Hành trình học hỏi Tin Mừng Lu-ca

Hành trình 5

 

 

Thánh Thần

 

 

Khác với ba tác giả Tin Mừng kia, Lu-ca trình bày Thánh Thần như chìa khóa giúp chúng ta hiểu được sứ mệnh của Đức Giê-su.  Được đầy tràn Thánh Thần, Đức Giê-su mới tỏ ra cho chúng ta biết sứ điệp của Thiên Chúa.  Chúng ta đã được biết về quyền năng của Thánh Thần qua những học hỏi về các trình thuật thời thơ ấu (Hành trình 3).

 

 

Khám phá

 

Trong Hành trình 4, chúng ta đã kết thúc với biến cố ông Gio-an bị bắt và Đức Giê-su chịu phép rửa.  Trong Hành trình này, chúng ta sẽ xét tầm quan trọng của khung cảnh chịu phép rửa và tầm quan trọng của Thánh Thần.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 3:21-22.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy ghi lại mỗi diễn tiến của biến cố trong đoạn Đức Giê-su chịu phép rửa.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Diễn tiến biến cố như sau:

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy lưu ý là diễn tiến biến cố không nhấn mạnh đến chính việc chịu phép rửa, nhưng đến những gì xảy ra sau khi chịu phép rửa.  Biến cố bắt đầu với việc Đức Giê-su cầu nguyện, tiếp theo là trời mở ra và Thánh Thần đến.  Liên quan giữa cầu nguyện và Thánh Thần là điểm rất quan trọng đối với Tin Mừng Lu-ca.

          Bạn hãy đọc những câu sau đây:

          Lu-ca 5:16

          Lu-ca 6:12

          Lu-ca 9:18

          Lu-ca 9:28

          Lu-ca 11:1

          Lu-ca 22:32

          Lu-ca 22:39-46

          Lu-ca 23: 46

 

 

Những điều khám phá

 

Trong mỗi đoạn trên đây, chúng ta đều thấy nói về Đức Giê-su cầu nguyện.  Trong Hành trình này và những Hành trình sau, chúng ta sẽ được lưu ý về liên quan giữa cầu nguyện và Thánh Thần.  Bạn nhớ là đang khi ông Da-ca-ri-a cầu nguyện thì sứ thần tới và đang khi Đức Ma-ri-a cầu nguyện thì sứ thần báo tin Mẹ sẽ làm Mẹ Thiên Chúa.

 

Khám phá

 

Trong biến cố Đức Giê-su chịu phép rửa, chi tiết quan trọng hơn đó là tầng trời mở ra và Thánh Thần hiện xuống dưới hình dạng chim bồ câu.  Hình ảnh trời mở ra và chim bồ câu đậu xuống có căn rễ trong Cựu Ước.  Trong I-sai-a 63:19b chúng ta đọc thấy:  “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống...”  Chúng ta cũng gặp hình ảnh tương tự trong Ê-dê-ki-en 1:1.  Trong Ê-dê-ki-en 2:2 có nói đến thần khí nhập vào ngôn sứ.  Hình ảnh Thần Khí dưới hình dạng chim bồ câu có thể mang dấu vết trong Sáng Thế 1:2 khi Thần Khí Thiên Chúa (“cơn gió mạnh”) bay lượn trên mặt nước trong việc tạo dựng.

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc I-sai-a 42:1.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn viết xuống những điểm giống nhau bạn gặp thấy trong đoạn I-sai-a và biến cố Đức Giê-su chịu phép rửa do Lu-ca thuật lại.

 

Những điều khám phá

 

Lời trích dẫn ngôn sứ “đây là người Ta tuyển chọn và quý mến  hết lòng”  (I-sai-a 42:1a) giống với lời “Con là Con của Cha;  ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con” (Lu-ca 3:22b).

 

Khám phá

 

Tin Mừng Lu-ca nhiều lần nói đến Thần Khí.  Bạn hãy đọc từng câu sau đây và viết tóm ý những câu đó trong khoảng trống:

 

Lu-ca 3:22

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 4:1

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 4:14

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 4:18

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 10:21

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 11:13

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 12:12

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Lu-ca 24:49

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Những câu trên cho chúng ta những tư tưởng sau đây:

 

 

Khám phá

 

Những đoạn trước nói đến Thánh Thần và việc cầu nguyện đã cho thấy liên quan giữa cả hai.  Tuy nhiên, việc cầu nguyện của Đức Giê-su và Thánh Thần xuống lại có mục đích đặc biệt:  đó là để thi hành sứ mệnh Tin Mừng.  Bạn hãy để ý những câu nói đến Đức Giê-su là người của Thánh Thần (3:22; 4:1; 4:14...).  Lu-ca 4:14 là câu đầu tiên trong phần sách Tin Mừng mang tựa đề “Sứ vụ tại Ga-li-lê.”  Đức Giê-su là người cầu nguyện nên được đầy tràn Thánh Thần để thi hành tác vụ của Ngài, tức là sứ mệnh do Chúa Cha trao.  Việc Chúa Cha xức dầu thánh làm cho Đức Giê-su trở thành người đem tin mừng đến cho người nghèo, công bố tự do cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, giải phóng các tù nhân và loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa (4:18-19).

          Lu-ca nhắc nhở chúng ta rằng cũng như Đức Ki-tô, chúng ta phải là những người cầu nguyện (11:13).  Là những người cầu nguyện, chúng ta sẽ lãnh nhận Thánh Thần là Đấng sẽ được ban xuống trên chúng ta (24:49) và sẽ dạy chúng ta (12:12) thi hành sứ mệnh và tác vụ của chúng ta đối với Giáo Hội.

 

Khám phá:  Kinh Thánh với độc giả hôm nay

 

Lu-ca mô tả Đức Giê-su là một người cầu nguyện được đầy tràn Thánh Thần.  Ý ngài muốn trình bày Đức Giê-su theo cách đó cốt để cho chúng ta một gương mẫu.  Nếu Đức Giê-su là người cầu nguyện thì chúng ta cũng phải là những người cầu nguyện.  Nếu Đức Giê-su được đầy tràn Thánh Thần, thì chúng ta cũng phải nài xin Thánh Thần xuống đầy tràn cuộc sống chúng ta.  Cầu nguyện và Thánh Thần là cốt yếu đối với đức tin Ki-tô.  Lu-ca trình bày  những bài học này để chúng ta có thể lớn lên trong đức tin.  Cổ võ chúng ta lớn lên trong đức tin, đó là trọng tâm của việc học hỏi Kinh Thánh.

          Học hỏi Kinh Thánh nói chung và đặc biệt là Tin Mừng Lu-ca là việc học hỏi về đức tin hơn là về tài liệu lịch sử và khoa học.  Thực ra hoàn cảnh lịch sử của cộng đoàn Lu-ca cũng quan trọng cho việc hiểu biết Kinh Thánh, giống như những suy tư thần học của các học giả Kinh Thánh.  Tuy nhiên, những suy tư từ lịch sử và thần học không thể thay thế cho việc sống mối quan hệ với Đức Giê-su một cách sâu xa hơn được.  Là độc giả Kinh Thánh của thời nay, chúng ta vẫn phải tiếp tục xin Chúa Thánh Thần mở lòng trí chúng ta đón nhận sứ điệp Tin Mừng để chúng ta được trở nên môn đệ đích thực của Đức Ki-tô.

          Những bài tập suy tư được trình bày rải rác trong tập sách này là để bắt chúng ta suy nghĩ về sứ điệp cốt yếu của Tin Mừng, tức là suy nghĩ về sứ điệp Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.  Những kỹ thuật được nêu ra chỉ là dụng cụ để giúp bạn suy niệm.  Do đó, trước hết bạn nên đọc bài tập kỹ, sau đó  khi đã thoải mái với những kỹ thuật được đề ra, bạn hãy bắt đầu bài tập suy tư.

 

 

Khám phá

 

Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến.

Xin Chúa đổ đầy tâm hồn các tín hữu Chúa và đốt lên ngọn lửa kính mến trong lòng họ.

Xin Chúa sai Thánh Thần đến để thực hiện một cuộc tạo dựng mới

và Chúa sẽ đổi mới bộ mặt trái đất.

Lạy Chúa, Chúa đã dùng ánh sáng Chúa Thánh Thần mà dạy dỗ tâm hồn các tín hữu.  Nhờ cũng một Chúa Thánh Thần, xin ban cho chúng con luôn luôn được thực sự khôn ngoan và được vui mừng trong sự an ủi của Người.  Nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.  A-men.

 

Khám phá

 

Sử dụng kinh nguyện xưa này làm nền, bạn hãy suy nghĩ về một số ý tưởng từ Tin Mừng Lu-ca.

 

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết câu trả lời của bạn.

 

1)  Trong những lãnh vực nào tôi cần phải xin Chúa Thánh Thần ngự đến trong cuộc đời tôi?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

2)  Tôi phải xét những hành động nào sẽ nói lên tôi muốn sống trung thành?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

3)  Tôi làm thế nào để có được một cuộc tạo dựng mới cho cuộc sống tôi và cuộc sống những người khác?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

4)  Tôi phải làm những việc gì để đổi mới bộ mặt trái đất?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 5, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

 

Sách đọc thêm

 

Alday, Carrillo Salvador.  Power From on High:  The Holy Spirit in the Gospels

and Acts.  Ann Arbor, Mich.:  Servant Books, 1978.

 

Apicella, Raymond.  Journeys Into Mark:  16 Lessons of Exploration and Discovery.

          Cincinnati, Ohio:  St. Anthony Messenger Press, 1990.

 

LaVerdiere, Eugene.  Luke.  New Testament Message, Vol. 5.

          Wilmington, Del.:  Michael Glazier, Inc., 1983.


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà