, đón nhận ân sủng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đó là niem hy vọng duy nhất đích thực dẫn đưa tới một thế giới tốt đẹp hơn và một tương lai sáng sủa hơn. Vấn đề hôm nay của Giáo Hội không phải là có gì cốt  yếu để nói với con người, mà là nói như thế nào cho minh bạch và có sức thuyết phục.

Từ sau Công Đồng Vatican II, vấn đề quan hệ giữa Giáo Hội và thế giới hôm nay vẫn luôn được đặt nặng và theo đuổi trong tinh thần đối thoại. Ước muốn đối thoại không là một chiến lược để sống chung hòa bình giữa lòng các dân tộc; mà là một phần thiết yếu trong Sứ Mạng Giáo Hội, vì nó phát xuất từ đối thoại yêu thương ban ơn cứu độ của Chúa Cha với nhân loại qua Chúa Con và trong Quyen Năng Chúa Thánh Thần.

Giáo Hội chỉ có thể chu toàn sứ mạng theo đường lối hành động của Thiên Chúa trong Đức Giêsu-Kitô: Ngài đã trở thành con người, chia sẻ cuộc sống của con người và nói bằng ngôn ngữ loài người để truyền đạt sứ điệp cứu độ... Đối Thoại mà Giáo Hội đề xuất cũng theo cùng đường lối của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Giáo Hội hết sức nhiệt tình và vô vị lợi sẵn sàng đối thoại với những con người Á Châu đang tìm kiếm Sự Thật trong tình thương yêu.

 Đối thoại cứu độ là gì ?

Thành ngữ đối thoại cứu độ bắt đầu trở nên quen thuộc trong Giáo Hội hôm nay. Nội dung thành ngữ này là gì, thì chưa được bàn luận sâu rộng trong giới thần học gia, cũng chưa được quần chúng Kitô-giáo biết nhiều. Nhưng hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, Giáo Hội muốn suy nghĩ đào sâu và ứng dụng thành ngữ này vào công việc loan báo Tin Mừng.

Muốn hiểu đối thoại cứu độ là gì, trước hết phải nghĩ đến lịch sử cứu độ Có nhiều cách để tìm hiểu và học hỏi về lịch sử cứu độ: có cách nhìn từ trên, từ phía Thiên Chúa, chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện dần dần trong lịch sử; có cách nhìn từ dưới nhấn mạnh hành trình của nhân loại bước theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Cách nhìn thứ ba là một cách nhìn hai chiều, coi lịch sử cứu độ như một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại.

Với cái nhìn hai chiều, lịch sử cứu độ được nới rộng ra, bao hàm trong đó lịch sử các tôn giáo, nhất là bình diện cứu độ học của các tôn giáo. Dưới cái nhìn hai chiều về lịch sử cứu độ, tôn giáo có thể được coi như là sự tối thoại giữa Thiên Chúa với con người, bắt nguồn từ Thiên Chúa, trong Ý Muốn Cứu Độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước. Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta trước.

Tôn giáo tự bản chất là quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Về phía con người, việc cầu nguyện diễn tả quan hệ đó. Còn Mặc Khải là tương quan siêu nhiên mà chính Thiên Chúa đã thiết lập với nhân loại. Mặc Khải có thể được coi là Đối Thoại giữa Thiên Chúa với nhân loại, nơi mà Lời Thiên Chúa nói bằng Biến Cố Nhập Thể và sau đó bằng Tin Mừng.

Giao lưu giữa Thiên Chúa với con người bị gián đoạn bởi tội nguyên tổ đã được tái lập cách kỳ diệu trong lịch sử. Lịch sử cứu độ tường thuật cuộc đối thoại dài và đa dạng bắt nguồn từ Thiên Chúa, kết nối với loài người thành một đàm thoại lạ lùng và nhiều màu sắc.

Chính trong cuộc đàm thoại giữa Chúa Kitô với loài người, Thiên Chúa cho chúng ta hiểu một chút gì về Người, về mầu nhiệm đời sống Ba Ngôi của Người. Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa nói Lời Cuối Cùng, và muốn cho nhân loại biết Người như thế: Người là Tình Yêu. Người cũng muốn được phụng thờ và tôn vinh như thế. Do đó giới răn yêu thương là giới răn lớn nhất.

Chúa Kitô là Đỉnh Cao của đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người: Tình Yêu của Thiên Chúa được biểu lộ viên mãn và đầy tin tưởng. Giáo Hội của Chúa Kitô, tiếp nối sứ vụ của Người, phải đối thoại với thế giới, nơi mình đang sống.

Giáo Hội đang trở thành Lời, trở thành Sứ Điệp, trở thành Đàm Thoại. Giáo Hội nói về tình Thương của Thiên Chúa mạc khải nơi Chúa Kitô; Giáo Hội nói về ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, về Sự Sống, về Hạnh Phúc mà Thiên Chúa muốn chia sẻ cho nhân loại nơi Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội mời gọi mọi người thông phần vào Sự Sông và tình Yêu Của Thiên Chúa.

Cũng như Chúa Giêsu, Giáo Hội không muốn độc thoại, mà muốn đối thoại, đó là Đối Thoại Cứu Độ, bắt nguồn từ Thiên Chúa là Alfa, Nguyên Thủy, Cội Nguồn và quy về Thiên Chúa là Ômêga, Cùng Đích, Cứu Cánh của nhân loại và mọi loài thụ tạo. 

Các đặc điểm cơ bản của Đối Thoại Cứu Độ :

Chúng ta không được quên quan hệ đối thoại có thực và khôn tả mà thiên Chúa Cha đã thiết lập với chúng ta, nhờ sự trung gian của Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, thì mới hiểu được tương quan mà Giáo Hội phải có và phải cổ võ đối với nhân loại.

1. Sáng kiến đối thoại là của Thiên Chúa ( 1 Ga 4, 10 ). Tới lượt chúng ta phải có sáng kiến nới rộng cuộc đối thoại đó cho mọi người. Chúng ta không được chờ đợi người khác mời gọi hay đi bước trước.

2. Đối thoại cứu độ bắt nguồn từ  Tình Thương, Lòng Tốt của Thiên Chúa ( Ga 3, 16 ). Chỉ có tình yêu nhiệt thành và vô vị lợi thúc đẩy cuộc đối thoại của chúng ta. Ngoài ra không có  một động lực nào khác.

3. Đối thoại cứu độ không được đo lường bằng những công trạng hay sự đáp ứng của con người. Sự đối thoại của chúng ta phải vô giới hạn và không tính toán. Giáo Hội không so đo hơn thiệt, cũng không định mức cho cuộc đối thoại của mình.

4. Đối thoại cứu độ không cưỡng chế ai đón nhận, mà là lời mời gọi yêu thương, tạo ra trách nhiệm, nhưng vẫn để con người hoàn toàn tự do đón nhận hay từ chối. Đối thoại ấy còn tự thích nghi với nhu cầu và tâm trạng của từng người.

5. Đối thoại cứu độ dành cho mọi người không phân biệt (Cl.3, 11). Đối thoại của chúng ta phải phổ quát, hướng tới mọi người, nối kết với mọi người, chỉ trừ những ai hoàn toàn và nhất quyết cự tuyệt, không muốn đón nhận.

6. Đối thoại cứu độ là một hành trình tiệm tiến, triển nở dần dần, với những ban đầu khiêm tốn, trước khi thành công trọn vẹn. Đối thoại của chúng ta phải lưu tâm đến thời gian cần cho sự chín mùi về tâm lý và lịch sử, biết chờ đợi thời điểm Thiên Chúa làm cho có hiệu quả. Nhưng không được triển hạn cho ngày mai điều có thể làm hôm nay. Phải nhạy cảm về thời điểm thích hợp và ý thức về giá trị thời gian. Mỗi ngày chúng ta đổi mới, bắt đầu lại cuộc đời, không chờ đợi bên đối tác.

 Đức tính cần cho đối thoại: minh bạch, dịu dàng, tin tưởng, khôn ngoan:

Đối thoại cứu độ là một phương cách thể hiện Sứ Vụ Tông Đồ. Đó là một nghệ thuật truyền thông thiêng liêng. Nghệ thuật này can những đức tính như sau:

- Trước hết là sự minh bạch. Đối thoại với nhau là để hiểu nhau, do đó phải rõ ràng, dễ hiểu, không mơ hồ, không úp mở, mặc dù phải rất tế nhị. Đối thoại là một cách truyen đạt tư tưởng, mời gọi vận dụng những khả năng cao cả của con người. Có thể coi đối thoại là một sinh hoạt cao thượng nhất của văn hóa nhân loại. Đặc điểm đầu tiên này đòi hỏi chúng ta phải rà soát lại ngôn ngữ của chúng ta: có hợp với người dân không, có hiểu được dễ dàng không, có cân nhắc tuyển chọn không.

- Đức tính thứ hai là sự dịu dàng, như Chúa Giêsu dạy: hãy học cùng Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong lòng ( Mt 1 1 , 29 ). Lời lẽ đối thoại không được kiêu căng, chăm chích, làm phật lòng người khác. Uy quyen của đối thoại phát xuất từ bên trong, từ chân lý được trình bày, từ tình yêu mà nó tỏa ra, từ gương sống động của những người đối thoại. Đối thoại không được áp đặt và truyen khiến. Đối thoại luôn hòa hoãn, tránh lời lẽ mạnh bạo, luôn kiên trì và đòi hỏi sự bao dung.

- Đức tính thứ ba của đối thoại cứu độ là sự tin tưởng, tin tưởng vào sức mạnh của lời nói của mình, tin tưởng vào sự cởi mở và khả năng đón nhận của người đối thoại. Lòng tin tưởng khơi dậy lời tâm sự và tạo ra tình bạn. Sự tin tưởng nối kết các tâm trí với nhau, cùng chung gắn bó với điều thiện hão, loại trừ mọi mục tiêu  ích kỷ.

- Sau cùng là sự khôn ngoan, biết lưu tâm đến trạng thái tâm lý và tinh than của người đối thoại ( Mt 7, 6 ). Ta có thể gặp những đứa trẻ, những người không có văn hóa, những người có thái độ thù nghịch. Đối thoại đòi hỏi ta lưu ý đến những điểm nhạy cảm của người khác. Có khi phải thay đổi chính mình, cách lập luận của mình để không làm mất lòng tha nhân và để người khác hiểu được.

Đối thoại là sự gặp gỡ giữa chân lý và đức ái, giữa trí tuệ và tình yêu.

 


Trở về Trang Mục Lục Giáo Hội