Ngày 23: Trách Nhiệm

 

Vua Giơ-hô-sa-phát hoảng sợ và quyết tâm tìm kiếm Đức Chúa. Vua kêu gọi toàn thể Giu-đa ăn chay. Dân Giu-đa tập họp lại kêu cầu Đức Chúa. (2Sb 20: 3-4)

 

Người lãnh đạo có thể phân chia tất cả mọi sự trừ trách nhiệm. Thực thế, họ có thể là mẫu gương tốt cho mọi người, huấn luyện và đào tạo cộng sự viên, chia sẻ kiến thức và vinh nhục, vv… Nhưng như Harry Truman nói: “Trách nhiệm sau cùng vẫn nằm trên vai người lãnh đạo”.

 

Khi Giơ-hô-sa-phát bước lên ngai vàng cai trị Giu-đa, ông nhắm việc mưu tìm sự tin cậy để cải tổ triều chánh. Ông nắm quyền lãnh đạo dân chúng và điều hành tất cả tài nguyên quốc gia. Một trong những thách đố lớn nhất của ông là việc liên minh của ba phe thù địch nhằm tấn công Giu-đa. Giơ-hô-sa-phát đã phải đương đầu với một thái độ “rất người” như bất cứ một nhà lãnh đạo nào khi đối diện với những cơn khủng hoảng: Đầu hàng, lui binh, hoặc cương quyết chiến đấu.

 

Chính ở thời điểm thử thách lớn lao này, chúng ta rất dễ nhận ra phẩm chất lãnh đạo của mình:

1.    Rút lui (dropouts): Người lãnh đạo buông xuôi một cách vô trách nhiệm. Họ chỉ lo cho quyền lợi và sự an nguy bản thân và bỏ mặc tất cả đội ngũ.

2.    Nhát sợ (copouts): Người lãnh đạo bù nhìn không dám quyết định và thường biện minh tại sao họ không có trách nhiệm về vấn đề.

3.    Lừng khừng (hold-outs): Không dứt khoát nhận lãnh trách nhiệm và làm hỏng chuyện lớn do mất thời gian tính.

4.    Cương quyết (allouts): Người lãnh đạo nhận trách nhiệm và hành động ngay để đạt tiên cơ về thời gian tính. Đây là hành động của Giơ-hô-sa-phát.

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà