PHÚNG ĐIẾU

1. Một gia đình nọ, bà nội mới qua đời. Người nhà bàn việc an táng, anh cả nói rằng chúng ta giàu có, nên viết rõ “xin miễn phúng điếu”. Người em thì nói miễn luôn vòng hoa. Người chị thì hỏi có nên miễn xin lễ không. Má lại bảo không nên viết “xin miễn phúng điếu”. Rồi cả nhà cải nhau! Nên “xin miễn phúng điếu” hay không? Câu trả lời ở nơi thuật từ “phúng điếu”. Vậy “phúng điếu” nghĩa là gì? Thuật từ này được sử dụng rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của nó, cho nên tìm hiểu ý nghĩa của thuật từ này là cần thiết.

2. Phúng-điếu

2.1. Phúng: có những chữ Hán sau đây: , (), (còn đọc phong), (còn đọc phong), , (), , () (còn đọc phùng). Trong thuật từ phúng điếu, phúng là chữ (phúng), có bộ bối () và chữ mạo (). Bối () nghĩa là tiền tài, còn mạo () nghĩa là che đậy. Nên nghĩa nguyên thuỷ của chữ phúng là tặng áo xống đồ vật cho người chết để che đắp thi hài; cốt ý là tặng cho người chết, giúp tiền của cho nhà hiếu làm ma chay. Hiện nay, phúng có nghĩa là: dt. (1) Đồ tặng người chết; đt. (2) Đem lễ vật tới cúng người chết, dùng xe ngựa giúp người ta chôn kẻ chết.

Chúng ta nên phân biệt rõ: (1) giúp xe ngựa gọi là phúng (), giúp tiền bạc gọi là phụ (); giúp quần áo gọi là tuỳ () (2) cho người chết gọi là phúng (), còn cho kẻ sống gọi là phụ () [1].

2.2. Điếu: có những chữ Hán sau đây: , , , , () (còn đọc dược, ước), , , (). Trong thuật từ phúng điếu, điếu là chữ (, điếu). là chữ hội ý, gồm hai chữ nhân () và cung (). Cổ xưa người chết không được chôn, nhưng để nơi hoang vắng và dùng củi che lại, nhà hiếu và những người đi viếng kẻ chết thường mang theo cung tên để canh giữ, không cho dã thú ăn xác kẻ chết. Nên nghĩa nguyên thuỷ của chữ này là viếng thăm kẻ chết. Chữ điếu () nghĩa là: đt. (1) Viếng kẻ chết; (2) tỏ lòng thương tiếc đối với người chết; (3) an ủi; (4) treo, máng: điếu kiều (cầu treo, cầu rút); (5) rút lại; (6) xách lấy, cắt lấy; dt. (7) việc viếng kẻ chết; (8) một xâu tiền thời xưa (một ngàn đồng tiền là một điếu, cũng như ta nói là một quan vậy). Thật ra chữ điếu () có bộ khẩu () là chữ dân gian của chữ điếu () có bộ cung (), xưa hai chữ này đồng nghĩa, nhưng nay đã sử dụng khác nhau, chữ điếu () có bộ cung () chỉ có nghĩa liên hệ tới viếng người chết, còn điếu () có bộ khẩu () thì dùng cho các nghĩa treo, máng hay rút lại. Vì chữ Việt là chữ phiên âm, không thể phân biệt chữ hay , nhưng chúng ta cũng nên nhớ trong thuật từ phúng điếu, chữ điếu chỉ có nghĩa viếng kẻ chết, mà không có nghĩa treo, máng hay rút lại gì cả.

Chữ điếu còn có nghĩa Nôm là: (1) đồ dùng để hút thuốc lào; (2) thuốc lá cuốn thành hình ống dài để hút: điếu thuốc lá.

2.3. Nghĩa của từ phúng điếu

Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy phúng có nghĩa là đem lễ vật tới cúng người chết, hay chính xác hơn là giúp nhà tang bằng xe ngựa. Ngày nay ít người còn dùng ngựa nữa, chúng ta có thể tạm hiểu là đem lễ vật tới cúng người chết. Còn chữ điếu nghĩa là viếng thăm kẻ chết. Vậy phúng điếuđem lễ vật đến cúng người chết, thăm hỏi và chia buồn cùng tang quyến.

Lễ vật phúng điếu không chỉ là tiền, mà có thể là vòng hoa, lẵng hoa, thẻ nhang, nhang đèn, trướng liễn, điếu văn, người Công giáo còn đem tiền xin lễ nữa… Theo sử kể lại rằng khi vua Khải Định băng hà (1925), hoàng gia nhận được nhiều trướng liễn phúng điếu, trong đó có trướng liễn của vua Duy Tân (lúc đó vua đang bị đày ở đảo Réunion) viết:

Ông vội bỏ đi đâu, bỏ bạc, bỏ tiền, bỏ vợ, bỏ con, bỏ hát bội, thầy tu, bỏ hết trần duyên trong một lúc”.

Tôi nay còn lại đó, còn trời, còn đất, còn non, còn nước, còn anh hùng, hào kiệt, còn nhiều vận hội giữa năm châu” (Theo Hoàng Trọng Thược).

Tóm lại: Phúng điếu nghĩa là vừa viếng thăm kẻ chết vừa an ủi tang gia, vừa chia sẻ tinh thần lẫn vật chất. Vậy khi đã viết câu “xin miễn phúng điếu” mà vẫn đón tiếp người đến thăm hỏi và chia buồn cùng tang quyến... thì quả là đã làm không đúng với ý nghĩa của thuật từ này! Có lẽ vì người ta thường chỉ đơn giản hiểu hai chữ phúng điếu là biếu tiền để giúp tang gia lo việc an táng mà thôi.

2.4. Phong tục Việt Nam về phúng điếu

Đây là một thuần phong mỹ tục của người Việt chúng ta, phúng điếu là hình thức thể hiện lòng kính trọng đối kẻ chết qua những lễ vật hay điếu văn. Qua những hình thức phúng điếu như vậy người Việt thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, tương trợ giữa con người với nhau. Nếu chúng ta cảm thấy đủ sức lo việc ma chay và thể hiện lòng hiếu thảo mà không cần người ta giúp tiền thì cũng có thể nhận tiền biếu để làm việc thiện, đây đã là một thói quen tốt của nhiều người không Công giáo. Sao chúng ta không bắt chước nhỉ? Chúng ta có thể dùng tiền phúng điếu đó giúp những cơ sở từ thiện, hay giúp chủng viện để tào đạo linh mục, tất cả chủng viện tại Việt Nam đang rất cần chúng ta giúp đỡ mà chúng ta thường quên mất.

3. Văn hoá về sự chết - những khác biệt giữa Đông và Tây

3.1. Nhất nguyên luận của Trung Quốc và nhị nguyên luận của Phương Tây

Chúng tôi bàn về Trung Quốc, vì thật ra Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Quốc rất nhiều, từ những tìm hiểu này chúng ta có thể thấy phần nào tâm thức người Việt chúng ta.

Kính thờ tổ tiên là một yếu tố tâm lý rất quan trọng trong văn hoá Trung Quốc, họ đặt kẻ chết và ma chay với nhãn quan nhất nguyên luận. Tuy người Trung Hoa rất coi trọng linh hồn, nhưng thông thường họ lại coi trọng thân thể hơn. Họ không những vẫn xem người chết là một thành viên của gia tộc, mà còn xem bài vị và ngôi mộ của kẻ chết là tượng trưng tồn tại nối dài của kẻ chết. Cho nên việc tế tổ được xem là rất thiêng liêng và phải được kính trọng, việc kính tổ tiên này làm cho người Trung Quốc thích tổ chức ma chay một cách rất trọng thể.

Phương Tây xem sự chết với quan điểm nhị nguyên luận, họ coi trọng linh hồn hơn thể xác, coi thể xác chẳng qua là nơi cư trú của linh hồn. Chết là việc giải thoát và thăng tiến của linh hồn, linh hồn có thể tồn tại riêng lẻ ngoài thể xác. Lễ an táng là để an ủi linh hồn của kẻ chết, cho nên lễ an táng rất trang nghiêm và đơn giản.

3.2. Chế độ dòng tộc của Trung Quốc và chế độ Giáo Hội của Phương Tây

Chế độ xã hội dòng tộc trọng dòng máu, gia tộc, đạo hiếu của người Trung Quốc đã thắm vào văn hoá về sự chết. Đạo hiếu không những là nguyên tắc cho kẻ sống, mà cũng là nguyên tắc hoạt động của lễ tang, cho rằng “khi sống, phải thảo kính cha mẹ bằng lễ đạo, khi chết cũng phải an táng bằng lễ đạo, tế tự bằng lễ đạo” [2] (Khổng Tử, Luận Ngữ, Vi Chính Đệ Nhị). Cho nên lễ an táng sẽ cử hành bằng đơn vị cơ bản là gia tộc, nó trở thành một hoạt động xã hội để đoàn tụ gia tộc với bà con bạn bè.

Bên phương Tây ảnh hưởng của Giáo Hội rất lớn, ảnh hưởng này giống như tổ chức dòng tộc của Trung Quốc. Trong văn hoá Kitô giáo, sự sống và sự chết là việc giữa Thiên Chúa và cá nhân. Chết là linh hồn rời khỏi thể xác về với Chúa, một khi đã chết, con người không còn liên hệ nhiều với bà con bạn bè, vì thể xác đã hư nát, linh hồn trở về nơi vĩnh hằng.

3.3. Người Trung Quốc chú trọng hình thức, người phương Tây chú trọng nội tâm

Trong nghi lễ an táng người Trung Quốc rất chú trọng hình thức, thích phô trương hình thức bề ngoài, thích náo nhiệt, ưa sĩ diện, thích so sánh, người tham dự càng đông, thì kẻ sống càng được vinh dự. Còn mồ mả cần xem phong thuỷ, phải đẹp đẽ, phải kiên cố, ngày xưa còn cần rất nhiều lễ vật chôn theo. Nói cách nghiêm túc, người Trung Quốc tổ chức an táng là để cho người sống xem, nên chú trọng hình thức.

Người phương Tây có truyền thống tổ chức lễ an táng một cách đơn giản, lễ an táng cho kẻ chết là tiễn đưa linh hồn. Người phương Tây tương đối bình tĩnh, chủ yếu là tưởng nhớ những thành tựu của kẻ chết, chú trọng việc người sống cầu nguyện cho kẻ chết.

4. Kết luận

Từ những khác biệt văn hoá giữa Đông và Tây, chúng ta thấy được những khác biệt trong tâm thức giữa hai bên. Chúng ta là người phương Đông, ít nhiều cũng thích có hình thức bề ngoài, mà chúng ta lại là người Công giáo, lại nghĩ đến phải trở về thế giới nội tâm. Khi tổ chức ma chay, tuy vẫn nhớ cầu nguyện cho kẻ chết, nhưng chúng ta cũng thích có nhiều vòng hoa, có nhiều linh mục đến dâng lễ tại gia, cũng muốn có nhiều linh mục đồng tế trong thánh lễ an táng. Đây là vấn đề hội nhập văn hoá, làm sao dung hoà ngoại tại và nội tâm. Tôi trộm nghĩ, nếu chúng ta không biết văn hoá của mình là gì, điều gì là văn hoá của ta, thì chưa thể hội nhập văn hoá được. Cũng thế, nếu chúng ta hiểu được “phúng điếu” là gì, thì không thể có việc tranh cải có nên “miễn phúng điếu” hay không.

-------------------------------

[1] Cao Thụ Phan (chủ biên), HÌNH ÂM NGHĨA TỔNG HỢP ĐẠI TỰ ĐIỂN, NXB. Chánh Trung, Đài Loan, 1971, tr. 1742-1743.

[2] 生,事之以禮;死,葬之以禮,祭之以禮。(Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ)

-------------------------------

Tham khảo

1. Châu Văn Cán, HOA VIỆT TÂN TỰ ĐIỂN, Thế Giới Thơ Cuộc, Chợ Lớn, 1960.

2. Cao Thụ Phan, HÌNH ÂM NGHĨA TỔNG HỢP ĐẠI TỰ ĐIỂN, Đài Loan, 1971.

3. Lý Lạc Nghị, TÌM VỀ CỘI NGUỒN CHỮ HÁN, NXB. Thế Giới, Hà Nội, 1997.

4. Bộ Giáo dục Đào tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, NXB. Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 1999.

5. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Đà Nẵng, 2005.

6.  Viện Ngôn ngữ học, Phan Văn Các (chủ biên), TỪ ĐIỀN HÁN VIỆT, NXB. TP. HCM, 2001.

7.  Châu Hà (chủ biên), QUỐC NGỮ HOẠT DỤNG TỪ ĐIỂN, NXB. Ngũ Nam, 2004.

8. KHƯƠNG HY TỰ ĐIỂN, NXB. Hán Ngữ Đại Từ Điển, 2002.

Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

 


Muc Luc Muc Vu