Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 15

 

 

Cuộc Thương khó, cái chết, Phục Sinh

 

 

Như đã nói trong Hành trình trước, Lu-ca cho chúng ta một trình thuật có nhiều chi tiết hơn những thánh sử khác về cuộc Thương khó và cái chết của Đức Giê-su.  Tuy nhiên, Lu-ca không chỉ có ý cho chúng ta biết về chi tiết.  Nhưng ngài còn muốn độc giả phải nhìn toàn bộ Tin Mừng đi tới cao độ trong cuộc Thương khó, cái chết và sự Phục Sinh nữa.  Trình thuật của ngài rất phong phú về hình ảnh, do đó độc giả sẽ được mời gọi hãy rút lấy những hình ảnh Tin Mừng trước đây để suy nghĩ trong những tình huống mục vụ đương thời.

 

 

Khám phá

 

Vẫn theo đức tin Ki-tô thì người ta ý thức rằng không có Phục Sinh nếu không có đau khổ, và cũng vậy, sẽ không có đau khổ nếu không có hứa hẹn Phục Sinh.  Đau khổ và Phục Sinh bổ túc cho nhau và đòi hỏi chúng ta phải học hỏi hai điều ấy liên hệ với nhau.  Lu-ca không muốn độc giả nóng lòng nhảy qua đoạn nói về ngôi mộ mà trước hết không chiêm niệm khung cảnh bên thập giá.  Trong mỗi phần của trình thuật, Lu-ca mong độc giả hãy tìm hiểu mối liên hệ Thương khó-Phục Sinh.

 

 

Khám phá

 

Trình thuật Thương khó-Phục Sinh của Tin Mừng Lu-ca đầy ắp sự mỉa mai tạo nên một sự căng thẳng giữa các nhân vật và tư tưởng.  Đã nhiều lần Lu-ca nhắm vào hai cấp độ:  chính câu truyện và sứ điệp dành cho cộng đồng Ki-tô đương thời.

          Vậy sau khi đọc mỗi câu dưới đây, bạn hãy viết xuống liên hệ giữa cuộc Thương khó và Phục Sinh, căng thẳng giữa các nhân vật hoặc tư tưởng, và sứ điệp dành cho cộng đồng.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 22:3;  22:31;  22:40;  22:46.

          Viết câu trả lời của bạn trong khoảng trống dưới đây.

 

Lu-ca 22:3

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 22:31

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 22:40

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 22:46

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

 

Những điều khám phá

 

Trong những câu Tin Mừng này, việc phản bội Đức Giê-su được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Xa-tan và đưa Đức Giê-su tới cái chết.  Tuy nhiên, mỉa mai là qua chính cái chết này Đức Giê-su sẽ chiến thắng vương quốc Xa-tan và thiết lập vương quyền mới của Triều Đại Thiên Chúa.  Tuy nhiên, cuộc chiến với Xa-tan chưa chấm dứt, vì “Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (22:31).  Nếu ý thức được cuộc chiến hoàn vũ vẫn tiếp diễn giữa lành với dữ, thì cộng đồng phải coi chừng Xa-tan hằng luôn luôn cố quyến rũ người ta xa lìa Thiên Chúa.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 22:54-62.

          Có liên hệ nào giữa trình thuật ông Phê-rô chối Chúa với việc trước đây của Xa-tan và thử thách?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Xa-tan cám dỗ ông Phê-rô dưới hình thức ba cá nhân:  đứa đầy tớ gái, một người đàn ông và một người Phê-rô gọi là “bạn”.  Ông sa ngã trước cám dỗ và lại ý thức mình là kẻ tội lỗi, do đó khung cảnh này liên hệ với khung cảnh trong Lu-ca 5:8.

          Nhưng cái nhìn của Đức Giê-su và việc ông Phê-rô tìm kiếm ơn tha thứ giúp chúng ta nhận thấy Phê-rô sẽ trở nên một môn đệ tuyệt vời.  Đây chính là điểm sẽ được xác nhận trong sách Công Vụ Tông Đồ.  Qua việc Đức Giê-su tha thứ cho Phê-rô và Phê-rô tha thứ cho chính mình, cộng đồng lại được nhắc nhở về chủ đề phải tha thứ cho nhau trong Tin Mừng Lu-ca.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 22:63-64; 22:70; 23:3; 23:35-39.

          Bạn nhận ra sự mỉa mai nào trong mỗi đoạn trên?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Mọi lời tố cáo Đức Giê-su là một vị ngôn sứ (22:63-64), là Con Thiên Chúa (22:70), là vua Do-thái (23:3) và là Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa (23:35tt) đều thực sự đúng cả.  Nhưng chính Đức Giê-su lại không đòi người ta phải nhìn nhận những điều đó, mà Ngài thường trả lời rằng “Đúng như các ông nói, chính tôi đây” (22:70).  Những lời tố cáo này sẽ dẫn Đức Giê-su tới cuộc Thương khó và Phục Sinh là những biến cố tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa, Vua và Đấng Mê-si-a.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 23:26; 23:27-30; 23:34; 23:35; 23:32,39-43.

          Mỗi hoàn cảnh hoặc nhân vật trên đây tượng trưng điều gì đối với toàn thể cộng đồng Ki-tô?

 

Ông Si-môn vác thập giá.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Các phụ nữ khóc thương Đức Giê-su.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những người bắt thăm để lấy áo Đức Giê-su.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Đám đông diễu cợt bảo Đức Giê-su hãy cứu lấy mình đi.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Hai tên tử tội cùng chịu đóng đinh với Đức Giê-su.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Ông Si-môn người Ky-rê-nê biểu tượng cho những ai muốn theo Đức Ki-tô.  Ông vác thập giá với Đức Giê-su và cũng như Đức Giê-su ông muốn vác thập giá của chính mình.  Thập giá này không bị áp đặt giống như một bất lợi hoặc không thể mang nổi, nhưng là điều chúng ta được tự do chọn lựa.  Tất cả những điểm này cho thấy nhân vật Si-môn nói lên một mẫu gương làm môn đệ.

          Các phụ nữ không nên khóc thương cho Đức Giê-su là người vô tội (giống như “cây xanh”, Lu-ca 23).  Khẳng định này là điều tiên báo về sự kiện Giê-ru-sa-lem bị tàn phá và phán xét những kẻ có tội.  Nó cũng song song với những điều Đức Giê-su đã nói trong Lu-ca 21:20-24.

          Những kẻ bắt thăm đã thể hiện những điều tiên báo trong Thánh Vịnh 22:19, “Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn”.

          Đám đông chế diễu bảo Đức Giê-su hãy cứu lấy mình đã không ý thức chính Đức Ki-tô mới là Đấng cứu độ tất cả chúng ta.

          Hai tên tử tội biểu tượng cho khác biệt giữa những người muốn tìm thấy phần thưởng ngay tại trần gian này và những người đi tìm thiên đàng.  Sự tương phản này nổi bật trong Tin Mừng Lu-ca và khiến chúng ta nhớ tới câu truyện người Pha-ri-sêu và người thu thuế cầu nguyện trong đền thờ (Lu-ca 18:9-14).

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Lu-ca 23:46b-56.

 

Đâu là những phản ứng trước cái chết của Đức Giê-su?  Những phản ứng này nói gì với người Ki-tô hữu hôm nay?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phản ứng của viên đại đội trưởng thế nào?  Phản ứng này có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phản ứng của đám đông dân chúng thế nào?  Nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Đâu là phản ứng của bạn hữu Đức Giê-su?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Phản ứng của ông Giu-se người A-ri-ma-thê?  Phản ứng của ông nói lên điều gì?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Viên đại đội trưởng là người hành quyết, đã trở thành tín hữu.

          Những kẻ chế diễu Đức Giê-su đã thống hối.

          Các bạn hữu đã làm chứng cho mọi điều, nhưng lại giữ khoảng cách xa.

          Ông Giu-se người A-ri-ma-thê là một thành viên thánh thiện trong Thượng hội đồng. Thượng hội đồng mang một phần trách nhiệm về cái chết của Đức Giê-su. Vậy mà giờ đây Thượng hội đồng lại có một thành viên tỏ lòng tôn kính thân xác Đức Giê-su qua việc mai táng Ngài.

 

 

Khám phá:  Phục Sinh

 

Đoạn Kinh Thánh có sớm nhất nói về Phục Sinh của Đức Giê-su gặp thấy trong những thư của Phao-lô, chứ không phải trong sách Tin Mừng.

          Bạn hãy đọc 1 Cô-rin-tô 15:3-8.

          Đọc Lu-ca 24:1-11.

          Bạn hãy so sánh đoạn của Lu-ca nói về Phục Sinh với đoạn của Phao-lô.

          Bạn tìm thấy những khác biệt nào giữa hai đoạn?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

 

 

Khám phá

 

Mặc dù chúng ta thấy có những khác biệt quan trọng giữa trình bày của Phao-lô và Lu-ca về Phục Sinh, nhưng cả hai lại có một điểm cốt yếu giống nhau.  Đó là cả hai đều nói rằng Đức Giê-su đã chết, đã được mai táng và đã sống lại.  Không người nào nói đến việc hồi sinh, tức là người ta sống trở lại trong cùng một thân xác trần gian.  Nhưng cả hai đều trình bày sự phục sinh, tức là cuộc biến đổi của thân xác để nó sẽ không bao giờ phải chết nữa.  Cùng với chân lý cốt yếu này về sự Phục Sinh của Đức Giê-su, Phao-lô và Lu-ca đã ghi lại tên tuổi, khung cảnh, đối thoại hoặc những biến cố.  Một cách nào đó, mỗi điểm đều nói về sự phục sinh.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc lại Lu-ca 24:1-11.

          Sau khi đọc đoạn Tin Mừng Lu-ca, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây.

          Sử dụng đôi tai và mắt Kinh Thánh, bạn thấy có chỗ nào trong Kinh Thánh liên hệ với thời giờ Lu-ca nói về Phục Sinh?  Xem Lu-ca 24:1.

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Đâu là những điều có thể xảy ra giải thích lý do tại sao xác Ngài không có ở trong mộ?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Ý nghĩa của hình ảnh hai người đàn ông với y phục sáng chói là gì?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hiểu thế nào về khẳng định của hai người đàn ông trong Lu-ca 24:5-8?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Việc ông Phê-rô ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm khăn liệm trong mộ có ý nghĩa gì?

 

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Nói tới ngày thứ nhất trong tuần lúc vừa tảng sáng khiến chúng ta nhớ đến trình thuật tạo dựng trong Sáng Thế 1.  Như Thiên Chúa đã bắt đầu công cuộc tạo dựng qua việc tạo thành ánh sáng, chúng ta cũng có một cuộc tạo dựng mới xảy ra với ánh sáng bình minh của Phục Sinh.

          Một số điều có thể xảy ra giải thích cho lý do tại sao không thấy xác trong mộ.  Xác có thể bị lấy cắp để đánh lừa lính Rô-ma và viên chức Do-thái.  Hoặc ngay từ đầu xác không để trong mộ nhưng ở một nơi nào khác.  Xác đã sống lại và ra khỏi ngôi mộ trống.  Trong những điều có thể ấy, điều cuối cùng liên hệ đến phục sinh đòi chúng ta phải có đức tin.  Bạn không thể lấy tài liệu lịch sử hoặc chứng cớ khoa học để chứng minh phục sinh.  Bạn chỉ có thể tin vào sự phục sinh.  Lu-ca dùng hình ảnh những người đến ngôi mộ trống là để nói lên điều gì đó về đức tin của họ và chứng từ của họ về niềm tin ấy.

          Hai người đàn ông với y phục sáng chói là một thí dụ khác về ý niệm làm môn đệ Chúa theo Lu-ca.  Trong suốt sách Tin Mừng của ngài, các môn đệ được sai đi từng hai người một để giảng Tin Mừng.  Cốt lõi lời công bố của hai người này là Tin Mừng đã được mọi môn đệ giảng dạy:  Đức Giê-su đã sống lại từ kẻ chết – Ngài là Chúa!

          Chúng ta đã khám phá ra hai người này rao giảng sự phục sinh.  Câu hỏi của họ “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?” (24:5) là lời công bố rằng sự phục sinh đã chiến thắng sự chết và Đức Giê-su là Sự Sống thật.  Trong suốt thời gian Đức Giê-su ở với các môn đệ, Ngài đã tiên báo cuộc Thương khó, cái chết và sự phục sinh.  Những điều này đã xảy ra đúng như Đức Giê-su tiên báo.  Là tín hữu, chúng ta không tìm sự sống nơi cõi chết (ngôi mộ), nhưng sự sống nơi Đức Giê-su.  Ngài ở đâu thì nơi đó không phải là ngôi mộ nữa!

          Việc ông Phê-rô ngạc nhiên không có nghĩa là ông hiểu rằng Đức Ki-tô đã sống lại từ kẻ chết.  Nhưng sự ngạc nhiên của ông có nghĩa là ông đang lấy làm lạ và suy tư về những gì đã xảy đến cho Đức Giê-su.  Đây cũng là lối ngạc nhiên của những người trong Đền Thờ lấy làm lạ về sự thông minh của trẻ Giê-su và những điều trả lời của cậu (Lu-ca 2:47).

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 15, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Jansen, John Frederick.  The Resurrection of Jesus Christ in New Testament Theology.

          Philadelphia, Pa.:  The Westminster Press, 1980.

 

Morris, Leon.  Luke:  An Introduction and Commentary, Volume 3, Tyndale New

          Testament Commentaries series.  Grand Rapids, Mich.: Inter-Varsity Press;

          William B. Eerdmans Publishing Company, 1988.

 

Perkins, Pheme.  Resurrection:  New Testament Witness and Contemporary Reflection.

          Garden City, N.Y.:  Doubleday & Company, Inc., 1984.

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà