Hành trình học hỏi Tin Mừng Mát-thêu

Hành trình 12

 

Bài giảng được trình bày bằng dụ ngôn

 

 

Mát-thêu chương 13 thực sự là một bài giảng về Nước Trời.  Khung cảnh bài giảng cho thấy Đức Giê-su đang ở trên thuyền bên cạnh bờ hồ.  Mặc dù Biển hồ Ga-li-lê không lớn, nó vẫn có nhiều lạch nước luân lưu và những vịnh nhỏ, được sử dụng như những thính đường thiên nhiên.  Đám đông dân chúng đang lắng nghe và Đức Giê-su sắp cất tiếng giảng dạy.

 

 

Khám phá

 

Bạn hãy đọc Mát-thêu 13.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy kể ra những dụ ngôn đã được trình bày, bằng cách viết xuống giống như cách trích dẫn (chương và câu nào), rồi tóm tắt hoặc kể tên mỗi dụ ngôn.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh khám phá của bạn với khám phá của chúng tôi.

·         Mát-thêu 13:4-9:  dụ ngôn Người gieo giống

·         Mát-thêu 13:24-30:  dụ ngôn Cỏ lùng

·         Mát-thêu 13:31-32:  dụ ngôn Hạt cải

·         Mát-thêu 13:33:  dụ ngôn Men trong bột

·         Mát-thêu 13:44:  dụ ngôn Kho báu

·         Mát-thêu 13:45-46:  dụ ngôn Ngọc quý

·         Mát-thêu 13:47-50:  dụ ngôn Lưới cá.

 

Không hẳn ngẫu nhiên bảy dụ ngôn được trình bày để mô tả Nước Trời.  Bạn nhớ là con số bảy biểu tượng cho “sự đầy đủ, trọn vẹn” (xem lại Hành trình 2).  Vậy khi trình bày bài giảng bằng bảy dụ ngôn, Đức Giê-su cho chúng ta một cái nhìn trọn vẹn về Nước Trời.

 

 

Khám phá

 

Dù là những câu truyện khác nhau, bảy dụ ngôn đều có những điểm giống nhau.  Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy kể ra những dụ ngôn nào bạn cho là có cùng một ý tưởng.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

So sánh kết quả của bạn với kết quả của chúng tôi.

 

·         Dụ ngôn Người gieo giống, Cỏ lùng và Lưới cá có cùng sứ điệp về việc tách biệt những cái tốt ra khỏi những cái xấu.

·         Dụ ngôn Hạt cải và dụ ngôn Men trong bột có cùng sứ điệp về một vật nhỏ xíu lớn lên hoặc/và lan rộng.

·         Dụ ngôn Kho báu và Ngọc quý có cùng sứ điệp về một điều giá trị.

 

 

Khám phá

 

Bài giảng trong Tin Mừng Mát-thêu nói về Nước Trời;  do đó mỗi dụ ngôn nói lên một điều nào đó về Nước Thiên Chúa.  Sứ điệp không bảo ta đợi chờ một vương quốc trong tương lai (thiên đàng), nhưng là Thiên Chúa đang hiển trị và Nước Trời đang hiện diện lúc này đây.  Thiên Chúa hằng tỏ ra cho nhân loại biết Nước Trời hiện diện, một vương quốc sẽ biến đổi bộ mặt thế giới.  Nhân loại đáp lại mặc khải này của Thiên Chúa bằng cách tin vào Nước Trời và theo gương Đức Ki-tô, Đấng cho chúng ta nhận ra Nước Trời bằng nhiều cách.  Mỗi dụ ngôn trong Mát-thêu đều khẳng định về Nước Trời cho cộng đồng Ki-tô sơ khai cũng như các cộng đồng khác.  Những chi tiết trong mỗi dụ ngôn mang một ý nghĩa đặc biệt.  Trong mỗi dụ ngôn ấy một cái nhìn bao quát đã được trình bày.

          Trong khoảng trống dưới đây, bạn hãy tóm tắt lại trong một vài câu những gì các dụ ngôn liên hệ với nhau đã công bố về Nước Trời đang hiện diện.

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh tóm tắt của bạn với tóm tắt của chúng tôi.

 

·         Những dụ ngôn Người gieo giống, Cỏ lùng và Lưới cá:  Ở trong Nước Trời sẽ có việc phán xét vào ngày tận thế.  Việc phán xét sẽ loại trừ những ai đã không sống để làm cho Nước Trời phát triển.

·         Dụ ngôn Hạt cải và Men trong bột:  Nước Trời là một sức mạnh lớn lao và bùng phát đến nỗi người ta không kiềm chế được.

·         Dụ ngôn Kho báu và Ngọc quý:  Nước Trời có giá trị tuyệt đỉnh.

 

 

Khám phá

 

Học giả Kinh Thánh Pheme Perkins giúp chúng ta một phương tiện rất tốt để học hỏi về dụ ngôn.  Perkins bảo học sinh hãy trả lời năm câu hỏi căn bản sau đây:  (1) Đâu là bối cảnh Cựu Ước giúp chúng ta hiểu câu truyện?  (2) Câu truyện này liên hệ với cuộc sống Đức Giê-su như thế nào?  (3) Đâu là những đặc tính văn chương của câu truyện?  (4) Tình huống và lối cư xử nào trong đời sống hằng ngày được phản ảnh trong câu truyện?  (5) Đâu là vấn đề hoặc khẳng định thần học của câu truyện?

          Sử dụng những câu hỏi của Perkins, bạn hãy làm bài tập với dụ ngôn Người gieo giống trong Mát-thêu 13:4-9.

 

1)  Bối cảnh Cựu Ước nào?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

2)  Câu truyện liên hệ thế nào với cuộc sống Đức Giê-su?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

3)  Đặc tính văn chương nào của câu truyện?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

4)  Tình huống và lối cư xử nào trong đời sống hằng ngày được phản ảnh?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

5)  Khẳng định thần học nào?

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

...........................................................................................................

 

Những điều khám phá

 

Bạn hãy so sánh những câu trả lời của bạn với kết quả của chúng tôi.

 

1)  Bối cảnh Cựu Ước nào?

          Tập trung vào ý tưởng phán xét và mỗi cá nhân sẽ được thanh tẩy, Ê-dê-ki-en 39:16 nói về miền đất được thanh tẩy trong ngày của Chúa.  [Lưu ý:  một phương thế rất tốt giúp chúng ta trả lời câu hỏi về bối cảnh Cựu Ước, đó là bảng chỉ mục những từ được dùng trong Kinh Thánh, tức là một cuốn sách gồm mục lục những từ và những chú dẫn Kinh Thánh có những từ ấy.  Cũng có thể sử dụng những thảo chương vi tính giúp chúng ta tìm những từ trong Kinh Thánh.]

 

2)  Câu truyện liên hệ thế nào với cuộc sống Đức Giê-su?

          Hai cách hiểu về câu truyện liên hệ với cuộc sống Đức Giê-su như thế nào:

(1) Người gieo giống phung phí, và có lẽ khá điên rồ khi ông tung hạt giống cả vào những nơi không có cơ hội mọc lên được;  (2)  dụ ngôn phản ảnh tầm hiểu biết về cách gieo hạt trong vùng Pha-lét-tin, vùng đất chỉ có một lớp đất màu thật mỏng bên trên.

          Bắt đầu kể dụ ngôn với cách gieo hạt giống bừa bãi như thế, Đức Giê-su muốn khơi lên sự chú ý của thính giả khi họ thấy lối gieo hạt của người nhà nông kia thật là vô lý.  Còn nếu hiểu rằng dụ ngôn phản ảnh tầm hiểu biết nông nghiệp, thì Đức Giê-su đang trình bày một hoàn cảnh đám thính giả đã quen thuộc và chấp nhận như vậy rồi.

 

3)  Đặc tính văn chương nào?   

          Qua một ít dòng ngắn gọn, dụ ngôn đã trình bày bốn khung cảnh của hạt giống.  Người nghe dụ ngôn không những biết được hạt giống đã rơi vào đâu, nhưng còn có được ngay một bài học về hậu quả của việc tung hạt giống vào những nơi khác nhau, thí dụ hạt rơi vào vệ đường bị chim chóc ăn mất.

 

4)  Tình huống và lối cư xử nào trong đời sống hằng ngày được phản ảnh?

          Dĩ nhiên dụ ngôn nói về việc trồng tỉa, nhưng cũng nói về những công việc khác nữa.  Vấn đề là làm thế nào để đạt được kết quả tốt nhất khi làm việc.  Nhà nông gieo hạt giống tốt.  Tuy nhiên người nghe dụ ngôn cũng hiểu rằng một số hành động của ông ta sẽ tạo nên hậu quả xấu.  Ba phần tư hạt giống rơi vào những chỗ sẽ không sinh kết quả tốt.  Vậy thì tốt hơn nhà nông có nên dùng cách thức nào khác để gieo hạt giống không?

 

5)  Khẳng định thần học nào?   

          Mát-thêu 13:18-23 cho chúng ta một giải thích thần học về dụ ngôn.  Nhưng đây là một trong số ít dụ ngôn được giải thích.  Nếu khẳng định thần học được trình bày để áp dụng chung cho mọi người thì dụ ngôn lại có thể mất đi ý nghĩa của nó.  Cho nên tốt hơn sứ điệp của dụ ngôn phải thách đố người nghe cần dấn thân như sứ điệp Tin Mừng đòi hỏi.  Có lẽ tốt nhất để nhận ra khẳng định thần học, chúng ta nên hỏi những câu hỏi sau đây:

·         Lời Chúa đã rơi vào chỗ nào trong cuộc đời tôi?

·         Tôi đã gặt hái được những hạt giống tốt bằng cách đặc biệt nào?

·         Tôi phải có những chuẩn bị nào để lắng nghe và tin vào Lời Chúa?

 

Theo tôi, khẳng định thần học có thể quy vào hai câu hỏi đáng kể này:  Giá trị đặc biệt nào trong Tin Mừng là giá trị tôi muốn biểu lộ trong đời sống hằng ngày?  Trong hai mươi bốn giờ qua, tôi đã thực hiện hành động đặc biệt nào nói lên giá trị đặc biệt của Tin Mừng?

 

Ôn lại

 

Trong Hành trình 12, bạn đã khám phá được những điều sau đây:

 

·         Bài giảng về mầu nhiệm Triều Đại Thiên Chúa được trình bày qua bảy dụ ngôn.

·         Mỗi dụ ngôn trình bày một cái nhìn toàn diện.

·         Triều Đại Thiên Chúa là một sức mạnh, một giá trị tối hậu và một nơi người ta sẽ được thanh tẩy.

·         Học hỏi về dụ ngôn theo lối của Pheme Perkins bằng cách trả lời năm câu hỏi, chúng ta có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về câu truyện và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của mình.

 

 

Sách đọc thêm

 

Jeremias, Joachim.  The Parables of Jesus.  New York:

          Scribner, 1963.

 

Perkins, Pheme.  Hearing The Parables of Jesus.  New York:

          Paulist Press, 1981.

 

 


Mục Lục
Trở Về Trang Nhà