Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô

Hành trình 9

 

 

 

Suy nghĩ về hành trình của bạn

 

 

Hành trình 3 đưa ra những bài tập để bạn suy nghĩ.  Giờ đây trong Hành trình 9 này, bạn lại có dịp suy nghĩ về những hình ảnh Đức Giê-su theo Mác-cô để bạn khám phá ra ý nghĩa đích thực cuộc hành trình của bạn.  Những bài tập để suy nghĩ này cho bạn cơ hội nói với Đức Giê-su một cách cởi mở và tin tưởng cũng như bộc lộ với Ngài những hoài nghi, sợ hãi và vui mừng của bạn.

 

          Trong Hành trình này, bạn sẽ liên kết những điều đã học qua những Hành trình trước.  Một câu truyện chữa lành sẽ giới thiệu cho bạn biết  kỹ thuật suy nghĩ áp dụng cho mọi câu truyện về phép lạ trong sách Tin Mừng.

 

          Bạn hãy đọc qua tất cả bài tập để cảm thấy thoải mái với những bước được đề ra.  Rồi sau khi đọc xong lần đầu, bạn hãy làm bài.

 

 

Khám phá

 

·         Hãy tìm một chỗ tương đối yên tĩnh.  Bạn sẽ có ít nhất 40 phút để làm bài tập này.

·         Hãy ngồi thoải mái, tay đặt trên lòng, lưng thẳng, mắt nhìn xuống hoặc nhắm lại.

·         Đặt sách Kinh Thánh trên lòng và mở Tin Mừng Mác-cô 10:46-52.  (Chúng tôi chọn câu truyện anh mù Bác-ti-mê vì đã quen từ Hành trình trước).  Bạn có một cây viết bên cạnh.

·         Để cho thân thể thoải mái bằng cách tập thở.  Khi hít vào hoặc thở ra, hãy tưởng tượng như sau:  (1) hít vào ánh sáng, bình an, thoải mái;  (2) thở ra sợ hãi, lo lắng, tối tăm.  Cố làm sao có nhịp thở chậm, đều đặn giữa hít vào và thở ra.

·         Đọc chậm chậm đoạn Kinh Thánh.

·         Sau khi đọc xong câu truyện Bác-ti-mê, bạn hãy tưởng tượng mình đang là một người chứng kiến cảnh tượng Kinh Thánh này.  Bạn đang hiện diện trong câu truyện, đứng bên một cái giếng, cạnh một cây to hay đang ở giữa đám đông.

·         Sử dụng mọi giác quan của bạn nếu có thể.  Nghe tiếng người nói, nhìn thấy quần áo, trang sức, sờ thấy quần áo họ, ngửi thấy khí trời...

·         Để ý là người mù đang ngồi bên vệ đường.  Bỏ ra một chút thì giờ để quan sát anh mù.

·         Nghe tiếng ồn ào của dân chúng khi Đức Giê-su đến gần.  Dành một chút thì giờ để quan sát Đức Giê-su.

·         Nghe tiếng la lớn của anh mù đang xin Đức Giê-su chữa lành cho mình.  Hãy chú ý tới hoạt cảnh:  đám đông nạt nộ anh mù, bảo anh im đi.  Đức Giê-su can thiệp.

·         Hãy nhìn Bác-ti-mê nhảy lên khi Đức Giê-su gọi anh.  Để ý hành động anh lập tức liệng ngay áo choàng của mình đi.

·         Hãy có cảm nghĩ của Bác-ti-mê bị khích động khi anh được nhìn thấy.  Hãy dành một khoảng thời gian để chiêm niệm cảnh này.  Cố gắng đi vào thái độ Bác-ti-mê mừng rỡ...

·         Hãy loại đi tất cả những nhân vật khác trong câu truyện, ngoại trừ Đức Giê-su, anh Bác-ti-mê và bạn.

·         Hãy đưa anh Bác-ti-mê ra khỏi câu truyện để chỉ còn Đức Giê-su và bạn mà thôi.

·         Trong một tư thái hết sức thoải mái, hãy nói với Đức Giê-su.

·         Khi cuộc nói chuyện của bạn và Chúa đã chấm dứt, bạn hãy chào Chúa một cách thật tự nhiên.

·         Và khi đã sẵn sàng, bạn hãy mở mắt, lấy bút ghi lại những tư tưởng và tâm tình nào đến với bạn.  Cứ tự nhiên biểu lộ cảm nghĩ của mình, bằng văn xuôi, thơ hay hình vẽ.  Dùng khoảng trống dưới đây để ghi lại suy nghĩ của bạn.

 

Qua cách suy nghĩ như thế này, bạn có thể sử dụng cách ấy cho bất cứ đoạn Tin Mừng nào.  Bạn không cần phải giới hạn trong những câu truyện chữa lành.  Bạn có thể đặt mình trong câu truyện Chúa hiển dung (9:2-8), hấp hối trong Vườn Cây Dầu (14:32-42) hoặc bị đóng đinh (15:23-39).

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 9, bạn đã khám phá những điều sau đây (về hành trình của bạn):

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà