Tháng 2 năm 2000

 

"Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu; tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người"
(1Cr 9:22)

Trong cuộc truyền giáo lạ lùng của ngài, Tông đồ Phao-lô có một cách hành sử có thể nói là: trở nên tất cả cho mọi người. Thực vậy, thánh nhân tìm cách hiểu mọi người, đi vào cách nghĩ tưởng của mỗi người, do đó ngài nên người Do-thái với người Do-thái.

Và với những người không phải là Do-thái - nghĩa là những người không có một lề luật do Thiên-Chúa mạc khải - thánh nhân trở nên một người không có lề luật.

Thánh nhân tuân theo những thói tục Do-thái, mỗi khi việc đó có lợi để cất đi những chướng ngại, để hoà giải các tâm hồn, và khi hoạt động trong thế giới Hi-lạp-Rô-ma, thánh nhân nhận lấy những hình thức sống cùng văn hóa hợp với một nơi như vậy. Ở đây thánh nhân nói:

"Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu; tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người"

Nhưng ai là những người "yếu" này?

Ðó là những Kitô hữu, vì có một lương tâm yếu ớt và ít hiểu biết, họ dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm.

Ðiều đó có thể xẩy ra liên quan đến vấn đề thịt cúng thần. Họ có thể ăn thịt đó không? Tông đồ Phaolô biết rằng chỉ có một Thiên-Chúa duy nhất và không có những thần khác. Do đó không có thịt cúng cho các thần. Nhưng những người "yếu", vì quen với một cách suy luận và ít học hành, họ có thể nghĩ nguợc lại và không yên tâm. Thánh Phao-lô đặt mình vào tâm thức của những Kitô hữu này, và, để làm cho những người đó khỏi bị xao xuyến, thánh nhân cho rằng không nên ăn thịt đó.

"Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu; tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người"

Nhưng điều gì đã thúc đẩy thánh Phao-lô có một thái độ như vậy?

Cho dầu sống trong tinh thần tự do của Kitô giáo mà người rao giảng, thánh Phao-lô cảm thấy một đòi hỏi, hơn thế một lệnh truyền phải nên nô lệ cho một ngưới, cho các anh em của thánh nhân, cho mỗi người bên cạnh, bởi vì mẫu gương của thánh nhân là Ðấng bị đóng đinh.

Thiên Chúa, khi nhập thể, đã trở nên gần gũi với mỗi người, nhưng trên thập giá Người liên đới với mọi người tội lỗi chúng ta, với sự yếu đuối của ta, với đau khổ của ta, với những lo âu của ta, với sự dốt nát của ta, với những người bị bỏ rơi, với những vấn nạn của ta, với những gánh nặng của ta...

Thánh Phao-lô cũng muốn sống như vậy, do đó người khẳng định rằng:

"Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu; tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người"

Vậy chúng ta phải làm sao để thực hành Lời sống mới này?

Chúng ta biết điều này: đó là cùng đích cho cuộc sống và những ngày sống của ta là đạt đến Thiên-Chúa. Và một mình ta không thực hiện được điều đó, mà cùng với những người anh chị em. Thực vậy, đối với Kitô hữu chúng ta Thiên Chúa cũng đưa ra lời mời gọi giống như lời mời gọi ngỏ với Phao-lô. Như thánh Tông đồ, ta cũng phải "chinh phục" được một vài người, "bằng mọi cách cứu được một vài người".

Theo con đường nào? Con đường "nên một" với những người bên cạnh, dù họ là trẻ nhỏ hay người lớn, người ngu muội hay hiểu biết, người giầu hay nghèo, đàn ông hoặc phụ nữ, người cùng xứ hay xa lạ. Có những người Bạn gặp ngoài đường, Bạn nói chuyện với họ qua điện thoại, những người Bạn làm công cho họ...

Cần phải yêu thương tất cả. Nhưng chuộng những người yếu hơn. Hãy nên "yếu với người yếu, để chinh phục những người yếu". Hãy nói chuyện với ngươi yếu đức tin, những người dửng dưng, với người tuyên bố họ là vô thần, với người bôi nhọ tôn giáo.

Nếu ta nên một với họ, ta sẽ cảm nghiệm được phương pháp làm việc tông đồ không phai mờ của thánh Phaolô: đó là ta sẽ làm chứng cho Thiên-Chúa, Ðấng sẽ hấp dẫn họ.

Vì vậy tôi dám nói với Bạn rằng: Bạn có một người chồng hoặc người vợ không yêu mến gì Giáo hội sao, và người đó thích ngồi hàng giờ trước truyền hình sao? Hãy cùng xem truyềng hình với người đó, như Bạn có thể, bao nhiêu có thể, bằng cách để ý đến những gì người đó thìch xem.

Bạn có một đứa con trai chỉ lo đá banh sao, mà không để ý gì đến những chuyện khác, đến quên cả cầu nguyện nữa sao? Bạn hãy thích thể thao hơn nó.

Bạn có một người bạn thích du lịch, thích đọc sách, thích học hỏi và vất bỏ mọi nguyên tắc tôn giáo sao? Hãy tìm càch hiểu những ý thích, những đòi hỏi của người đó.

Bạn hãy nên một, nên một với mọi người; trong mọi sự, bao nhiêu có thể, ngoại trừ tội lỗi. Nếu họ phạm tội, Bạn hãy tách rạ. Bạn sẽ thấy là việc nên một vời người bên cạnh không phải là việc mất giờ vô ích; mà được lợi tất cả.

Một ngày - và ngày đó không xa - những người đó sẽ muốn biết điều gì bạn thích. Và với lòng biết ơn, họ sẽ khám phá ra, sẽ tôn thờ và sẽ mến yêu Thiên-Chúa, Ðấng là động lực cho thái độ Kitô này của Bạn.

Chiara Lubich


Trở Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà