Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 3

 

 

Kinh Thánh là phương tiện để suy tư

 

 

 

Học hỏi Kinh Thánh là công việc của trái tim cũng như của đầu óc. Ý thức sứ điệp của Thiên Chúa là một sứ điệp cứu rỗi sẽ mời gọi chúng ta biến đổi trong cuộc sống. Khi biết được những đoạn Kinh Thánh đang nói với chúng ta thì chúng ta đã có được một xác tín về những nguyên lý chúng ta gặp thấy ở trong đó. Qua hành động, chúng ta sống chân lý của sứ điệp ấy. Suy tư về Cựu Ước, chúng ta thấy Thiên Chúa có quan hệ mật thiết với đời sống chúng ta; trong Tân Ước, chúng ta khám phá ra ý nghĩa thế nào là “mặc lấy Ðức Ki-tô.”

 

 

Khám phá

 

Những bài tập suy tư được sắp đặt như một kế hoạch qua suốt tập sách này. Chúng sẽ giúp bạn hiểu được Thiên Chúa và chính bạn một cách sâu xa hơn. Với một loạt suy tư bạn sẽ có dịp khám phá ra ý nghĩa đích thực của Hành trình và nói với Thiên Chúa với lòng tín thác và cởi mở. Ðừng ngại bày tỏ với Chúa những nghi ngờ và hãi sợ của bạn cùng với những niềm vui của bạn nữa.

          Hành trình 2 đã giới thiệu những trang bị để học hỏi Kinh Thánh. Bạn đã khám phá ra nhu cầu cần phải hiểu biết Cựu Ước là nền tảng để hiểu biết Tân Ước. Bài tập suy tư sau đây lại đưa bạn tới trung tâm của Cựu Ước. Bài tập này sẽ dẫn bạn đến với Thiên Chúa của trái tim bạn.

          Trước tiên bạn hãy đọc qua hết bài tập; rồi bạn hãy trở lại bước 1 và theo từng bước cho tới kết thúc.

 

1)    Hãy tìm một nơi để bạn có thể ở một mình để đọc và yên lặng suy tư trong khoảng 45 phút.

2)    Hãy ngồi trên ghế, hai chân để trên sàn nhà, tay đặt trên lòng, hoặc nằm trên thảm hay trên mặt đất. Bên cạnh bạn là cuốn Kinh Thánh, giấy và bút chì. Bạn sẽ đọc những đoạn Kinh Thánh Cựu Ước khác nhau; đánh dấu những trang sẽ giúp bạn dễ dàng tìm những trích dẫn.

3)    Giảm bớt căng thẳng thể xác bằng cách lần lượt tập trung vào từng phần thân thể, bắt đầu từ gót chân trở lên ố chân, cẳng, lưng, cánh tay, vai, cổ ố cho tới khi tới đỉnh đầu.

4)    Ðọc chậm Thánh Vịnh 104.

5)    Tưởng tượng bạn là trung tâm vũ trụ với muôn thụ tạo chung quanh. Cố gắng tưởng tượng đang sử dụng những giác quan như: nhìn cây cối, cảm thấy gió thổi, ngửi thấy hương hoa.

6)    Ðọc Xuất Hành 15:1-18.

7)    Suy nghĩ về những lúc trong đời khi bạn cảm thấy mình bị kẹt không sao thoát được. Có thể là những biến cố mà bạn tin đó là tội lỗi, hoặc bạn có thể cảm thấy kẹt cứng vì cách đối xử của một người nào đó hay vì một tình huống bạn không thể làm chủ được.

8)    Hãy tưởng tượng biến cố hoặc tình huống đang làm cho bạn bị kẹt được vùi xuống đáy biển. Nó chìm đi, còn bạn thì được giải thoát.

9)    Hãy suy nghĩ coi cảm nghĩ tự do và bình an có ý nghĩa gì đối với bạn.

          10) Hãy tưởng tượng Thiên Chúa đón nhận bạn vào trong bình an và tự do của Người.

11) Sử dụng bất cứ cách cầu nguyện nào bạn cảm thấy thoải mái, bạn hãy xin cho bình an của Chúa sẽ là bình an của bạn.

12) Ðọc lại Xuất Hành 15:1-18.

13) Lấy bút giấy, bắt đầu viết xuống những gì bạn đã cảm nghiệm được trong lúc suy tư. Viết xong tất cả những ý nghĩ của bạn, hãy chờ một vài phút nữa xem có thêm những suy tư nào nữa không.

 

 

Ôn lại

         

Trong Hành trình 3, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         Học hỏi Kinh Thánh là công việc của trái tim và của đầu óc

·         Những bài tập suy tư có thể giúp bạn thực sự hiểu biết Kinh Thánh.

·         Nhiều kỹ thuật để tập suy tư được sử dụng như khí cụ giúp tưởng tượng ra những trình thuật Kinh Thánh.

 

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà