Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 5

 

Ðức Giê-su bắt đầu sứ vụ

 

 

          Bản dịch Kinh Thánh New American Bible giới thiệu chương 3 sách Tin Mừng Mát-thêu với tựa đề: The Proclamation of the Kingdom. (Bản dịch Tân Ước của Nhóm Phiên dịch các Giờ kinh Phụng vụ cũng lấy tựa đề cho chương 3: Công bố Nước Trời). Mát-thêu chia phần chính của sách Tin Mừng thành năm bài giảng, mỗi bài bắt đầu bằng một trình thuật chuẩn bị. Chương 3 và 4 là trình thuật chuẩn bị đưa chúng ta tới Bài giảng về Nước Trời ở Mát-thêu 5.

 

 

Khám phá

 

Gio-an loan báo Nước Trời đang đến.

Bạn hãy đọc và tóm tắt những điểm chính trong Ma-la-khi 3:22-24.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Bạn hãy đọc và tóm tắt những điểm chính trong 2 Vua 1:8 và Mát-thêu 3:4.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Qua đoạn Ma-la-khi, chúng ta thấy ngôn sứ Ê-li-a sẽ được sai đến để thay lòng đổi dạ dân chúng trước khi Chúa đến. Còn 2 Vua 1:8 và Mát-thêu 3:4 thì cho thấy quần áo của Ê-li-a và của Gio-an giống nhau. Những chi tiết này chứng tỏ Gio-an là hình bóng Ê-li-a đến chuẩn bị đường cho Chúa đến.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 17:10-13.

 

Những điều khám phá

 

Sau cuộc Biến đổi hình dạng, Ðức Giê-su liền cho người ta biết ngôn sứ Ê-li-a quả thực đã đến qua con người của Gio-an Tẩy giả. Ðức Giê-su rất rõ ràng trong vấn đề này đến nỗi các môn đệ hiểu ngay được là Ngài đang nói về ông Gio-an.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 3:1-12.

          Hãy viết xuống một lời nói lên cốt yếu lời giảng của Gioan.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Ông Gio-an nhấn mạnh đến việc cần phải sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mát-thêu 3:2). Sám hối đòi hỏi phải canh tân, một di chuyển hoặc một đổi rời từ lối sống này sang lối sống khác. Con người được đổi mới sẽ bỏ đi những lối sống có hại để tiếp nhận một lối sống tốt đẹp. Ông Gio-an bảo những người nghe ông là vì Nước Thiên Chúa đã gần kề (tức là lối sống tốt đẹp), nên họ phải bỏ đi lối sống cũ (tức là lối sống có hại hoặc tội lỗi). Huấn dụ này của ông sẽ được làm sáng tỏ trong Tám mối phúc (Mát-thêu 5).

 

Khám phá

 

Trình thuật về việc Ðức Giê-su chịu phép rửa là cơ hội để chúng ta học hỏi về một lý thuyết quen thuộc nói về sự hình thành các chất liệu của Tin Mừng. Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca được gọi là Tin Mừng Nhất lãm. Bạn nhớ lại từ synoptic là do hai từ Hy-lạp hợp lại (syn = một, nhất; và optic = cái nhìn, lãm) và nghĩa là “có cùng một cái nhìn.” Cả ba sách Tin Mừng này đều kể lại những biến cố giống nhau về cuộc sống, cái chết và sống lại của Ðức Giê-su. Chúng ta có thể để những sách Tin Mừng này vào ba cột song song và sẽ nhận thấy nhiều thay đổi khác biệt trong cùng một trình thuật.

          Bạn hãy đọc Mát-thêu 3:13-17.

          Bạn hãy đọc Mác-cô 1:9-11.

          Bạn hãy đọc Lu-ca 3:21-22.

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy nhận ra điểm giống nhau của cả ba trình thuật về việc Ðức Giê-su chịu phép rửa. Các học giả Kinh Thánh còn nhận thấy nhiều chỗ giống nhau ở những nơi khác nữa trong Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca. Một số học giả cho rằng gần 70 phần trăm nội dung của Mát-thêu giống với nội dung của Tin Mừng Mác-cô. Lý thuyết được chấp nhận nhiều nhất cho rằng Mác-cô viết Tin Mừng trước tiên (khoảng năm 70 sau công nguyên), cả Mát-thêu và Lu-ca (khoảng năm 85 sau công nguyên) đều lấy nguồn liệu của Mác-cô.

          Các học giả Kinh Thánh cũng nhận thấy một số nguồn liệu được sử dụng chung cho Mát-thêu và Lu-ca (“M” và “L”) nhưng không thấy trong Mác-cô.

          Bạn hãy đọc Mát-thêu 3:7-10 và Lu-ca 3:7-9.

          Qua thí dụ này và những thí dụ khác, hình như Mát-thêu và Lu-ca đã cùng sử dụng một nguồn liệu khác gồm có những lời giảng của Ðức Giê-su. Các học giả Kinh Thánh gọi nguồn liệu này là nguồn “Q”, do từ Ðức-ngữ quelle, nghĩa là nguồn.

          So sánh thêm nội dung của các sách Tin Mừng Nhất lãm với nhau, người ta thấy có những câu truyện chỉ thấy trong Tin Mừng Mát-thêu chứ không thấy trong những sách khác. Thí dụ, chỉ trong Mát-thêu mới thấy những câu truyện sau đây: cỏ lùng (Mát-thêu 13:24-30); kho báu và ngọc quý (13:44-46); mẻ lưới (13:47-50); tên mắc nợ không biết thương xót (18:23-35); thợ làm vườn nho (20:1-16); hai người con (21:28-32); tiệc cưới (22:1-14); mười trinh nữ (25:1-13); cuộc phán xét chung (25:31-46).

          So sánh như thế đưa chúng ta tới lý thuyết chủ trương Mát-thêu đã lấy nguồn liệu từ Mác-cô, nguồn “Q” và nguồn liệu riêng của ngài. Biểu đồ sau đây trình bày lý thuyết ấy:

 

Mác-cô                  Nguồn “Q”

 

 

 

 


 “L”              Lu-ca                     Mát-thêu               “M”

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 4:1-11, Mác-cô 1:12-13 và Lu-ca 4:1-13.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết những điểm giống nhau và khác nhau bạn gặp thấy trong cả ba trình thuật về Ðức Giê-su bị cám dỗ.

 

Giống nhau

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Khác nhau

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Một điểm giống nhau bạn có thể nhận thấy, đó là Thánh Thần dẫn Ðức Giê-su vào hoang địa, ở đó Ngài bị ma quỷ cám dỗ bốn mươi ngày. Chi tiết hoang địa và bốn mươi tương ứng với sự kiện dân Ít-ra-en lang thang trong hoang địa bốn mươi năm sau khi thoát khỏi tay vua Pha-ra-ô và quân đội của ông.

          Mát-thêu và Lu-ca quảng diễn việc ma quỷ cám dỗ, trong khi Mác-cô chỉ nói Ðức Giê-su đã bị cám dỗ. Như thế chúng ta có thể kết luận rằng Mát-thêu và Lu-ca đã quảng diễn là nhờ sử dụng nguồn “Q”.

 

Khám phá

 

Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy viết những gì bạn cho là cốt yếu của việc Xa-tan cám dỗ.

 

1)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

2)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

3)

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh với câu trả lời của bạn.

1)    Con Thiên Chúa – đá trở thành bánh;

2)    Con Thiên Chúa – gieo mình xuống từ nóc Ðền Thờ;

3)    Con Thiên Chúa – được ban cho cả thế giới nếu sấp mình thờ lạy ma quỷ.

 

Hai cám dỗ đầu tiên đặc biệt ám chỉ Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa. (Chúng ta cứ cho là danh hiệu ấy cũng ngầm được sử dụng trong cám dỗ thứ ba). Danh hiệu “Con Thiên Chúa” mang nhiều ý nghĩa, nhưng không có nghĩa là người con theo máu huyết của Chúa Cha. Quan hệ máu huyết sẽ làm cho người ta hiểu sai là Chúa Cha đã có trước Chúa Con, điều đi ngược với niềm tin của chúng ta về Thiên Chúa Ba Ngôi.

          Danh hiệu Con Thiên Chúa đã được sử dụng cùng với khung cảnh hoang địa và thời gian bốn mươi ngày có thể móc nối với biến cố Xuất Hành và so sánh giữa Ðức Giê-su với dân Ít-ra-en. Ðức Giê-su là Ít-ra-en Mới; không giống như dân Ít-ra-en xưa kia trong hoang địa vì họ đã bỏ Thiên Chúa để thờ lạy con bò vàng (xem Xuất Hành 32), Ðức Giê-su đã quở mắng Xa-tan với trích dẫn sách Ðệ Nhị Luật 6 ố 8.      

Bạn hãy đọc Ðệ Nhị Luật chương 6 ố 8.

Ðệ Nhị Luật 6:4-5 được gọi là shema (do tiếng Do-thái shema, nghĩa là “nghe”) và được coi là cốt lõi của Lề Luật. Ðức Giê-su nói đến việc yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực, tức là yêu mến với tất cả con người mình. Các học giả nói lòng ám chỉ sự chọn lựa giữa tốt và xấu; linh hồn ám chỉ ước ao muốn từ bỏ cuộc sống mình; và sức lực ám chỉ sự hy sinh đi tất cả của cải mình. Như thế, những chọn lựa đúng, hy sinh tất cả cuộc sống và mọi của cải nói lên một cuộc tận hiến bản thân cho Thiên Chúa.

          Tin Mừng Mát-thêu chứng tỏ cuộc sống của Ðức Giê-su đã cho thấy thế nào là tuân phục Lề Luật được nói trong sách Ðệ Nhị Luật. Những ai nghe sứ điệp Tin Mừng cũng đều phải thờ phượng Thiên Chúa với tất cả con người mình như vậy. Biến những cục đá trở thành bánh và nhảy xuống từ cao ốc là những việc con người không có thể thực hiện được; đó là hành động thuộc về Thiên Chúa. Ðức Giê-su chống lại cám dỗ muốn trình diễn và Người muốn trung thành với Chúa Cha.

          Mát-thêu muốn nhắc nhở cộng đoàn của ngài (và mọi tín hữu) rằng nhiều người sẽ bị cám dỗ muốn xa Chúa. Nhưng cũng giống như Ðức Giê-su, những tín hữu đích thực sẽ trung thành tuân phụ Chúa Cha.

 

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 5, bạn đã khám phá những điều sau đây:

 

·         Mát-thêu sử dụng những nguồn liệu để viết sách Tin Mừng của ngài, đó là từ Mác-cô, nguồn “Q” và tư liệu của ngài.

·         Trình thuật biến cố Ðức Giê-su chịu phép rửa giới thiệu ông Gio-an là hình ảnh ngôn sứ Ê-li-a.

·         Việc Ðức Giê-su chịu cám dỗ có gốc rễ liên hệ với biến cố Xuất Hành trong Cựu Ước.

·         Những câu trả lời của Ðức Giê-su trích Ðệ Nhị Luật 6 ố 8 để chống lại Xa-tan cũng phải là những câu trả lời mọi Ki-tô hữu phải sử dụng khi bị ma quỷ cám dỗ.

 

 

Sách đọc thêm

 

The New Jerome Biblical Commentary, rev. ed. Raymond E. Brown, Joseph Fitzmyer,

Roland Murphy, eds. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall, 1990.

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà