Hành trình học hỏi Tin Mừng Luca

 

Hành trình 2

 

Những đặc tính trong lối viết của Lu-ca

 

 

Hầu hết các học giả đều đồng ý Lu-ca là tác giả của cả hai sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ.  Như vậy Lu-ca cho chúng ta một bộ sách mà chúng tôi có thể đặt tựa đề là:  Tập I, “Hành trình với Đức Giê-su để đến với Thiên Chúa” (Tin Mừng), và Tập II, “Hành trình với Đức Giê-su và Giáo Hội để đến với Thiên Chúa” (Công vụ Tông đồ).  Cả hai tập đều trình bày sứ điệp phổ quát ơn cứu độ cho muôn dân, một điểm chúng ta sẽ khám phá trong Hành trình 3 khi học hỏi về lời tiên tri của ông Si-mê-on (Lu-ca 2:32).

 

Khám phá

 

Chúng ta hãy đọc lại sứ điệp phổ quát ấy trong cả hai đoạn Tin Mừng Lu-ca.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 3:6 và 24:47-48.

 

Những điều khám phá

Trong hai đoạn này, chúng ta thấy rằng “hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lu-ca 3:6), đó là điều “phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem” (Lu-ca 24:47).

 

Khám phá

Việc nhắc tới Giê-ru-sa-lem trong Lu-ca 24:47 không chỉ có ý nói về một địa danh.  Giê-ru-sa-lem biểu tượng cho nơi người ta gặp được Thiên Chúa.  Qua suốt Tin Mừng, Lu-ca sẽ bảo chúng ta phải lên đường đi Giê-ru-sa-lem.  Hành trình lên Giê-ru-sa-lem – trên đường đi gặp Thiên Chúa – cũng quan trọng y như chính điểm hẹn Giê-ru-sa-lem vậy.  Giê-ru-sa-lem là nơi đến sau hết vì đó là nơi Thiên Chúa ngự trị.

          Sử dụng biểu tượng Giê-ru-sa-lem cũng giống như một chuyến đi nghỉ hè của Elizabeth vợ tôi và tôi.  Mùa hè sau khi lấy nhau, chúng tôi du lịch lên vùng đông bắc và trung tây Hoa-kỳ.  Mục đích chuyến đi là mừng hôn nhân của chúng tôi với những gia đình và bạn bè không thể tới được trong ngày cưới.  Tuy nhiên, mùa hè năm ấy không chỉ để đi từ thành phố này tới thành phố nọ.  Thực ra tất cả mùa hè đã được sử dụng để chúng tôi bắt đầu hành trình như vợ chồng cùng nhau tiến đến điểm hẹn cuối cùng là làm gương cho cộng đồng Ki-tô về những gì Thiên Chúa muốn mọi người trong bậc sống gia đình phải làm.  Tại nhiều địa điểm trên đường đi, chúng tôi đã sống hành trình ấy với gia đình và bạn bè.  Những biến cố và những người chúng tôi gặp cũng quan trọng như cuộc du hành của chúng tôi từ nơi này đến nơi khác.  Chúng tôi hy vọng tiếp tục cuộc hành trình tiến đến đích qua cuộc sống của chúng tôi.  Cũng như trong Tin Mừng Lu-ca, điểm kết thúc của hành trình chỉ quan trọng do những gì đã cảm nghiệm được trên đường đi.

 

Khám phá

Cũng như các tác giả Tin Mừng khác, Lu-ca sử dụng một số kỹ thuật độc đáo để trình bày trong hai cuốn sách của ngài.  Sử dụng kỹ thuật song hành, Lu-ca trải ra cả sách Tin Mừng lẫn Công vụ Tông đồ để bổ sung cho nhau và làm thành một tác phẩm hoàn hảo.

          Bạn hãy đọc những đoạn sau đây, trước là Tin Mừng và sau là Công vụ Tông đồ.  (Thí dụ:  đọc Lu-ca 1:3-4 trước, rồi Công vụ 1:1 sau).  Bạn hãy viết mô tả thật ngắn mỗi hành động được diễn tả trong đoạn thuật.

Tin Mừng

Lu-ca 1:3-4

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Lu-ca 3:22

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Lu-ca 5:17-26

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Lu-ca 7:11-17

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Lu-ca 22:66

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Lu-ca 23:4

 

 

Công vụ Tông đồ

 

Công vụ 1:1

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Công vụ 2:2-4

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Công vụ 3:1-10

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Công vụ 9:36-43

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Công vụ 23:1

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Công vụ 23:26-29

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Khi so sánh hai trích dẫn với nhau, tôi nhận thấy có những giống nhau sau đây:

 

 

Khám phá

 

Những thí dụ ở trên từ sách Tin Mừng và Công vụ cho thấy song hành là kỹ thuật viết văn thường dùng trong tác phẩm của Lu-ca.  (Cấu trúc song hành trình bày theo một hình thức tương tự những tư tưởng hoặc những cách diễn tả có nội dung và ý nghĩa giống nhau).  Kỹ thuật này khích lệ độc giả hãy khám phá ra liên hệ giữa hai tác phẩm của Lu-ca.  Bạn hãy lưu ý là Lu-ca 1:3-4 và Công vụ 1:1 đều nói viết gửi cho Thê-ô-phi-lô, một danh xưng Hy-lạp quen thuộc có nghĩa là người bạn của Thiên Chúa.  Không rõ cả trong Tin Mừng lẫn Công vụ, nhân vật này là một cá nhân có thực hay chỉ là một nhân vật tượng trưng ám chỉ hết mọi tín hữu hoặc các người bạn của Thiên Chúa.  Nếu coi như Lu-ca muốn gửi tác phẩm ngài viết cho các người bạn của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể coi mình chính là Thê-ô-phi-lô.

          Ngoài những song hành giữa Tin Mừng và Công vụ, Lu-ca cũng sử dụng lối song hành ngay trong sách Tin Mừng.  Chúng ta sẽ khám phá ra sự song hành này trong Tin Mừng khi học hỏi về những câu truyện sinh nhật trong Lu-ca 1 và 2 ở Hành trình 3.

 

Khám phá

 

Bây giờ chúng ta có thể học về những đặc tính khác trong lối viết của Lu-ca.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 2:25-35 và Lu-ca 2:36-38.

          Đọc Lu-ca 10:25-37 và Lu-ca 10:38-41.

          Đọc Lu-ca 15:4-6 và Lu-ca 15:8-9.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy trả lời câu hỏi sau:

Bạn đã khám phá được những gì trong ba cặp trình thuật này?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

Những điều khám phá

 

Những thí dụ này cho thấy sự quân bình giữa những câu truyện về đàn ông và những câu truyện về phụ nữ.  Chính lối quân bình này nói lên rõ rệt một trong những chủ đề chính của Lu-ca:  Ơn cứu độ được ban cho mọi người.

Khám phá

 

Ngoài sự quân bình giữa đàn ông và phụ nữ còn có một loại quân bình giữa Lu-ca với những tác giả Tin Mừng khác, Mác-cô và Mát-thêu.  Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca được gọi là Tin Mừng Nhất lãm.  Từ Nhất lãm là từ Hy-ngữ, có nghĩa là nếu đặt ba sách Tin Mừng này bên cạnh nhau thì người ta thường thấy xét theo chất liệu chúng có cùng một (syn) cái nhìn (optic).

          Bạn hãy đọc Lu-ca 3:21-22.

          Đọc Mác-cô 1:9-11.

          Đọc Mát-thêu 3:13-17.

Những điều khám phá

 

Bạn hãy lưu ý sự giống nhau trong ba trình thuật về việc Đức Giê-su chịu phép rửa.  Các học giả đã nhận thấy nhiều đoạn khác cũng giống nhau giữa các tác giả Tin Mừng Nhất lãm.  Sự giống nhau này đưa chúng ta tới lý thuyết cho rằng các tác giả Tin Mừng Nhất lãm đã mượn tài liệu của nhau.  Lý thuyết vững nhất chủ trương Mác-cô là tác giả đầu tiên, còn Lu-ca và Mát-thêu sử dụng tài liệu của ngài.  Trong phần Vào đề, tôi đã so sánh Lu-ca với Mác-cô để xác định thời gian viết Tin Mừng Lu-ca là vào khoảng năm 85 sau công nguyên.

 

Khám phá

Các học giả cũng ghi nhận rằng một số nguồn liệu là chung cho cả Lu-ca lẫn Mát-thêu, chứ không phải cho Mác-cô.  Sau đây là hai thí dụ:

          Bạn hãy đọc Lu-ca 3:7-9 và Mát-thêu 3:7-10.

          Đọc Lu-ca 6:20-24 và Mát-thêu 5:3-12.

Những điều khám phá

Qua những thí dụ này và những thí dụ khác, rõ ràng Lu-ca và Mát-thêu đã sử dụng chung một nguồn liệu vô danh chứa đựng những lời giảng của Đức Giê-su.  Trong việc học hỏi Kinh Thánh, nguồn liệu vô danh này được gọi là Nguồn Q, bởi từ Đức-ngữ quelle có nghĩa là nguồn liệu.

Khám phá

 

Nếu so sánh thêm nữa giữa nội dung của Tin Mừng Nhất lãm, chúng ta sẽ nhận ra một số câu truyện chỉ gặp thấy nơi một thánh sử nào đó thôi.  Thí dụ, trong Tin Mừng Lu-ca, tất cả phần Lu-ca 9:51 – 19:27 không thấy có trong hai tác giả Tin Mừng kia.

          Do đó, lý thuyết thông thường về Kinh Thánh cho rằng Lu-ca đã thu thập nguồn liệu của ngài từ Mác-cô, Nguồn Q và những nguồn tư liệu của ngài.  Biểu đồ sau đây đã được các học giả Kinh Thánh sử dụng để diễn tả lý thuyết ấy:

 

          Mác-cô                               Nguồn Q

 

 

 

 


L          Lu-ca                         Mát-thêu          M

 

 

Khám phá

 

Một loại quân bình khác được sử dụng qua cách những câu truyện được thâu thập và sắp đặt để làm thành sách Tin Mừng.  Trong Hành trình 1, chúng ta đã định nghĩa Kinh Thánh là một cuốn sách đức tin, được viết do những người có đức tin cho một cộng đoàn đức tin.  Những cảm nghiệm đức tin này trước hết được chia sẻ bằng cách truyền khẩu.  Khi người ta sợ rằng những câu truyện ấy có thể mai một đi, thì người ta thâu thập lại và viết xuống.  Vậy khi viết Tin Mừng, tác giả đã lựa lọc qua những câu truyện, chọn lựa và sắp đặt lại những câu truyện nói lên điều gì đó về đức tin cho cộng đoàn của ngài được biết.  Trong khi phát biểu điều nào đó về đức tin với cộng đoàn, tác giả lưu tâm tới sứ điệp cốt yếu của câu truyện hơn là để ý ghi lại những lời nguyên thủy  của câu truyện.

          Việc ghi lại những lời nguyên thủy là việc khó thực hiện được khi một câu truyện đã chuyển từ người này tới người khác.  Lại càng khó hơn nữa khi câu truyện được kể đi kể lại trong một thời gian.  Về thời gian viết Tin Mừng, chúng ta đã cho là Lu-ca được viết khoảng năm 85 sau công nguyên, nghĩa là khoảng 52 năm sau khi Đức Giê-su phục sinh, lúc ấy những câu truyện bắt đầu được các môn đệ Ngài lập đi lập lại (Phục Sinh là khoảng năm 33 sau công nguyên).  Các học giả tin rằng giữa thời gian từ khi câu truyện được truyền khẩu cho tới khi thành văn, câu truyện đã trải qua ba giai đoạn:

1)    là những gì Đức Giê-su đã thực sự nói,

2)    là những gì các môn đệ đã rao giảng về Đức Giê-su và về những lời giảng của Ngài, và

3)    những gì đã được viết về các điều Đức Giê-su đã nói.

Đức Giê-su trong khi thi hành sứ vụ đã huấn luyện các môn đệ và dạy cho họ biết về Nước Trời.  Đó là giai đoạn thứ nhất.

Sau khi Đức Giê-su chết và sống lại, các môn đệ đã rao giảng sứ điệp của Đức Giê-su cho các cộng đoàn.  Việc rao giảng này đã được quy hướng về những cộng đoàn đặc biệt và dựa trên mức độ nhớ lại những lời giảng của Đức Giê-su thôi chứ không phải chính những lời nguyên thủy của Ngài.  Đó là giai đoạn thứ nhì.

Sau hết, một tác giả (thí dụ như Lu-ca) đã giữ lại những câu truyện khỏi bị mai một và công việc rao giảng được thực hiện bằng sách vở.  Đây là giai đoạn thứ ba.

Khám phá

Sau cùng, Lu-ca đã khai triển một số chủ đề trong sách của ngài.  Khác với những tác giả kia là sách Tin Mừng của các ngài có thể phân chia thành từng phần, thì Lu-ca lại sắp đặt sách Tin Mừng của ngài theo những chủ đề liên hệ với nhau.  Chủ tâm của ngài là làm sao để cho nội dung sách Tin Mừng tự nói lên được qua những chủ đề này hơn là trình bày một luận đề chính.  Trong những Hành trình tiếp theo, chúng ta sẽ học hỏi về những chủ đề của Lu-ca như niềm vui, tha thứ, sứ vụ trong mọi lãnh vực, công việc của Thánh Thần, cầu nguyện, tôn trọng phụ nữ, và công bình.

Ôn lại

 

Trong Hành trình 2, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

 

Sách đọc thêm

 

Flanagan, Neil.  Mark, Matthew and Luke:  A Guide to the Gospel Parallels.

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press, 1978.

Throckmorton, Burton H., ed. Gospel Parallels:  A Synopsis of the First Three Gospels.

          rev. ed.  Nashville, Tenn.:  Thomas Nelson, Inc., 1979.

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà