Thư mục có ghi chú

 

 

Brown, Raymond E.  The Death of the Messiah.  2 vols.

          New York:  Doubleday, 1994.

 

Sách gồm hai tập, chú giải rộng rãi về những trình thuật Thương khó của cả bốn sách Tin Mừng.  Tất cả là 1,608 trang, nói lên những điều liên quan tới từng khía cạnh của các trình thuật Thương khó.  Mặc dù mang tính cách khảo cứu của học giả, nhưng ai cũng có thể đọc được.

 

 

Cùng tác giả.  The Gospel According to John (I-XII; XIII-XXI).  Anchor Bible

Series.  Garden City, N.Y.:  Doubleday, 1989, 1970.

 

Tuy hai tập chú giải này đã cũ so với những bộ hiện tại, nhưng vẫn có giá trị và là tài liệu rất dễ hiểu.  Những từ hoặc câu khi dịch từ Hy-ngữ sang Anh ngữ đã bị mất đi ý nghĩa phong phú nay được giải thích nên giúp cho sách Tin Mừng dễ hiểu hơn.  Gồm có phần giới thiệu kỹ lưỡng về sách Tin Mừng, chú giải sau mỗi đoạn và phụ trương những từ Hy-lạp quan trọng để giúp học hỏi.

 

 

Cùng tác giả.  The Gospel and Epistles of John, 4th ed.  Collegeville, Minn.:  The

          Liturgical Press, 1988.

 

Một cuốn chú giải ngắn gọn soạn cho những người không có trình độ về Kinh Thánh.  Bản văn Kinh Thánh đặt ở phía trên đầu trang và phía dưới là phần chú giải bản văn.  Ở phần sau, có thêm phần bài đọc Tin Mừng trong Thánh lễ Chúa Nhật và những câu hỏi cho mỗi chương để ôn lại.  Cha Brown là một trong những học giả Kinh Thánh Tân Ước nổi tiếng thế giới và rất được kính trọng trong Giáo Hội cũng như các trường học.

 

 

Cùng tác giả.  New Testament Essays.  Garden City, N.Y.:  Image Books, 1965.

 

Trong những tiểu luận này về Tân Ước, cha Brown trình bày đề tài “Thần học và bối cảnh của Tin Mừng thứ bốn” và “Quan hệ giữa Tin Mừng thứ bốn với Tin Mừng Nhất lãm” – là những đề tài rất thực dụng, giúp chúng ta hiểu Tin Mừng Gio-an.

 

Cùng tác giả.  The Risen Christ at Eastertime.  Collegeville, Minn.:  The Liturgical

          Press, 1991.

 

Cha Brown chú giải những trình thuật Phục sinh trong cả bốn sách Tin Mừng.  Chương 4 và 5 dành cho trình thuật của tin Mừng thứ bốn.  Trình bày rõ ràng, dễ hiểu đcho những ai không có trình độ cao về Kinh Thánh.

 

 

Brown, Raymond E., Karl Dunfried, Joseph Fitzmeyer and John Rheumann,

editors.  Mary in the New Testament.  Mahwah, N.J.:  Paulist Press, 1978.

 

Cuốn sách này là thành quả của công trình cộng tác nghiên cứu do các học giả Kinh Thánh thuộc Công giáo lẫn Tin lành.  Chương 7 đặc biệt viết về Mẹ Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an.  Được trình bày đơn giản và rõ ràng, cả người chuyên về Kinh Thánh lẫn người không chuyên môn đều thấy hữu ích và hay, nhất là những ai thích những đề tài về Đức Ma-ri-a và làm việc trong vấn đề đối thoại hiệp nhất.

 

 

Collins, Raymond F.  John and His Witness.  Zacchaeus Studies:  New Testament.

          Collegeville, Minn.:  Michael Glazier/The Liturgical Press, 1991.

 

Collins nghiên cứu về những nhân vật xuất hiện trong chuong thứ nhất Tin Mừng Gio-an.  Tác giả bắt đầu với Gio-an Tẩy giả, tiếp tục qua những người được đưa đến với Đức Giê-su:  người môn đệ vô danh, Phê-rô, An-rê, Phi-líp-phê và Na-ta-na-en.  Theo Collins, mỗi người đóng một vai trò trong sách Tin Mừng trong việc hình thành công đoàn Gio-an.  Là một cuốn sách hay, viết rõ ràng dành cho cả học giả Kinh Thánh lẫn người không chuyên môn.

 

 

Comblin, Jose, bản dịch của Carl Kabut.  Sent From the Father.  Meditations on the

Fourth Gospel.  Maryknoll, N.Y.:  Orbis Books, 1979.

 

Tin Mừng Gio-an được trình bày chú trọng đến con người Đức Giê-su và ảnh hưởng của Ngài trên người khác.  Sách dễ đọc và mời gọi độc giả tiến đến một đường lối tu đức xây dựng trên truyền giáo.

 

 

Countryman, William.  The Mystical Way in the Fourth Gospel:  Crossing Over

Into God.  Revised edition.  Valley Forge, Pa.:  Trinity Press, 1994.

 

Countryman chủ trương rằng Gio-an hướng dẫn độc giả trở lại đạo qua Bí tích Khai tâm tiến đến kết hiệp với con người Đức Giê-su Ki-tô.

 

 

Eller, Vernard.  The Beloved Disciple:  His Name, His Story, His Thought.  Grand

          Rapids, Mich.:  Wm. B. Eerdmans Publishing Co., 1987.

 

Eller dùng phương pháp Sherlock Holmes để cố gắng tìm hiểu Người Môn đệ được thương mến trong Tin Mừng thứ bốn là ai.  Ông đi ra ngoài cách thức nghiên cứu của các học giả để giúp cho người đọc thích thú tìm tòi, nhưng cũng nghiêm túc về căn tính của người môn đệ vô danh.

 

 

Grassi, Jeseph A.  The Secret Identity of the Beloved Disciple.  Mahwah, N.J.:

          Paulist Press, 1992.

 

Qua nỗ lực tỉ mỉ muốn phác họa lại một đầu óc sáng tạo ẩn sau Tin Mừng thứ bốn, Grassi tra cứu xem người môn đệ được thương mến là ai.  Ông kết luận rằng người mà Đức Giê-su thương mến đã được “đỡ đầu” do Đức Giê-su khi anh ta còn là một em nhỏ, đồng thời mối quan hệ giữa họ đã khiến cho các môn đệ ghen tương.  Nhưng giá trị đáng kể nhất đó là việc nghiên cứu về người môn đệ được thương mến đã được khai triển trong sách Tin Mừng.

 

 

Heil, John P.  Blood and Water.  The Death and Resurrection of Jesus in John 18-21.

          Catholic Biblical Quarterly Monograph Series 27.  Washington, D.C.:  The

          Catholic Biblical Association of America, 1995.

 

Cách chú giải của Heil sử dụng phương pháp phê bình trình thuật và nhắm tới những người có trình độ chuyên môn về Kinh Thánh hơn, mặc dù có thể người không chuyên môn cũng hiểu được, vì hầu hết các từ Hy-lạp đã được phiên dịch rồi.  Ai ở trong ngành văn chương có thể thấy phương pháp kể chuyện rất có ích và gây hứng thú.

 

 

Hengel, Martin.  Crucifixion.  Bản dịch của John Bowden.  Philadelphia:  Fortress

          Press, 1977.

 

Hengel là một học giả Kinh Thánh người Đức.  Ông cho chúng ta một trình bày tổng quát về việc đóng đinh rất dã man đã được thi hành trong toàn thể đế quốc Rô-ma, nhất là miền Pha-lét-tin do Rô-ma chiếm đóng vào thế kỷ thứ nhất.  Những kết luận cho độc giả nhận ra tính cách xúc phạm của thập giá trong sứ điệp Ki-tô:  đó là Đức Giê-su – Đấng Cứu Thế, Chúa và Thiên Chúa – đã bị hạ nhục và khinh bỉ không thể tưởng tượng được.  Những sự kiện ấy được ghi lại và trình bày rất đầy đủ rõ ràng.

 

 

Karris, Robert J.  Jesus and the Marginalized in John’s Gospel.  Zacchaeus Studies:

New Testament.  Collegeville, Minn.:  Michael Glazier/The Liturgical

Press, 1990.

 

Là cuốn sách ngắn gọn và dễ đọc.  Tác phẩm này cho chúng ta một cái nhìn ít thấy về mặt phong phú cũng như nghèo nàn trong Tin Mừng Gio-an, một đề tài ít ai nói đến.  Điều đã rõ rệt trong Tin Mừng Nhất lãm lại được cha Karris, một học giả Kinh Thánh, khám phá và trình bày thêm với nhiều suy tư và nghiên cứu hơn nữa trong Tin Mừng thứ bốn:  đó là Đấng Mê-si-a đã phục vụ những người cùng khốn bên lề xã hội giờ đây lại trở thành cùng khốn bên lề xã hội.  Đây là một nghiên cứu ngắn gọn và hay!

 

 

Koester, Craig R.  Symbolism in the Fourth Gospel.  Meaning, Mystery, Community.

          Minneapolis:  Fortress Press, 1995.

 

Koester viết về những biểu tượng trong Tin Mừng thứ bốn, cho chúng ta một căn bản để hiểu sách Tin Mừng.  Cuốn sách này trình bày những biểu tượng như ánh sáng và bóng tối, bánh, nước hằng sống và những hình ảnh khác, tất cả đều chứa đựng một nội dung thần học quan trọng.  Ông lý luận rằng lối biểu tượng được sử dụng trong Gio-an hầu như mọi độc giả đều có thể hiểu được vì nó khơi lên nơi Ki-tô hữu ý thức về căn tính của mình khác với căn tính của thế gian, đồng thời còn động viên họ dấn thân truyền giáo cho thế giới.  Cả học giả lẫn người học hỏi Kinh Thánh đều thấy được đây là cuốn sách có giá trị.

 

 

Kysar, Robert.  John, the Maverick Gospel.  Atlanta:  John Knox, 1976.

 

Kysar cho chúng ta một giới thiệu rõ ràng và đơn giản về thần học, những ý niệm và ngữ vựng của Tin Mừng thứ bốn.  Cuốn sách này là tài liệu rất hay cho người trưởng thành muốn hiểu biết hơn về Tin Mừng Gio-an.

La Potterie, Ignace de.  The Hour of Jesus.  New York:  Alba House, 1983.

 

Là linh mục người Bỉ và học giả Kinh Thánh có tiếng, ngài cho chúng ta một phân tích đơn giản và đi thẳng vào đề về cuộc Thương khó và Phục Sinh của Đức Giê-su trong Tin Mừng thứ bốn, kèm theo là những phương pháp chú giải hiện đại.  Trung thành với thần học của Tin Mừng thứ bốn, cha La Potterie trình bày cuộc Thương khó của Đức Giê-su như cuộc tôn vinh và khải hoàn của Đức Ki-tô, và tột điểm là trong sự Phục Sinh.

 

 

 

Martini, S.J., Carlo M.  Through Moses to Jesus.  The Way of the Paschal Mystery.

          Notre Dame, Ind.:  Ave Maria Press, 1988.

 

Với lối viết giản dị, bộc trực và mang tính cách mục vụ, Martini đã cho chúng ta một gương mẫu tuyệt hảo về suy niệm Kinh Thánh trong đời sống thiêng liêng.  Ngài nêu lên những điểm tương đồng giữa Mô-sê và Đức Giê-su, thí dụ, cả hai vị đã lấy thánh ý Thiên Chúa làm cốt lõi cho cuộc sống mình như thế nào, cả hai vị đã học kiên nhẫn, chấp nhận và phục vụ như thế nào.

 

 

Minear, Paul.  John:  The Martyr’s Gospel.  New York:  Pilgrim Press, 1984.

 

Từ “tử đạo” trong tiêu đề cuốn sách này phải hiểu theo ý nghĩa Hy-ngữ, tức là “làm chứng.”  Minear, với cách trình bày sáng sủa và đơn giản, nhấn mạnh đến vai trò của Đức Giê-su là chứng nhân, nên đến lượt các môn đệ Ngài cần phải bắt chước Ngài.  Cưốn sách này đặc biệt giúp giải thích Gio-an chương 12 – 21.

 

 

Petersen, Norman R.  The Gospel of John and the Sociology of Light:  Language and

            Characterization in the Fourth Gospel.  Valley Forge, Pa.:  Trinity Press

          International, 1993.

 

Cuốn sách nghiên cứu có tính cách xã hội học về ánh sáng chủ trương rằng ngôn ngữ được sử dụng trong sách Tin Mừng này là ngôn ngữ thường dùng, nhưng được sử dụng với dụng ý trình bày sự song đối giữa các nhân vật, cho nên trong chiều kích xã hội ngôn ngữ ấy muốn phân biệt những tín hữu thuộc cộng đoàn Gio-an với những kẻ thù của họ.  Cuốn sách này nhắm dành cho người chuyên môn trong lãnh vực Kinh Thánh.  Tuy nhiên, dù Petersen dùng rất nhiều từ Hy-lạp, nhưng độc giả vẫn hiểu được vì chúng đã được phiên dịch.  Nếu thích, ai cũng có thể thâu lượm được những điều hữu ích.

 

 

Rensberger, David.  Johannine Faith and Liberating Community.  Philadelphia:

          Westminster Press, 1988.

 

Rensberger chủ trương là cộng đoàn Gio-an tự nó là một cộng đồng không sống theo tiêu chuẩn đối xử của xã hội, một cộng đồng phản chứng văn hóa muốn sống theo sứ điệp của Đấng Mê-si-a.  Ông móc nối những khía cạnh khác biệt của Tin Mừng thứ bốn với thần học giải phóng và những vấn đề đương thời về vai trò của Giáo Hội trong thế giới.  Đây cũng là cuốn sách hay, trình bày rõ ràng và nên đọc.

 

Senior, Donald.  The Passion of Jesus in the Gospel of John.  Passion Series.

          Collegeville, Minn.:  Michael Glazier/The Liturgical Press, 1991.

 

Cha Senior ghi chú rằng “cuốn Tin Mừng này cố gắng nói lên toàn thể sứ điệp của nó trong từng đoạn một” (15).  Do đó, chú giải của ngài về cuộc Thương khó và cái chết của Đức Giê-su trong Tin Mừng Gio-an bắt đầu bằng việc giải thích những chủ đề chính giúp độc giả đi qua sách Tin Mừng để tiến đến cuộc Thương khó.  Cuốn sách nhỏ chứa đựng suy tư uyên bác của cha Senior được trình bày theo trình độ phổ thông, ai cũng có thể đọc được.

 

 

Servotte, Herman.  According to John.  London:  Darton,

Longman, & Todd, 1992/94.

 

Cuốn sách nhỏ này giúp chúng ta đọc Tin Mừng thứ bốn như một tác phẩm văn chương.  Cha Servotte (một giáo sư người Anh) chú tâm đến bản văn Kinh Thánh như một áng văn chương.  Phương pháp của ngài nêu lên những vấn đề thần học quan trọng và nhấn mạnh những điều liên quan đến số phận con người là những điểm thường bị bỏ qua trong những sách chú giải thường dụng.  Cuốn sách này sẽ khích động óc tưởng tượng và xây dựng nền tảng cho đời sống đức tin chúng ta.

 

 

Stanley, David.  Jesus in Gethsemani.  New York:  Paulist Press, 1980.

 

Trong sách này, Stanley trình bày một nghiên cứu về trình thuật Ghết-sê-ma-ni trong cả bốn sách Tin Mừng.  Ông mở đầu cuốn sách bằng cách thảo luận về việc chiêm niệm cuộc sống trần thế của Đức Giê-su có ý nghĩa gì đối với đời sống Ki-tô hữu.  Phần cuối giải thích lời nguyện cuối cùng của Đức Giê-su trước khi chịu cuộc Thương khó, chịu chết và sống lại.

 

 

Thompson, Marianne Meye.  The Incarnate Word:  Perspectives on Jesus in the

            Fourth Gospel.  Peabody, Mass.:  Hendrickson, 1988.

 

Thompson cho chúng ta một nghiên cứu giúp hiểu thêm về Ki-tô học theo Gio-an và về vai trò của những dấu lạ trong Tin Mừng Gio-an.  Mặc dù viết đơn giản và dành cho giáo dân, nhưng sách có tầm vóc chuyên môn.

 

 

 

 

Yee, Gale A.  Jewish Feasts and the Gospel of John.  Zacchaeus Studies. 

Collegeville, Minn.:  Michael Glazier/The Liturgical Press, 1988.

 

Yee chú trọng đến những lễ hội chính được nói đến trong Tin Mừng Gio-an (ngày sa-bát, lễ Vượt Qua, Lễ Lều, và lễ Cung hiến Đền Thờ) và tại sao hiểu về những lễ hội đó lại khiến chúng ta khó hiểu được sứ điệp của Tin Mừng Gio-an.  Cuốn sách có tính cách chuyên môn, nhưng được trình bày dễ hiểu để độc giả bình thường và không có trình độ cũng có thể đọc được.

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà