Hành trình học hỏi Tin Mừng Gio-an

 

Hành trình 12

 

 

Vườn Cây Dầu và thử thách môn đệ

 

 

Sau khi đọc Tin Mừng Gio-an tới đây, chắc chắn bạn đã ý thức những khác biệt lớn lao giữa Tin Mừng thứ bốn với ba sách Tin Mừng kia.  Bạn nhận thấy Gio-an nhấn mạnh đến thiên tính của Đức Giê-su trong khi vẫn bênh vực nhân tính của Người.  Đức Giê-su, Đấng công khai nói về việc Ngài từ Chúa Cha mà xuống, làm một với Chúa Cha và tự ý hy sinh mạng sống mình, cũng chính là Đức Giê-su khóc tại mồ anh La-da-rô và cảm thông với nỗi ưu phiền của các môn đệ Ngài trong Bữa Tiệc ly.

 

Thế nào Gio-an cũng phải có một trình thuật hoặc nhiều hơn nữa về cuộc Thương khó, giống như các sách Tin Mừng Nhất lãm.  Tuy nhiên, là sách Tin Mừng cuối cùng, cái nhìn và lối văn của Gio-an khác với những thánh sử kia.  Những lý do thần học và lịch sử của ngài để viết một sách Tin Mừng cũng khác biệt.  Hơn nữa ngài lại có một số nguồn liệu các thánh sử khác không có.  Có những phần của trình thuật Thương khó tương tự với những phần trong ba sách Tin Mừng kia, thì điều ấy chứng tỏ là trong Giáo Hội sơ khai đã có một truyền thống được mọi người nhìn nhận trước khi Gio-an viết rồi.  Còn những phần nào khác biệt thì không những cho thấy đó là do một nguồn liệu riêng, mà còn phản ảnh một thần học và đường lối diễn tả riêng của ngài.

 

Bước vào trình thuật Thương khó của Gio-an, bạn sẽ thấy việc ngài nhấn mạnh đến ki-tô học vẫn không có gì thay đổi.  Trong cuộc chiến quyết liệt cuối cùng, Lời Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân và sống giữa chúng ta như ánh sáng thế gian giờ đây đương đầu với thế giới của bóng tối và không tin ngay tại cao điểm của nó.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 18:1-12.

          Bạn hãy so sánh đoạn này với Mác-cô 14:32-50 và trong khoảng trống sau đây bạn hãy viết xuống những khía cạnh khác biệt bạn đã khám phá.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những lý do nào bạn nghĩ có thể làm cho trình thuật có những khác biệt như thế?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

 

Những điều khám phá

 

Một trong những khác biệt chính người ta nhận thấy khi so sánh cảnh Vườn Cây Dầu trong trình thuật của Gio-an với những trình thuật của Tin Mừng Nhất lãm là trong sách Tin Mừng thứ bốn không có cơn hấp hối tại Vườn Cây Dầu.  Chúng ta đã gặp trong Gio-an 12:27, Đức Giê-su cầu nguyện:  “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến!  Thầy biết nói gì đây? – Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến.”  Như vậy, Gio-an có thể bỏ đi cảnh hấp hối trong Vườn Cây Dầu và nhấn mạnh đến sự kiện chính Đức Giê-su “hy sinh” mạng sống Ngài chứ không ai lấy đi được mạng sống ấy khỏi Ngài.  Ý muốn của Ngài là ý muốn của Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài đến để thế gian được sống.

         

          Tuân giữ những hướng dẫn cử hành lễ Vượt qua ở bên trong thành thánh, sau bữa ăn Vượt qua, Đức Giê-su và các môn đệ đi tới một nơi quen thuộc.  Chỉ trong Gio-an mới nhắc đến một toán quân (sáu trăm lính Rô-ma) cùng với đám cảnh vệ giữ trật tự Đền Thờ đã đến đó để bắt Đức Giê-su.  Đúng vậy, người Rô-ma luôn luôn cho quân đội trấn đóng tại Giê-ru-sa-lem trong những ngày lễ hội để giữ trật tự.  Nhưng thật là khác thường vì cả quân đội Do-thái  (cảnh vệ Đền Thờ) lẫn quân đội Dân ngoại (toán quân) liên hiệp với nhau làm thành sức mạnh chống lại vị Mục Tử nhân lành, Đấng là ánh sáng thế gian và đến trần gian chỉ để thi hành thánh ý Chúa Cha.

 

          Môn đệ sa ngã Giu-đa, khi lao mình vào đêm tối, đã liên hiệp với quân đội tàn ác Rô-ma và cơn giận dữ của nhà cầm quyền Do-thái để chống lại Đức Giê-su.  Dưới sự hướng dẫn của hắn, họ mang đèn đuốc và khí giới mà đến.  Thứ ánh sáng giả tạo của đèn đuốc giúp ích gì cho những kẻ chối từ ánh sáng đích thực?

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Thánh Vịnh 27:2. 

Bạn hãy đọc Ê-dê-ki-en 1:28; 3:23; 44:4. 

Bạn hãy đọc Đa-ni-en 10:7-9.

          Những đoạn này giúp thánh sử diễn tả thế nào về căn tính của Đấng sắp sửa bị lính đến bắt?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy đọc Gio-an 18:13-14, 19-24.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Gio-an không nói đến cái hôn của Giu-đa, vì ngài muốn nhấn mạnh tới sự kiện Đức Giê-su làm chủ tình hình số phận của Ngài.  Đức Giê-su tự ý hy sinh mạng sống và hành động theo quyền của Ngài (10:17-18).

 

          Thánh sử khẳng định rằng Đức Giê-su biết những gì phải xảy ra (18:4).  Với cách diễn tả sống động, Gio-an cho thấy cuộc xung đột giữa ánh sáng với bóng tối.  Không một chút sợ hãi, Đức Giê-su đã mạnh dạn bắt đầu nói trước với đám người đến bắt Ngài:  “Các anh tìm ai?”  Tựa như chính Đức Giê-su đã khởi đầu việc Ngài bị bắt bớ vậy.

 

          Khi họ trả lời Ngài là họ tìm ông Giê-su Na-da-rét, thì con người mang cái tên thật bình thường từ một làng quê ít người biết đến đã làm cho họ hoảng hốt khi Ngài trả lời họ bằng danh hiệu của Thiên Chúa “Ta là Đấng Hiện Hữu” (18:5, 8;  thường được dịch là “Chính tôi đây”), những lời cho thấy Ngài là Thiên Chúa.

 

          Phản ứng hoảng hốt của đám lính là phản ứng thường thấy khi loài người đối diện với sự hiện diện của Thiên Chúa.  Sức mạnh của bóng tối ngã xuống đất và hoàn toàn bất lực trước ánh sáng thế gian.  Sau câu hỏi và trả lời lần thứ hai, Đức Giê-su đã trả lời giống như vị Mục Tử nhân lành luôn lo lắng cho đàn chiên của mình:  “Hãy để cho những người này đi” (18:8).

 

          Muốn bảo vệ Đức Giê-su khỏi số phận thập giá chính Ngài đã chọn, ông Phê-rô phản công, chém đứt tai một tên trong đám người đến bắt Ngài.  Rồi chỉ ít phút sau đó, ông sẽ chối mình là môn đệ của Đức Giê-su.  Khi nói đến chén đau khổ, Đức Giê-su cho thấy Ngài chấp nhận thánh ý Cha Ngài, nên Ngài đã từ chối việc ông Phê-rô muốn bảo vệ Ngài.

 

          Chỉ có Gio-an tường thuật việc Đức Giê-su bị dẫn đến trước mặt Khan-na.  Khan-na giữ địa vị bậc trưởng thượng trong hàng ngũ lãnh đạo Do-thái.  Ông làm thượng tế từ năm 6 đến 15 sau công nguyên, tuy bị truất chức do người tiền nhiệm của Phi-la-tô nhưng ông vẫn được giới lãnh đạo Do-thái kính nể.  Năm người con trai, một người cháu nội và một người con rể của ông đều giữ chức thượng tế sau ông, và họ nổi tiếng tham nhũng và tham lam.  Đứng trước mặt con người vô đạo này, Con Thiên Chúa bị thẩm vấn về giáo lý của Ngài.  Đức Giê-su trả lời bằng tất cả sự thật, và đáp lại, Ngài bị vả mặt.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Gio-an 18:15-18, 25-27.

          Bằng cách diễn tả của bạn, bạn hãy viết xuống cuộc đối thoại giữa Phê-rô và những người vặn hỏi ông:

 

Người tớ gái:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phê-rô:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

“Người ta” (nhóm thuộc hạ và canh gác):

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phê-rô:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Một trong các tên đầy tớ của thượng tế:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phê-rô:

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phê-rô thực sự chối bỏ điều gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

“Môn đệ khác” là người đã được người gác cửa cho phép đem theo Phê-rô vào, đã được Gio-an gọi là “người môn đệ Đức Giê-su thương mến” trong Gio-an 20:2.

 

          Sắp đặt câu truyện ông Phê-rô chối Thầy trước và sau cuộc thẩm vấn của Khan-na, thánh sử có thể nói lên trái ngược giữa lòng trung thành và bất trung.  Thái độ mạnh dạn và trung tín của Đức Giê-su đứng trước sự thật đã hoàn toàn trái ngược với sự hèn nhát và dối trá của Phê-rô.  Ngay lúc Phê-rô được mời gọi để làm chứng cho quan hệ giữa ông với Đức Giê-su thì ông lại thất bại thê thảm những ba lần!  Tiếng gà gáy đã xác nhận cho lời Đức Giê-su tiên báo.  Không thấy nói tới việc khóc lóc đau buồn như được kể trong Tin Mừng Nhất lãm.  Việc ông Phê-rô phục hồi môn đệ tính của ông sẽ được đề cập tới ở Gio-an 21.

 

Khám phá

 

Việc ông Phê-rô chối Thầy là biểu tượng cảnh cáo cho mọi môn đệ của Đức Giê-su.  Bạn hãy đọc lại Gio-an 18:15-18, 25-27.

          Bạn cần khoảng hai mươi phút để làm bài tập cầu nguyện sau đây:

1)    Để sách thánh trên lòng, bạn mở đoạn Tin Mừng ra trước mặt.

2)    Bạn nhắm mắt lại và thư giãn.  Xua khỏi tâm trí bạn mọi chia trí bên ngoài.

3)    Giờ đây bạn đặt bạn trong vai trò của Phê-rô và đọc từng dòng câu truyện của ông.  Ông sợ hãi điều gì?  Trong hoàn cảnh ấy, bạn sẽ sợ hãi điều gì?

4)    Bạn hãy thưa với Chúa Giê-su tự trong tâm hồn bạn về bất cứ sợ hãi nào bạn đang có khi phải làm chứng nhân cho Người trong cuộc sống hằng ngày.

5)    Bạn hãy viết xuống khoảng cách dưới đây những nỗi sợ khi làm chứng mình là một Ki-tô hữu và một môn đệ của Chúa Giê-su được mời gọi hãy sống như Người đã dạy bảo.  Bạn nghĩ đâu là căn nguyên khiến bạn sợ hãi?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 12, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Brown, Raymond E.  The Death of the Messiah:  A Commentary on the Passion

Narratives in the Four Gospels.  New York:  Doubleday, 1993.

 

Stanley, David.  Jesus in Gethsemani:  The Early Church Reflects on the Sufferings

          of Jesus.  New York:  Paulist Press, 1980.

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà