Hành trình học hỏi Tin Mừng Mác-cô

Hành trình 15

 

 

 

Tin Mừng Mác-cô và những liên hệ

 

 

Những Hành trình trước đã giúp bạn đi vào những đặc nét của Tin Mừng Mác-cô.  Tuy nhiên, những điều viết trong Mác-cô không đơn thuần là những biến cố biệt lập, nhưng là những gì thiết yếu tạo thành toàn bộ sứ điệp Kinh Thánh.  Chủ đề Người Tôi tớ chịu đau khổ có một giá trị riêng của nó.  Đúng như vậy, nhưng bạn cũng phải nhận ra sứ điệp của Mác-cô trong văn mạch của toàn bộ sứ điệp Kinh Thánh.

 

          Trong một số Hành trình, chúng ta đã trích dẫn Kinh Thánh Do-thái (Cựu Ước).  Đôi khi chúng ta cũng so sánh Tin Mừng Mác-cô với Mát-thêu hoặc Phao-lô.  Hành trình này cho bạn cơ hội tiến thêm một bước nữa trong việc học hỏi Kinh Thánh, bằng cách so sánh Mác-cô với những tác giả Tin Mừng Nhất lãm khác, tức là với Mát-thêu và Lu-ca.

 

          Từ nhất lãm (synoptic) là từ Hy-lạp, cho thấy nếu đem ba sách Tin Mừng đặt cạnh nhau thì tổng quát người ta sẽ nhận thấy chúng có cùng chất liệu với cùng một (nhất, syn) cái nhìn (lãm, optic) giống nhau.  Từ vấn đề nhất lãm ám chỉ về nỗi khó khăn để hiểu được quan hệ giữa Mát-thêu, Lu-ca và Mác-cô (các tác giả Tin Mừng Nhất lãm) cũng như những khác biệt riêng rẽ của từng vị.  Những bài tập trong Hành trình này giới thiệu một số tương đồng và dị biệt giữa các sách Tin Mừng Nhất lãm để giúp chúng ta hiểu sâu xa hơn trong việc học hỏi Kinh Thánh.  Khi học hỏi Tin Mừng Mác-cô, bạn đã ý thức được một số khác biệt giữa các tác giả nhất lãm:

 

·         Mác-cô không có trình thuật về Giáng sinh của Chúa Giê-su (Những trình thuật về thời Thơ ấu), còn Mát-thêu và Lu-ca thì có những trình thuật về việc Chúa Giê-su sinh ra.

·         Trình thuật về Phục sinh trong Mác-cô ngắn gọn và kết thúc bất ngờ.  Còn Mát-thêu và Lu-ca lại có những cuộc hiện ra của Chúa Giê-su Phục sinh với nhiều người.

 

Những dị biệt giữa các tác giả nhất lãm cho thấy là họ viết sách Tin Mừng cho những cộng đồng đặc biệt có những nhu cầu và những vấn đề riêng biệt.  Rõ ràng Mác-cô cần phải trả lời cho những vấn đề của một cộng đoàn đang bị bách hại và đau khổ.  Ngài trả lời những câu hỏi của họ bằng cách trình bày Đức Giê-su như Con Thiên Chúa chịu đau khổ.  Mát-thêu và Lu-ca cũng cho chúng ta thấy Đức Giê-su là Chúa, nhưng một Đức Chúa có ý nghĩa đối với những cộng đoàn đặc biệt.

 

Mặc dù mỗi mặc khải được trình bày phù hợp với cộng đoàn riêng biệt của tác giả, nhưng đó vẫn là một mặc khải chung cho mọi độc giả.  Như thế, những điều viết trong Tin Mừng Nhất lãm nói với một cộng đoàn, đồng thời cũng nói với hết thảy các cộng đoàn nữa.  Sách Tin Mừng Mác-cô phù hợp với cộng đoàn của ngài và cũng phù hợp với các cộng đoàn của chúng ta.

 

Bài tập sau đây cho bạn cơ hội so sánh giữa các tác giả nhất lãm.  Trước hết, bài tập xem ra rời rạc và lẫn lộn.  Tuy nhiên nếu chịu khó cẩn thận làm bài tập, bạn sẽ hiểu được rõ hơn những điểm giống nhau và khác nhau giữa các trình thuật Tin Mừng.

 

 

Khám phá

 

Bài tập này gồm có hai trình thuật:  chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô và ông Gio-an rao giảng thống hối.  Các trình thuật này được đặt song song với trình thuật của Mác-cô.  Trình thuật Mác-cô để ở giữa trang, Mát-thêu bên trái và Lu-ca bên phải.

          Bạn hãy đọc trình thuật Mác-cô trước, sau đó là Mát-thêu và Lu-ca.  Cố gắng đưa mắt nhìn cả trình thuật của Mát-thêu lẫn Lu-ca để nhận ra những điểm giống với trình thuật Mác-cô.  Dùng bút và thước kẻ, đánh dấu cả ba bản văn như sau:

a)     Nếu cùng một từ trong Mác-cô cũng gặp thấy trong Mát-thêu hoặc trong Lu-ca, thì bạn hãy gạch dưới từ ấy một gạch.

b)     Nếu cùng một từ trong Mác-cô cũng gặp thấy trong Mát-thêu trong Lu-ca, thì bạn hãy gạch dưới từ ấy hai gạch.  (Vì lý do kỹ thuật, chúng tôi thay thế hai gạch dưới bằng cách đánh máy những từ ấy ở dạng nghiêng và đậm)

c)      Nếu cùng một từ gặp thấy trong Mát-thêu trong Lu-ca, nhưng không thấy trong Mác-cô, thì bạn để từ ấy trong ngoặc đơn.

 

Chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô

 

Mát-thêu 8:14-15           Mác-cô 1:29-31              Lu-ca 4:38-39

 

                                      Vừa ra khỏi hội đường      Đức Giê-su rời khỏi hội

                                      đường Ca-phác-na-um,   đường,

Đức Giê-su đến                Đức Giê-su đi đến            đi vào

nhà ông Phê-rô,              nhà hai ông Si-mon và     nhà ông Si-mon.

                                      An-rê.  Có ông Gia-cô-bê

                                      và ông Gio-an cùng đi theo.

thấy bà mẹ vợ ông Phê-rô         Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si- Lúc ấy, bà mẹ vợ ông Si-mon

đang nằm liệt và              mon đang lên cơn sốt,               đang bị sốt nặng.

lên cơn sốt.                     nằm trên giường.

                                      Lập tức họ nói cho Người Họ xin Người chữa bà.

                                      biết tình trạng của bà.

Người đụng vào tay bà,    Người lại gần, cầm lấy tay          Đức Giê-su cúi xuống gần bà,

bà mà đỡ dậy;                          ra lệnh cho cơn sốt,

cơn sốt dứt ngay             cơn sốt        dứt ngay               và cơn sốt rời khỏi bà:

và bà chỗi dậy                                                                 tức khắc bà chỗi dậy         

phục vụ                           và bà phục vụ                           phục vụ       

Người.                                      các ngài.                         các ngài.

 

Ông Gio-an rao giảng thống hối

 

Mát-thêu 3:7-10                                Lu-ca 3:7-9

 

Thấy nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu         Đám đông lũ lượt kéo đến xin ông Gio-an

và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa,                 làm phép rửa; 

ông nói với họ rằng:                                     ông nói với họ:

“Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh

cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa

sắp giáng xuống vậy?  Các anh hãy sinh        sắp giáng xuống vậy?  Các anh hãy sinh

hoa quả xứng với lòng sám hối.  Và đừng      hoa quả xứng với lòng sám hối.  Và đừng

tưởng có thể nghĩ bụng rằng:  “Chúng ta       vội nghĩ bụng rằng:  “Chúng ta đã có

đã có tổ phụ Áp-ra-ham.”  Vì, tôi nói cho       tổ phụ Áp-ra-ham”;  vì, tôi nói cho các

các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho        anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho

những hòn đá này trở nên con cháu ông        những hòn đá này trở nên con cháu ông

Áp-ra-ham.  Cái rìu đã đặt sát gốc cây:         Áp-ra-ham.  Cái rìu đã đặt sát gốc cây:

bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều          bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều

bị chặt đi và quăng vào lửa...”             bị chặt đi và quăng vào lửa.”

 

 

 

[Để có thể dễ dàng hơn cho bạn trả lời, sau đây là bản văn bằng Anh ngữ: 

 

Healing of Peter’s Mother-in-Law

 

Matthew 8:14-15                   Mark 1:29-31                         Luke 4:38-39

                                      Immediately upon            Leaving the                                                            leaving the                      synagogue, he

Jesus entered                           synagogue, he                          entered the house

Peter’s house,                           entered the house           of Simon.

                                      of Simon and

Andrew with James

and John.

and found Peter’s            Simon’s mother-             Simon’s mother-

mother-in-law                           in-law lay ill                      in-law was in the

in bed with                      with a fever,                    grip of a severe

a fever.                                     and the first                     fever, and they

                                      thing they did                            interceded with

                                      was to tell him                          him for her.

about her.

He took her by                          He went over to              He stood over her

the hand, and                            her and grasped              and addressed

the fever left                             her hand and                             himself to the

her.                                 helped her up,                           fever, and it

                                      and the fever                            left her.

                                      left her.

She got up at once           She immediately              She got up

and began to wait            began to wait                            immediately and

on him.                           on them.                         waited on them.

 

 

John’s Preaching of Repentance

 

Hai đoạn sau đây chỉ có trong Mát-thêu và Lu-ca, chứ không có trong Mác-cô.

 

Matthew 3:7-10                     Luke 3:7-9

When he saw that many of                 He would say to the

the Pharisees and Sadducees              crowds that came out

were stepping forward for                   to be baptized by him:

this bath, he said to them:

“You brood of vipers!                          “You brood of vipers!

Who told you to flee                           Who told you to flee

from the wrath to come?          from the wrath to come?

Give some evidence that           Give some evidence that

you mean to reform.                          you mean to reform.

Do not pride yourselves             Do not begin by saying

on the claim, ‘Abraham              to yourselves, ‘Abraham

is our father.’  I tell you,            is our father.’  I tell you,

God can raise up                       God can raise up

children to Abraham                            children to Abraham

from these very stones.            from these stones.

Even now the ax is                             Even now the ax is

laid to the root of the                          laid to the root of the

tree.  Every tree that is             tree.  Every tree that is

not fruitful will be cut down                  not fruitful will be cut down

and thrown into the fire...”                  and thrown into the fire.”

 

 

Sau đây là bản trả lời mẫu cho trình thuật Chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô.  Vì không thể đánh máy hai gạch dưới và để thay thế cho hai gạch dưới, chúng tôi đánh máy từ ấy ở dạng chữ nghiêng đậm. 

 

Healing of Peter’s Mother-in-Law

 

Matthew 8:14-15                   Mark 1:29-31                         Luke 4:38-39

                                      Immediately upon            Leaving the                                                            leaving the                      synagogue, he

Jesus entered                          synagogue, he                          entered the house

Peter’s house,                          entered the house                   of Simon.

                                      of Simon and

Andrew with James

and John.

and found Peter’s            Simon’s mother-            Simon’s mother-

mother-in-law                        in-law lay ill                    in-law was in the

in bed with                      with a fever,                            grip of a severe

a fever.                          and the first                     fever, and they

                                      thing they did                            interceded with

                                      was to tell him                          him for her.

about her.

He took her by                          He went over to              He stood over her

the hand, and                            her and grasped              and addressed

the fever left                           her hand and                             himself to the

her.                                helped her up,                           fever, and it

                                      and the fever                           left her.

                                      left her.

She (got up) at once                She immediately             She (got up)

and began to wait            began to wait                            immediately and

on him.                           on them.                         waited on them.

 

 

Sau đây là bản trả lời mẫu cho trình thuật Ông Gio-an rao giảng thống hối .                                                                                

John’s Preaching of Repentance

 

Matthew 3:7-10                     Luke 3:7-9

When he saw that many of                 He would say to the

the Pharisees and Sadducees              crowds that came out

were stepping forward for                   to be baptized by him:

this bath, he said to them:

(“You brood of vipers!               (“You brood of vipers!

Who told you to flee                           Who told you to flee

from the wrath to come?          from the wrath to come?

Give some evidence that           Give some evidence that

you mean to reform.                          you mean to reform.

Do not) pride (yourselves)                 Do not) begin by saying

on the claim, (‘Abraham            to (yourselves, ‘Abraham

is our father.’  I tell you,            is our father.’  I tell you,

God can raise up                       God can raise up

children to Abraham                            children to Abraham

from these) very (stones.                  from these stones.

Even now the ax is                             Even now the ax is

laid to the root of the                          laid to the root of the

tree.  Every tree that is             tree.  Every tree that is

not fruitful will be cut down                  not fruitful will be cut down

and thrown into the fire...”)                 and thrown into the fire.”)]

 

 

Những điều khám phá:  Ông Gio-an rao giảng thống hối

 

Bạn hãy lưu ý là cả ba trình thuật trong bài tập “Chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô” đều có từ nhà (house).  Nhưng chỉ thấy Mác-cô và Lu-ca viết là “nhà ông Si-mon” trong khi Mát-thêu viết là “nhà ông Phê-rô.”  Những từ chỗi dậy (got up) gặp trong Mát-thêu và Lu-ca, nhưng không có trong Mác-cô, cho nên tôi để trong ngoặc đơn.

 

          Trong bài tập “Ông Gio-an rao giảng thống hối,” bạn sẽ thấy lời tuyên bố đặt trong ngoặc kép hầu như hoàn toàn giống nhau trong cả hai bản văn.  Chỉ có hai chỗ khác biệt trong số 74 từ trong bản Anh ngữ:  Mát-thêu sử dụng những từ “pride yourselves on the claim” trong khi Lu-ca viết “begin by saying.”

 

          Qua hai bài tập trên, có thể rút ra những điểm sau đây:

 

*  Mát-thêu và Luca đã sử dụng cùng một nguồn liệu để viết sách Tin Mừng của các ngài.  Nếu bạn nhìn lại bản Anh ngữ “Ông Gio-an rao giảng thống hối,”  69 trong số 74 từ hoàn toàn như nhau.  Chắc chắn sự giống nhau không phải là ngẫu nhiên.  Thầy giáo nào nhận được những bài làm của nhóm học trò giống y như nhau mà lại chẳng bảo chúng chép lại của người khác (plagiarism)?  Qua thí dụ trên và nhiều thí dụ khác trong Lu-ca và Mát-thêu, người ta tin rằng cả hai tác giả viết Tin Mừng đã có cùng một nguồn liệu chứa đựng những câu nói của Chúa Giê-su.  Nguồn liệu chung này đã được đem vào sách Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca được mệnh danh là “Nguồn Q.”  Tiêu đề ám chỉ về một nguồn liệu vô danh;  chữ “Q” viết tắt của từ Đức-ngữ quelle nghĩa là “nguồn.”

 

*  Mác-cô hoặc đã không có Nguồn Q, vì người ta không gặp thấy những câu nói ấy của Đức Giê-su trong sách Tin Mừng của ngài, hoặc là ngài đã tự ý không muốn sử dụng nguồn ấy.  Nhiều học giả tin ý kiến thứ nhất có phần đúng hơn.

 

*  Trong một số trình thuật (thí dụ việc Chúa chữa lành bà mẹ vợ ông Phê-rô), có nhiều điểm giống nhau trong cả ba tác giả.  Dùng cách so sánh, các học giả kết luận rằng Mác-cô là tác giả đầu tiên viết sách Tin Mừng, còn Mát-thêu và Lu-ca đã chép lại nhiều phần trong sách Tin Mừng của Mác-cô để đem vào sách Tin Mừng của họ.  Các học giả cho là Mác-cô được viết khoảng năm 70 sau công nguyên (xem lại Hành trình 12).  Thời gian viết Mát-thêu và Lu-ca vào khoảng 10 năm sau, tức là năm 80 sau công nguyên.

 

*  Các học giả cũng cho rằng Mát-thêu và Lu-ca đã có những nguồn liệu riêng chỉ thấy xuất hiện trong sách Tin Mừng của các ngài.  Một thí dụ về điểm này có thể gặp thấy trong Lu-ca 15, câu truyện người con hoang đàng.  Mặc dù đây là đoạn Kinh Thánh rất quen thuộc, nhưng trình thuật chỉ gặp thấy trong Lu-ca mà thôi.  Điểm này rất đáng lưu ý, mặc dù những bài tập bạn mới làm không nêu rõ những đoạn nào chỉ gặp thấy nguyên trong Mác-cô, hoặc trong Mát-thêu, hoặc trong Lu-ca.

 

          Những giả thiết trình bày ở trên cho các học giả một cấu trúc tư tưởng về việc hình thành các sách Tin Mừng.  Bạn hãy nhớ là những phương tiện truyền thông tân thời (như máy ghi âm và ghi hình) không có ở thời các Ki-tô hữu thế kỷ thứ nhất đâu.  Nếu những điều Mác-cô chép lại đã không bắt đầu khoảng năm 70 sau công nguyên thì cũng là vào khoảng 30 hoặc 40 năm sau khi Đức Giê-su chết.

 

          Qua học hỏi về Mác-cô chương 13 (Hành trình 12), bạn đã thấy các Ki-tô hữu sơ khai tin rằng cuộc tái lâm của Đức Ki-tô sẽ xảy ra đang khi họ còn sống.  Truyền thống kể lại là các cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai đã tụ họp nhau để kể lại câu truyện Đức Giê-su nhằm thâu nạp những người tòng giáo và giúp cho đức tin của họ thêm sâu xa.  Những biến cố đưa đến việc viết xuống sứ điệp Tin Mừng đã tiếp tục xảy ra từ khi kể lại câu truyện Đức Giê-su tới khi viết lại câu truyện Đức Giê-su, nói khác đi, từ lúc truyền khẩu cho tới lúc thành văn.  Như chúng ta đã thấy trong Hành trình 4, diễn tiến này gồm có ba giai đoạn:

 

·         những điều Đức Giê-su thực sự nói;

·         những điều các môn đệ đã rao giảng về Đức Giê-su và những lời nói của Ngài;

·         những điều các tác giả sách Tin Mừng đã viết về những gì Đức Giê-su đã nói.

   

Ý thức về khai triển của sách Tin Mừng kéo dài từ những điều Đức Giê-su thực sự nói cho tới khi người ta viết về những điều Đức Giê-su nói, biểu đồ sau đây cho thấy các tác giả đã lấy nguồn liệu từ đâu để viết sách Tin Mừng của các ngài.

 

                             Mác-cô                           Nguồn Q

 

 


        L          Lu-ca                              Mát-thêu        M

 

 

Giải thích về thuyết hai nguồn (Mác-cô và Nguồn Q) như sau:

 

·         Mác-cô đã có nguồn liệu riêng của ngài (Nguồn Q) khi viết Tin Mừng.

·         Mát-thêu đã mượn từ Mác-cô lẫn Nguồn Q, đồng thời cũng có nguồn liệu riêng của ngài.

·         Lu-ca đã mượn từ Mác-cô lẫn Nguồn Q, đồng thời cũng có nguồn liệu riêng của ngài.

 

Với những gì đã thâu nhận được qua Hành trình này, có thể bạn sẽ bỡ ngỡ về sự linh hứng của sứ điệp Tin Mừng.  Có phải sứ điệp ấy được Thiên Chúa linh hứng, hay là do tác giả này chép lại từ tác giả khác?

 

          Từ được linh hứng có nghĩa Thiên Chúa thực sự là tác giả của Kinh Thánh.  Là tác giả chính, Thiên Chúa đã sử dụng những cá nhân làm tác giả loài người để họ viết xuống Kinh Thánh mà dạy một cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm những chân lý Người muốn vì phần rỗi của chúng ta.  Thiên Chúa đã khích động tác giả để họ viết và Người đã giúp họ hiểu đúng tất cả những gì Người muốn họ viết.  Sứ điệp Kinh Thánh là sứ điệp của chân lý, vì Thiên Chúa, tác giả chính, chân lý.  Mác-cô trình bày chân lý của Thiên Chúa, nhưng chưa phải là chân lý trọn vẹn, bởi vì các sách Tin Mừng khác và các thánh thư cũng trình bày còn nhiều hơn nữa.  Ngay đến tất cả Kinh Thánh cũng chưa nói lên được chân lý trọn vẹn, vì ngôn ngữ loài người không thể thông đạt hết được về Thiên Chúa.

 

          Trong Tin Mừng Mác-cô, chân lý là ở nơi Đức Ki-tô, Người Tôi tớ và Con Thiên Chúa chịu đau khổ.  Đây là lý do tại sao Mác-cô khai triển lời tuyên xưng của Phê-rô trong 8:29.  Nếu chỉ dừng lại ở đoạn này thì người ta sẽ chỉ coi Đức Ki-tô như là một người làm phép lạ.  Điều ấy không phải là chân lý của Thiên Chúa.  Nhưng lời tuyên xưng của Phê-rô chỉ đầy đủ khi được liên kết với lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng Rô-ma (15:39) tin rằng Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa sau khi ông hiểu được ý nghĩa thập giá.  Vậy Mác-cô, với tính cách là tác giả loài người, trình bày chân lý đầy đủ của Thiên Chúa là tác giả chính, vì bản văn đã được Thiên Chúa linh hứng và chỉ có thể nói lên chân lý mà thôi.

 

          Tuy nhiên, Thiên Chúa không lấy đi khả năng tự nhiên để suy nghĩ và hành động của tác giả.  Tác giả không chỉ là một con múa rối trong tay Thiên Chúa, nhưng họ có tự do.  Nhưng nếu tác giả vẫn được sự tự do của con người thì chúng ta có thể bảo Kinh Thánh không sai lầm không?  Đặc tính không sai lầm đặt căn bản ở việc Thiên Chúa là tác giả và Người là chân lý toàn vẹn.  Điều này không có nghĩa là Kinh Thánh không sai lầm trong những lãnh vực khác, ngoại trừ không sai lầm trong sứ điệp cốt yếu của Thiên Chúa.

 

          Các tác giả là con người và có thể sai lầm, đã đưa vào Kinh Thánh những ý kiến cá nhân của họ, nhưng những ý kiến này không ảnh hưởng tới chân lý của sứ điệp.  Bạn nhớ là Mác-cô tin chắc Đức Giê-su sẽ tái lâm đang khi Mác-cô còn sống, cũng như ngài đã ghi sai ngày Chuẩn bị lễ Vượt qua.  Đã đành là Mác-cô không biết khi nào ngày tận thế sẽ xảy ra, nhưng ngài phải biết ngày Chuẩn bị lễ Vượt qua là khi nào chứ.  Trong Hành trình 13, chúng ta đã khám phá việc ngài ghi ngày tháng có tính cách thần học chứ không phải lịch sử.

 

          Các tác giả viết Kinh Thánh mang não trạng “đông phương” hơn là não trạng “tây phương.”  Như vậy, hiểu lối suy luận theo cách hiểu tây phương của chúng ta không áp dụng được vào trường hợp của các ngài.  Tác giả là con người, cho nên trình bày sứ điệp bằng ngôn từ của loài người, do đó đã giới hạn sứ điệp ấy qua thể văn xuôi hoặc thi ca.  Tuy nhiên sự giới hạn do những văn thể đặc biệt ấy tự nó cũng không làm cho sứ điệp thành sai lạc.  Bất kể tác giả sử dụng văn loại nào hoặc đưa vào ý kiến nào đi nữa, thì sứ điệp cốt yếu vẫn là do Thiên Chúa linh hứng như một xác quyết chân lý đích thực đưa chúng ta đến cứu rỗi.

 

          Sau hết, chúng ta phải nhận thấy là tác giả không hành động vô căn cứ.  Tác giả được linh hứng, nhưng là được linh hứng với tính cách như một phần tử của một cộng đồng.  Tác giả nhận sứ điệp từ những người trước đó đã kể lại câu truyện Đức Giê-su và tác giả còn đang tiếp tục được nuôi dưỡng trong câu truyện này do cộng đồng hiện thời của mình.  Do đó, là phần tử của một cộng đồng, tác giả đôi khi thách thức, khích lệ, an ủi và bày tỏ đức tin của cộng đồng.  Đây không còn là một biểu lộ đức tin có tính cách cá nhân nữa, mà là tính cách cộng đồng.  Chính vì hiểu đức tin như vậy – tức  là cảm nghiệm về Thiên Chúa – mà tôi có thể định nghĩa Kinh Thánh là bộ sách của đức tin, được viết do những người có đức tin gửi đến cho một cộng đồng đức tin.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 15, bạn đã có những khám phá sau đây:

 

·         Tin Mừng Nhất lãm được biết do Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca.  Mặc dù chúng ta có thể đặt những sách Tin Mừng này cạnh nhau và so sánh, nhưng mỗi Tin Mừng đã được sắp đặt theo cách mặc khải của tác giả về Đức Giê-su là ai và theo nhu cầu của cộng đồng.

·         Kỹ thuật gạch dưới những từ trong ba bản văn cho thấy về thuyết hai nguồn liệu, theo đó Mát-thêu và Lu-ca đã có trong tay bản chép Tin Mừng của Mác-cô, những lời nói của Đức Giê-su gặp thấy trong Nguồn Q và những tư liệu của các ngài.  Các học giả tin rằng Mác-cô đã viết Tin Mừng trước nhất (năm 70 sau công nguyên) và khoảng 10 năm sau Mát-thêu và Lu-ca mới nối gót ngài.

·         Kinh Thánh là sách được linh hứng.  Thiên Chúa là tác giả chính.  Tuy nhiên Thiên Chúa không sử dụng người viết như con múa rối, nhưng đã ban cho họ khả năng để có thể tỏ ra chân lý nào đó về Người.

·         Cho dù tác giả có thể sai lầm qua những ý kiến và niềm tin cá nhân của họ, nhưng Kinh Thánh vẫn không sai lầm.  Trong trường hợp ấy, sai lầm của người viết vẫn không làm sai lạc được sứ điệp cốt yếu về ơn cứu rỗi.

 

 

Sách đọc thêm

 

Perrin, Norman.  The New Testament:  An Introduction.  New York:  Harcourt Brace

          Jovanovich, Inc., 1974.

 

Smith, Richard. “Inspiration and Inerrancy.”  Jerome Biblical Commentary, ed. Raymond

          E. Brown, et al., Vol. I.  Englewood Cliffs, N.J.:  Prentice-Hall, 1969.

 

Spivey, Robert and D. Moody Smith.  Anatomy of the New Testament:  A Guide to Its

          Structure and Meaning, 3rd ed.  New York:  Macmillan Publishing Co., 1979.

 

Throckmorton, Burton H.  Gospel Parallels, 4th ed.  Nashville/New York:  Nelson

          Publishing Co., 1979.

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà