Bài 3

 

AP-RA-HAM,

NGƯÒI GIÀU ÐẦU TIÊN TRONG THÁNH KINH :

MỘT NGƯỜI CÔNG CHÍNH

 

1.Một mẫu mực về đức tin .

Ðây là vị tổ phụ hàng đầu và gương mẫu của niềm tin vào Thiên Chúa. Ông được nhiều tôn giáo lớn : Hồi giáo, Do Thái giáo và Ki-Tô giáo tôn kính. Tên của ông được nhắc đến rất nhiều trong các bộ kinh sách mặc khải nền tảng của các tôn giáo này. Kinh Cô-ran dành trọn một su-rát dài cho ông, su-rát số 14, trong số 114 su-rát. Trong bộ Thánh Kinh, ta thấy tên ông đã xuất hiện từ rất sớm, chỉ sau 11 chương đầu của sách Sáng Thế mà thôi. Câu chuyện kéo khá dài cho tới lúc xuất hiện Gia-cóp ở chương thứ 25. Cái tên đáng kính này còn luôn được nhắc tới trong bộ ba vị đại tổ phụ của Dân : Áp-ra-ham (1) , I-sa-ác và Gia-cóp. Và, hơn nữa, ông còn được chính Ðức Giê-su trưng dẫn như là một bảo đảm của phần thưởng mai hậu, khi Ngài mô tả La-da-rô người nghèo được ngồi trong lòng vị tổ phụ này sau khi chết, như là một cách thức hưởng phúc nhàn, so với ông nhà giàu nọ phải chìm trong đau đớn và nghiến răng (xin xem Lc 16,19-30). Còn Thánh Phao-lô thì lấy ông làm gương mẫu để dạy về đức tin cho các tín hữu Rô-ma (Rm 4).

Ðó là nói về đức tin và nói thuần về tôn giáo đối diện với cuộc sống mai hậu. Nhưng cụ thể hơn, ta cũng có thể học được nơi vị tổ phụ này không ít điều bổ ích liên quan đến cách sống trong lòng xã hội.

 

2. Một đời sống chân chính

Thật vậy, Áp-ra-ham là người đầu tiên mà ta thấy Thánh Kinh kể như là một người giàu, rất giàu ,với những đàn gia súc lớn và đầy vàng bạc (St 13,2). Và nhất là ông biết cách sử dụng tài sản của mình một cách hữu ích. Khi nghe nói về ông như vậy, ta sẽ tự đặt ra hai câu hỏi đáng quan tâm, đó là : ông đã làm giàu bằng cách nào ? và ông đã sử dụng của cải của ông ra sao ? Ðó là hai câu hỏi sẽ được lặp lại mỗi khi chúng ta tìm hiểu về một nhân vật của Thánh Kinh trong loạt bài này. Vâng, đó cũng chính là những vấn đề mà mỗi chúng ta thường giáp mặt trong cuộc sống hàng ngày đối diện với việc lo làm ăn và chi dụng cho cuộc sống, đồng thời với lo toan cho đời sống niềm tin và cuộc sống mai hậu của mình. Ðiều này không dễ tí nào, vì tự thân nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn khiến khó thực hiện. Và, do đó, nó luôn là một điều nhức nhối, khó chịu cho ta mỗi lần ta chân thành ngồi lại suy nghĩ cách nghiêm túc về vấn đề này . Hy vọng rằng tổ phụ Áp-ra-ham sẽ góp cho ta một chút kinh nghiệm của ông.

 

a) Làm giàu bằng cách nào ?

Thật ra Thánh Kinh chỉ hé cho ta vài nét rất nhỏ về chủ đề này, vì Thánh Kinh không nhằm mục đích trả lời cho những câu hỏi như thế, mà là nhằm mặc khải cho ta về Thiên Chúa và về tình thương của Người, đó là quyển sách dạy về đức tin. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói từ đầu loạt bài này, niềm tin phải được sống trong cuộc sống hàng ngày, cho nên ta cũng không sợ sai lầm nếu thử tìm trong đó vài chỉ dẫn liên quan. Ở đây người viết không có chủ trương đọc Thánh Kinh dưới một nhãn quan "duy luân ly", trái lại thì có.

 

- Không làm giàu cách không chính đáng

Phải nói ngay rằng, Áp-ra-ham không chấp nhận làm giàu bằng cách lợi dụng những  cơ hội không chính đáng. Ta có ngay một ví dụ khi đọc thấy rằng ông từ chối chiếm hữu các chiến lợi phẩm thu được sau khi đánh thắng bốn ông vua các xứ Xi-nê-a, En-la-sát, Ê-lamGoi-dim vì các vua này đãbắt đi ông Lót, cháu của ông. Sau cuộc chiến thắng, ông chỉ lấy đủ phần cho những người đi theo ông chiến đấu như để trả công lao cho họ ; phần ông, ông không lấy gì cả. Ðiều này còn cho thấy rằng ông không hề làm giàu bằng cách khai thác các người làm công cho ông, ông luôn nghĩ đến công cán của họ. Hơn nữa, ông cũng không quên phần của vị Tư tế của Thượng Ðế Tối Cao, Men-ki-xê-đê, là người đã ra đón và chúc lành cho ông sau khi ông chiến thắng trở về (St 14).

 

- Cũng không tranh lấy phần trội

Ông cũng không làm giàu bằng cách giành lấy phần hơn, trong tương quan với người thân cận. Ta có thể "dẫn" qua câu chuyện ông đề nghị phân chia lãnh địa giữa ông với ông Lót. Sách Sáng Thế chương 13 kể rằng sau một vụ tranh chấp về việc chiếm giữ các đồng cỏ giữa những người chăn thuê cho cả hai ông, Áp-ra-ham đã đề nghị Lót thiết lập một ranh giới giữa đôi bên. Và ông đã nhường cho ông Lót, cháu ông, quyền chọn lựa phần đất vừa ý. Ông Lót đã chọn phần đất thuộc đồng bằng sông Gio-đan phì nhiêu mầu mỡ nơi có hai thị trấn nổi tiếng về giàu sang trụy lạc, Sô-đô-ma Gô-mô-ra. Ðó là hai thành sẽ bị phá hủy do  lửa bởi trời  ít lâu sau đó mà sách Sáng thế,sẽ kể (cũng ở chương 19). Phần Áp-ra-ham, còn lại vùng đồi núi Ca-na-an. Vâng, ông sẵn sàng nhường phần hơn cho người khác. Vì, có lẽ đối với niềm tin của ông, sự sung túc của ông là do Thiên Chúa ban cho ông thể theo lời hứa và sự chúc lành mà ông đã lãnh nhận. Ông tin tưởng và trông cậy vào điều đó. Về phần mình, ông chỉ chăm lo làm ăn trong tinh thần thờ phượng Thiên Chúa mà ông tin, và đi theo tiếng gọi và sự dẫn dắt của Người.

 

b) Dùng của cải như thế nào ?

Thực ra, những gì sẽ được chỉ ra ở đây không có gì mới lạ hoặc khác thường so với những chỉ dẫn đạo đức của các nền văn hóa nhân loại, mà theo đó mỗi người đã được dạy hoặc có thể suy luận ra được. Chỉ có điều là, dù ta biết khá rõ về những chỉ dẫn như vậy, nhưng ta lại không thực hiện. Nói cho đúng hơn, ta ít thực hiện, vì lý do là chúng khó thực hiện lắm, hay chính xác hơn nữa, ta  không có cơ hội  và  điều kiện đủ  để thực hiện (điều này sẽ được bàn trở lại sau, trong các bài suy tư dựa trên các sách Tin Mừng và sách Công vụ các Tông đồ). Ở đây, người viết chỉ muốn cùng độc giả thấy xem ông Áp-ra-ham đã làm sao. Và điều này có chăng đó chỉ là một chút nhắc nhớ cho chúng ta về những gì đã biết rồi mà thôi.

- Biết và dám chi dụng khi cần

Trong câu chuyện kể về việc ông đòi sang nhượng cho bằng được thửa đất thuộc sở hữu của Ê-phơ-rôn, nơi có hang Mác-pê-la tại Khép-ron, đối diện với Măm-rê. Cuộc đổi chác giữa thửa đất và một số lượng bạc, đã diễn ra sau cái chết của Sa-ra, vợ ông, để có chỗ chôn cất bà (St 23). Việc chôn cất người quá cố là điều quan trọng nhưng , có lẽ ông còn nghĩ xa hơn đến việc tranh chấp có thể xảy ra giữa con cháu ông và dòng dõi của Ê-phơ-rôn về sau, cho nên ông nài nỉ để mua cho được phần đất này. Theo một số nghiên cứu gần đây thì  số tiền  ông Áp-ra-ham phải trả cho một khoảnh đất nho nhỏ như thế là quá lớn : 400 sicles bạc (bằng khoảng 4,56 kg bạc). Vâng,  số tiền  lớn đó là để trả cho một sự bảo đảm về sau. Ngày nay, ở đất Ít-ra-en, Khép-ron vẫn còn ở dưới sự bảo đảm này. Ðiều này muốn nói rằng ông Áp-ra-ham không ngại sử dụng của cải của mình cho một mục đích quan trọng hơn, cho dù là phải trả giá đắt. Ðiều này có vẻ trừu tượng quá đối với chúng ta ngày nay (nhưng xin được phép không bàn rộng thêm). Tiếp theo đây là đôi điều cụ thể và thiết thực hơn.

 

- Ðể tiếp đón và phục vụ tha nhân

*Tiếp đón và phục vụ mọi người như nhau .

Ở cuối chương thứ 13, sách Sáng Thế ghi lại một câu như sau :  Áp-ra-ham đã định cư dưới những cây sồi ở Măm-rê, tại Khép-ron, và ở đó ông đã xây một bàn thờ kính Gia-vê . Có lẽ, ta không chỉ nên hiểu cách diễn tả  bàn thờ kính Gia-vê  ở đây thuần theo nghĩ tôn giáo với những ý nghĩa tế tự, dâng cúng hoặc một hình thức lễ vật nào đó. Ta có thể dựa theo chỉ dẫn của một văn bản khác mang tựa đề  Giao ước của Áp-ra-ham  (Testament dAbraham) (2) , để hiểu rộng thêm về câu Thánh Kinh này. Văn bản này nói về sự giàu có của Áp-ra-ham, rằng ông  sống trong sự giàu sang với một gia tài đồ sộ và ông rất giàu . Ông đã xây lều bên vệ đường chỗ cây sồi Măm-rê, ở đó ông đã đón tiếp mọi người : giàu lẫn nghèo, vua chúa lẫn thủ lãnh, tật nguyền lẫn thương vong, bạn bè lẫn người xa lạ, hàng xóm lẫn khách lữ hành ; với lòng kính trọng, sự thánh thiện, đức công bình và lòng hiếu khách, Áp-ra-ham đã tiếp đón mọi người như nhau.  (3) .Ta có thể hiểu sự  thờ kính Gia-vê  trong một nghĩa đón tiếp và phục vụ đồng loại, điều mà Ðức Giê-su sẽ nhấn mạnh sau này trong giáo huấn của Ngài, đặc biệt là trong dụ ngôn về người  Sa-ma-ri-a nhân hậu  (xin xem Lc 10,29-37). Và, có lẽ, cũng chính vì cung cách sử dụng của cải hết sức độc đáo này, mà Áp-ra-ham đã được Ðức Giê-su dùng để làm phản chiếu với ông nhà giàu không biết quan tâm chút nào tới người anh em nghèo khốn khổ La-da-rô mà chúng ta đã nhắc tới trong Lc 16,19-30 như sau :

 Cĩ một ơng nh giu kia, mặc tồn lụa l gấm vĩc, ngy ngy yến tiệc linh đình. Lại cĩ một người ngho khĩ tn l La-da-rơ, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ơng nh giu, thm được những thứ trn bn ăn của ơng ấy rớt xuống m ăn cho no. Lại thm mấy con chĩ cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người ngho ny chết, v được thin thần đem vo lịng ơng p-ra-ham. Ơng nh giu cũng chết, v người ta đem chơn.

 Dưới m phủ, đang khi chịu cực hình, ơng ta ngước mắt ln, thấy tổ phụ p-ra-ham ở tận đng xa, v thấy anh La-da-rơ trong lịng tổ phụ. 

Có điều đáng lưu ý là văn bản  ngoại qui điển  trên không kể rằng Áp-ra-ham đã bố thí hoặc đã ra tay giúp đỡ của cải vật chất cho người nghèo. Văn bản chỉ nói rằng ông đã  tiếp đón mọi người như nhau  và đã phục vụ họ không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Ðiều này không dễ.

Theo lối suy nghĩ thường tình : tôi đã đáng được coi là người tốt và tôi cũng có thể tự yên tâm là mình tốt nếu tôi biết và dám rộng tay giúp đỡ người bất hạnh theo khả năng của tôi. Và quả đúng như vậy. Rồi chúng ta cũng sẽ nghĩ rằng như thế đã là đủ và cũng nhiều rồi. Vì, ta có thể dựa theo đòi hỏi của Ðức Giê-su về việc bố thí để biện minh cho suy nhgĩ này - nhưng có lẽ không đơn giản thế, ta sẽ trở lại với bản văn này về sau trong phần bàn về các huấn dụ của Tân Ước, vì Thánh Kinh không dừng lại ở đó.

*. cũng chính là đón tiếp và phục vụ chính Thiên Chúa

Trở lại vấn đề tinh thần đón tiếp và phục vụ của vị tổ phụ, ăn khớp với văn bản  ngoại qui điển  này, ta có một chút chỉ dẫn Thánh Kinh trong đoạn kể về việc Áp-ra-ham đón tiếp ba vị Khách tại Măm-rê (xin xem St 18,1-15). Trong đoạn văn rất nỗi tiếng và quan trọng này, vì nó được dùng để giải thích về một  tiền mặc khải  về Thiên Chúa Ba Ngôi, ta có thể đọc thấy cung cách tiếp đón khách của Áp-ra-ham ra sao : chợt nhận ra có ba người khách ngang qua, ông xin họ vui lòng dừng lại tệ xá của ông để nghỉ ngơi đôi chút, mang nước cho họ rửa chân, mời họ ngồi nghỉ dưới tàng cây, hối hả lo chuẩn bị cơm nước, . và dường như cả nhà ông đều góp tay vào phục vụ. Một điều đáng ngạc nhiên và cũng đáng nể thật.

Và theo như xác nhận của văn bản  Giao ước của Áp-ra-ham  thì ông đã  tiếp đón mọi người như nhau . Ðiều đáng lưu ý ở đây là lòng kính trọng con người của ông, ông coi người khác đáng để ông phục vụ. Ông tiếp đón mọi người như tiếp đón chính Thiên Chúa, rồi một ngày nọ, và điều này đã thành sự thật, chính Thiên Chúa Ba Ngôi đã đến viếng thăm ông, như ta thấy qua đoạn Thánh Kinh vừa được nhắc tới. Thiết tưởng đó là điều đáng để học ở đây. Vâng, của cải vật chất chỉ là một phương tiện tốt để giúp ta thực hiện điều quan trọng hơn nhiều, đó là tôn trọng, đón tiếp và phục vụ đồng loại - như xác nhận của dụ ngôn trong Tin mừng theo thánh Lu-ca đoạn 12 các câu 42-43 về điều mà một người đầy tớ trung tín cần làm :"Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc ? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. ". Vâng tổ phụ Áp-ra-ham của chúng ta đã biết làm như vậy.

 

3. Một bài học về  Ðạo đời hoà hợp 

Ta có thể nói tóm lại rằng Áp-ra-ham, người giàu đầu tiên trong Thánh Kinh, là một con người công chính, theo nghĩa niềm tin và cả theo nghĩa xã hội thông thường. Ông công chính cả trong cách thức làm giàu và sử dụng tài sản của mình. Ông đã sống trọn niềm tin của ông trong mọi chiều kích của cuộc sống, không chỉ là  tốt đạo, đẹp đời mà hơn thế nữa đạo đời hoà hợp. Nơi ông, ta có một qui chiếu để sống đạo vừa khó thực hiện nhưng không phải là không thể.

 

An Thụ

 

CHÚ THÍCH

(1) tên các nhân vật và địa danh trong loạt bài này sẽ lấy theo bản dịch của "Nhóm Phụng Vụ các Giờ kinh ".

(2) Thực ra đây là 1 trong những thủ bản thuộc nguồn văn chương "Liên giao ước " do các tác giả Do Thái soạn thảo vào đầu Công nguyên, chúng không nằm trong số các văn bản quy điển Sách Thánh được chính thức chọn sử dụng như là các bản văn Mạc Khải.

(3) Testament d'Abraham I,2 trích trong la Bible - Ecrits intertestamenaires, Paris, Bibliothèque de la Pliade,NFR-Gallimard, 1987, tr 1655-1656. Dịch từ tiếng Pháp bởi chính người viết .

 

 


Về Trang Mục Lục
Về Trang Nhà