Thư mục có ghi chú

 

 

 

Anderson, Bernhard.  Understanding the Old Testament, 4th ed.  Englewood Cliffs,

N.J.:  Prentice Hall, 1986.

 

Cuốn sách giáo khoa này là nguồn liệu quen thuộc dùng cho những khóa học hỏi về Kinh Thánh Do-thái ở trình độ chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp đại học.  Sách cho chúng ta một căn bản để hiểu Kinh Thánh Cựu Ước.  Nhờ có hiểu biết căn bản về Cựu Ước, chúng ta mới dần dần nhận ra giá trị của Tân Ước.

 

 

Flanagan, Neil.  Mark, Matthew, and Luke:  A Guide to the Gospel Parallels. 

          Collegeville, Minn.:  The Liturgical Press, 1978.

 

Trong tập hướng dẫn giúp sử dụng cuốn Gospel Parallels của Burton Throckmorton, Flanagan chia sẻ với lớp của ông những ghi chú khi dạy những khóa học.  Phần nói về Tin Mừng Mác-cô đã cho chúng ta một hiểu biết căn bản về cấu trúc của Tin Mừng Mác-cô, cũng như những đoạn về tiên báo, hiểu lầm và huấn dụ trong sách Tin Mừng.  Flanagan cũng trình bày về thời gian, nơi chốn và tác giả của sách Tin Mừng, cũng như về Nguồn Q.

 

 

Fuller, Reginald.  The Gospel of Mark, audiocassettes.  Kansas City:  National Catholic

          Reporter Publishing Co.

 

Bộ băng về Mác-cô gồm tám cuộn thực hiện do học giả Anh-giáo nổi tiếng.  Fuller trình bày chú giải chi tiết về Tin Mừng Mác-cô, cũng như hiểu biết căn bản về thời gian, nơi chốn và tác giả Tin Mừng.  Là một giáo sư kinh nghiệm, Fuller viết thích hợp cho cả người bắt đầu học hỏi Kinh Thánh lẫn học giả Kinh Thánh.  Có những trình bày rất đặc biệt, đó là về ác thần, bánh sandwich của Mác-cô và hai câu truyện người mù.

 

 

Hanson, James.  If I’m a Christian, Why Be a Catholic?:  The Biblical Roots of

Catholic Faith.  Ramsey, N.J.:  Paulist Press, 1984.

 

Hanson đưa chúng ta đi qua Tin Mừng Mác-cô để tiến đến một cái nhìn tổng quát về tư tưởng Công giáo và nền tảng Kinh Thánh.  Cuốn sách này là một tài liệu rất hay để thảo luận và cầu nguyện dành cho những ai muốn tìm hiểu đức tin Công giáo tận gốc rễ.

 

 

Harrington, Wilfrid.  Mark.  New Testament Message, Vol. 4.  Wilmington, Del.:

Michael Glazier, Inc., 1979.

 

Là một tập trong bộ chú giải Kinh Thánh Tân Ước, cuốn sách này trình bày một phần của trình thuật Kinh Thánh rồi diễn giải về trình thuật.  Sách này là một tập hướng dẫn kèm theo giúp cho những ai muốn biết thêm về những Hành trình được trình bày ở đây.  Ở trang 43-48, Harrington tỉ mỉ phân tích cấu trúc bánh sandwich của Mác-cô.  Tài liệu này còn cho biết về những đoạn khác không được thảo luận trong khóa học hỏi này.

 

 

Jerome Biblical Commentary, ed. Raymond E. Brown, et al.  Englewood

          Cliffs, N.J.:  Prentice Hall, 1969.

 

Là một tài liệu quan trọng để học hỏi Kinh Thánh, bộ chú giải này cống hiến những giải thích về cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.  Ngoài phần đọc thêm đã được đề nghị về “Inspiration and Inerrancy” do Richard Smith viết, người đọc sẽ có một phần trọn vẹn giải thích về Tin Mừng Mác-cô.  Cũng nên biết những vị chủ biên của bộ chú giải này, các linh mục Raymond Brown, Joseph Fitzmyer và Roland Murphy đều được coi là những học giả Kinh Thánh Công giáo lỗi lạc hiện thời.

 

 

Jewett, Robert.  Jesus Against the Rapture.  Philadelphia: 

Westminster Press, 1979.

 

Robert Jewett chọn bảy đoạn Kinh Thánh quen thuộc mà ông cho là bị giải thích sai lạc do những người theo mốt giảng Kinh Thánh.  Không phải tất cả bảy đoạn đó là trích từ Mác-cô.  Nhưng nên đọc phần về Mác-cô, chương 13, “Only the Abba Knows,” (Chỉ có Chúa Cha biết).  Phần này rất hay, giúp cho Ki-tô hữu biết đâu là cái nhìn chính đáng về học hỏi Kinh Thánh, chứ không phải là cái nhìn của những người theo phái truyền thống cực đoan.

 

 

Kee, Howard Clark.  Community of a New Age:  Studies in Mark’s Gospel. 

Philadelphia:  Westminster Press, 1977.

 

Tác phẩm này cho chúng ta một cái nhìn về cộng đoàn Mác-cô.  Kee chủ trương cộng đoàn Mác-cô là sự hình thành của một giao ước mới và một chứng từ có tính cách cánh chung đối với thế giới.  Điểm đáng lưu ý của tác phẩm là giải thích cộng đoàn Mác-cô đã vượt ra ngoài giới hạn gia đình ruột thịt để đến với những anh chị em cùng một niềm tin.  Sau khi đã xác định nền tảng này, Kee đi sâu vào những luật lệ, cấu trúc và đời sống của cộng đoàn Mác-cô.  Phương thức của ông là không theo mô thức lịch sử của một cộng đoàn, nhưng đi vào những hiểu biết đã được trình bày theo một phương pháp xã hội học.

 

 

Kelber, Werner H.  Mark’s Story of Jesus.  Philadelphia: 

Fortress Press, 1979.

 

Kelber có một lối chú giải rất hay về Tin Mừng Mác-cô.  Tuy không đưa ra chính những đoạn Kinh Thánh, nhưng ông đan kết những trình thuật trong Tin Mừng Mác-cô dưới hình thức kể truyện, tựa như là đọc một cuốn tiểu thuyết vậy.  Nhờ những điều Kelber viết, chúng ta có những hiểu biết về cuộc lãnh nhận phép rửa trong khóa học này.  Kelber chia Tin Mừng Mác-cô thành năm phần chính và cho một tóm lược rất hay ở cuối mỗi phần.

 

 

Kingsbury, Jack Dean.  The Christology of Mark’s Gospel.

          Philadelphia:  Fortress Press, 1983.

 

Bắt đầu với việc khảo sát tác phẩm của William Wrede về bí mật đấng Cứu thế trong Tin Mừng Mác-cô, Kingsbury phê bình những chủ trương thần học chính liên quan đến những danh hiệu của Đức Giê-su.  Mặc dù Kingsbury thảo luận về những danh hiệu này, ông vẫn chú tâm hơn tới danh hiệu Con Thiên Chúa và Con Người là những danh hiệu hàng đầu trong sách Tin Mừng.  Đối với Kingsbury, Con Người là một danh hiệu đầy uy nghi và không cần thiết phải là một danh hiệu cho thấy “Đức Giê-su là ai.”  Kingsbury cũng chủ trương rằng Mác-cô thực sự là người đã hiểu rõ căn tính của Đức Giê-su và ngài trình bày hình ảnh này của Chúa cho cộng đoàn ngài.

 

 

LaVerdiere, Eugene.  The Gospel of Mark, 4 half-hour video programs. 

Produced by Dominican Central Productions, 1909 South Ashland Ave.,

Chicago, Ill. 60608, 1986.

 

Được trình bày theo hình thức đối thoại, đây là một cuộc thảo luận giữa cha LaVerdiere và cha Peter J. Hereley.  Những cuốn video này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát rất hay về Tin Mừng Mác-cô.  Đáng lưu ý là cuốn thứ hai, “You Give Them to Eat,” trong đó cha LaVerdiere cho chúng ta thấy tầm quan trọng của những câu truyện nuôi dân chúng liên quan với Thánh Vịnh 23.  Việc liên kết giữa nơi hoang địa trong câu truyện với đồng cỏ xanh tươi trong Thánh Vịnh là một quân bình rất độc đáo giữa Kinh Thánh Do-thái và Kinh Thánh Ki-tô.

 

 

O’Grady, John.  Mark:  The Sorrowful Gospel.  Ramsey, N.J.:

          Paulist Press, 1981.

 

Chuyên chú về Ki-tô học trong Tin Mừng Mác-cô, O’Grady đưa độc giả đi từ đức tin khởi đầu của cộng đoàn Ki-tô tới đức tin được trình bày qua Tin Mừng.  Một trong những lợi điểm chính của cuốn sách là Thư mục chọn lọc được in ở cuối sách, liệt kê và tóm lược 28 tài liệu nói về Mác-cô.

 

 

Perkins, Pheme.  Reading the New Testament:  An Introduction,  2nd ed. 

Ramsey, N.J.:  Paulist Press, 1988.

 

Được xuất bản lần đầu vào năm 1978.  Lần xuất bản thứ nhì, tác phẩm của Perkins cho chúng ta phần giới thiệu rất hay về học hỏi Kinh Thánh.  Bốn chương đầu giúp hiểu rõ về đại cương học hỏi Kinh Thánh và về xã hội cũng như đời sống của Đức Giê-su.  Một chương nói về Tin Mừng Mác-cô trình bày cái nhìn chung, gồm những điều đã được sử dụng để trình bày trong khóa học này.

 

 

Perrin, Norman.  Jesus and the Language of the Kingdom:  Symbol and Metaphor in

New Testament Interpretation.  Philadelphia:  Fortress Press, 1976.

 

Mặc dù tài liệu này nói về Vương quốc Thiên Chúa qua tất cả Kinh Thánh, nhưng Perrin cũng cho chúng ta một số hiểu biết về những dụ ngôn Vương quốc trong Tin Mừng Mác-cô 13.  Cuốn sách này còn cống hiến một suy tư về dụ ngôn hạt giống trong Mác-cô 4, tuy không được nhấn mạnh đến trong khóa học này.

 

 

Rhoads, David and Donald Michie.  Mark As Story:  An Introduction to

the Narrative of a Gospel.  Philadelphia:  Fortress Press, 1982.

 

Là một nỗ lực cộng tác giữa một văn hào (Michie) và một học giả Kinh Thánh (Rhoads), tác phẩm này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về Kinh Thánh như một truyện kể.  Rhoads và Michie trình bày sách Tin Mừng Mác-cô ở phần đầu cuốn sách của họ, không ghi chương hoặc câu, khiến cho độc giả coi đó như là một câu truyện.  Phần sau đó là phê bình về một số đặc điểm liên quan tới truyện kể như: thể văn, các nhân vật, cốt truyện và người kể truyện.  Cuốn sách này giúp chúng ta biết về Mác-cô như một người kể truyện thông suốt, tức là một người phải có kiến thức bao quát mới có thể kể lại đầy đủ câu truyện.

 

 

Senior, Donald and Eugene LaVerdiere.  The Gospel of Mark, Audiocassettes. 

Produced by Texas Catholic Conference Scripture Seminar, St. Edward’s

University, 3001 S. Congress, Austin, Texas 78704, October 14-17, 1984.

 

Những cuốn băng này được xuất bản do một khóa hhọc hỏi về Tin Mừng Mác-cô dành cho giáo dân thuộc các giáo phận tiểu bang Texas.  Donald Senior mở đầu khóa học và trình bày tài liệu nói về những khám phá mới đây tại Ga-li-lê.  LaVerdiere phụ trách những phần sau của Tin Mừng Mác-cô và trình bày những khám phá mới đây của ngài về sự liên quan giữa cuộc Hiển dung, người thanh niên trần truồng chạy trốn và vị sứ giả ở bên cạnh ngôi mộ.

 

 

Spivey, Robert and D. Moody Smith.  Anatomy of the New Testament:  Its Structure

and Meaning.  New York:  Macmillan Publishing Co., Inc., 1982.

 

Tài liệu này là một sách giáo khoa dành cho những lớp chưa tốt nghiệp về Kinh Thánh Ki-tô.  Mặc dù tác phẩm nói về toàn bộ Kinh Thánh Ki-tô, nhưng riêng chương Hai đặc biệt đề cập tới Tin Mừng Mác-cô.  Sách giúp chúng ta hiểu về đề tài Người Tôi tớ chịu đau khổ trong Tin Mừng Mác-cô.

 

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà