CHÚA GIÊSU – NHÀ LÃNH ĐẠO ĐÍCH THỰC

 

Một anh bạn nọ đứng nói chuyện với một nhóm trẻ em. Anh ăn mặc như một nhân vật trong Kinh thánh, anh ấy nói: "Tôi có điều muốn nói với các em - điều mà tôi chưa từng nói với ai khác trước đây." Anh ấy kéo áo choàng ra để lộ một chữ S lớn trên phông áo của mình. “Các em,” anh ấy nói, “Tôi là Siêu nhân!” (Superman)

Những đứa trẻ cười phá lên. Một đứa trẻ đã la lên: "Nếu anh là Siêu nhân, hãy bay lên trần nhà đi!". Một em khác lại nói: “Anh là Siêu nhân, thế anh có nhấc được chiếc xe hơi kia lên không?”

Nhiều người tuyên bố họ là ai, nhưng không phải ai cũng có thể chứng minh. “Vấn đề là một khi bạn nói với tôi bạn là Siêu nhân, bạn phải chứng minh được điều đó!”

Lãnh đạo cũng hoạt động theo cùng một cách. Bất cứ khi nào ai nói "Tôi là một nhà lãnh đạo", người đó sẽ được thử thách. Người đó phải chứng minh được điều mình nói. Chứng minh thế nào? Loại bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy một người là nhà lãnh đạo là người đó có những người đi theo (followers). Nếu bạn không có người đi theo bạn không phải là nhà lãnh đạo.

Người đi theo là những người tin tưởng vào bạn và đủ tin tưởng để tiếp bước bạn. Họ xác nhận khả năng lãnh đạo của bạn bằng cách nói với bạn, “Tôi nhận ra khả năng lãnh đạo của bạn. Tôi tin bạn. Tôi muốn được như bạn. Tôi muốn học từ bạn. Tôi muốn đến nơi mà bạn dẫn tôi đi”.

Theo định nghĩa, nhà lãnh đạo là người làm việc thông qua những người khác để đạt được mục tiêu hoặc dự kiến hay còn gọi là tầm nhìn (vision). Một tổng thống đặt ra dự kiến hoặc định hướng cho quốc gia, sau đó ủy quyền cho nhân viên và nội các của mình đạt được dự kiến đó, làm việc với Quốc hội để ban hành dự kiến đó. Giám đốc điều hành của công ty đưa ra dự kiến cho công ty, làm việc thông qua đội ngũ quản lý để thực hiện dự kiến đó và thúc đẩy lực lượng lao động thực hiện dự kiến đó ở mọi cấp độ. Trong một giáo xứ, linh mục nêu rõ dự kiến (vision) dựa trên kế hoạch chung của giáo phận cho giáo xứ, và làm việc thông qua hội đồng Mục vụ giáo xứ, các ban ngành, hội đoàn, giáo lý viên, nhân viên và tình nguyện viên, và tất cả các thành viên để chuyển đổi tầm nhìn đó thành mục vụ với Đức Kitô là trung tâm.

Hình mẫu cuối cùng của sự lãnh đạo hiệu quả là Chúa Giêsu Kitô. Trong ba năm sứ vụ của mình, Chúa Giêsu đã làm việc thông qua mọi người để đạt được thực tại là Nước Trời. Người bắt đầu kêu gọi một nhóm gồm mười hai người từ các tính khí và hoàn cảnh khác nhau, bao gồm ngư phủ (Simon, Andrew, James và John), những người cực đoan chống chính phủ (Simon Nhiệt thành và Judas Iscariot), và một người ủng hộ chính phủ (Matthew - người thu thuế). Chúa Giêsu đã dìu dắt những môn đồ này, dạy dỗ họ và thử thách họ, đồng thời liên kết họ thành một lực lượng thống nhất tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Sau đó, Người đẩy họ ra khỏi vùng an toàn của họ (comfort zone) và giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ, và cuối cùng thành lập Giáo hội của mình thông qua họ.

Chúa Giêsu đã làm việc thông qua Nhóm Mười Hai để thành lập một Giáo Hội đã tồn tại trong hai thiên niên kỷ và hiện đang hoạt động trên toàn cầu. Chúa Giêsu đã truyền cảm hứng cho những người đã tin vào Người và bước theo Người. Khi bước theo và noi gương cuộc đời của Người, họ đã trở thành nhân chứng, xác nhận rằng Người thực sự là Đấng Kitô - người lãnh đạo được hứa trong Cựu Ước, được Thiên Chúa xức dầu, là dòng dõi của Đa-vít, và được sai đến để cứu dân của Người.

Chúa Giêsu cũng chia sẻ dự kiến của mình với một nhóm môn đồ rộng lớn hơn và với quần chúng, và Người đã truyền cảm hứng cho sự tự tin và nhiệt tình về viễn tượng của mình về một vương quốc sắp đến. Trong quá trình đúc kết dự kiến về vương quốc của mình và giảng dạy qua các câu chuyện dụ ngôn, Người đã cho phép mọi người tự mình nhìn thấy tầm nhìn của Người, và Người đã thu hút nhiều người đến với tầm nhìn của mình. Chúa Giêsu, Đấng Mê-si-a đã tạo ra một cộng đồng gồm những người tập trung vào tầm nhìn vương quốc của Người, và bằng cách dẫn dắt, giảng dạy, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người đó, Người đã thay đổi thế giới.

Như chúng ta thấy trong Phúc âm của Gioan, Chúa Giêsu đưa ra bảy bằng chứng cơ bản, bảy xác nhận rõ ràng rằng ngài thực sự là Đấng Mê-si-a, vị lãnh đạo được xức dầu của Thiên Chúa. Sau khi xem xét bảy bằng chứng đó, chúng ta sẽ thấy cách áp dụng các bài học về phong cách lãnh đạo của Chúa Giêsu cho mọi lĩnh vực lãnh đạo - chính phủ và tập đoàn, nhà thờ và trường học, đơn vị quân đội và đội thể thao, vv… Nói cách khác, những gì chúng ta biết được hay học được trong khoa Quản trị học hiện đại, đều bắt nguồn trực tiếp từ Kinh Thánh Tân Ước qua cuộc đời Chúa Giêsu và bàng bạc trong các ký sự Cựu Ước.

1.        Nhân Chứng Đầu Tiên: Đức Chúa Cha

Bằng chứng đầu tiên mà Chúa Giêsu đưa ra để xác nhận vai trò lãnh đạo của ngài là nhân chứng về Đức Chúa Cha. Ngưới nói với những người nghe mình, "Và Cha là Đấng đã sai tôi, đã làm chứng về tôi" (Ga 5: 37a). Chúa Giêsu có ý gì? Người đang nói về việc đóng dấu chấp thuận của Đức Chúa Cha — một lời khẳng định mà Đức Chúa Cha đã ban hành công khai, ngay sau khi Chúa Giê-su được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Trong phúc âm của Mát-thêu, chúng ta đọc: Khi Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.” (Mt 3: 16-17). Trước sự chứng kiến ​​ca Gioan Ty Gi và nhiu nhân chng khác, Thiên Chúa Cha đã công khai v mi quan h vĩnh cu giữa Ngài và Chúa Giêsu thành Nazareth. Ở đây chúng ta thấy một sự tương phản hoàn toàn giữa Chúa Giêsu và mọi người khác được gọi là “đấng cứu thế”, những người tuyên bố đã đến nhân danh Thiên Chúa. Ví dụ, Joseph Smith, người sáng lập ra giáo phái Mormon, đã tuyên bố rằng ông chỉ có một mình vào ban đêm trên một ngọn đồi nhiều cây cối, khi ông được một thiên thần đến thăm; và thiên thần đã tiết lộ một tôn giáo mới cho ông ta từ một cuốn sách bằng vàng. Muhammad, người sáng lập đạo Hồi, được cho là đã vào đền thờ Jerusalem vào ban đêm và tuyên bố nghe thấy tiếng Chúa nói với mình khi ông ở một mình.

Duyệt qua lịch sử của các tôn giáo khác nhau, chúng ta nghe thấy những lời tuyên bố lặp đi lặp lại “vào nửa đêm, khi không có ai khác ở xung quanh, Thiên Chúa đã nói chuyện với tôi”. Nhưng Chúa Giêsu không phải đưa ra những tuyên bố chưa được xác minh về một sự mặc khải vào ban đêm. Đức Chúa Cha đã công khai xác nhận Con Ngài là Đấng Kitô được xức dầu. Vào một dịp ít công khai hơn, Chúa Giêsu đã đưa ba môn đồ thân cận nhất của ngài, đến một ngọn núi (sau này được gọi là Núi Biến Hình). Những gì ba môn đồ này đã chứng kiến ​​vào đêm đó được ghi lại trong phúc âm của Mác-cô: “Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. Bấy giờ Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia.” Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi.” (Mc 9: 2-8). Thân phận cứu thế của Chúa Giêsu đã được xác nhận khi Chúa Giêsu trò chuyện với Êlia và Môse, và như tiếng Thiên Chúa phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta.” Chúa Giê-su không phải là một nhà lãnh đạo tự xưng, tự xức dầu. Quyền Chúa Giêsu được gọi là là Đấng Mê-si-a đã được Đức Chúa Cha công bố, và lời công bố đó đã được nhiều nhân chứng nghe thấy.

2.        Nhân chứng thứ hai: Gioan Tẩy Giả

Chương mở đầu của phúc âm Gioan cho thấy lời chứng của một nhân chứng thứ hai - Gioan Tẩy Giả: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.” (Ga 1: 32-34). Như sau này Chúa Giêsu nói về Gioan Tẩy Giả: “Chính các ông đã cử người đến gặp ông Gioan, và ông ấy đã làm chứng cho sự thật” (Gn 5:33). Gioan Tẩy Giả, người tự gọi mình là “tiếng người hô trong hoang địa” là người dọn đường và là nhân chứng cho Chúa Giêsu, một người được Thiên Chúa sai đến với một sứ vụ độc nhất là để xác nhận cho thế giới biết danh tính của Chúa Giêsu là Đấng Mê-si-a.

3.        Nhân chứng thứ ba: Chính Chúa Giê-su

Có vẻ lạ khi Chúa Giêsu tự mình đến chỗ làm chứng để làm chứng cho sứ vụ của chính ngài với tư cách là Đấng Mê-si-a được xức dầu của Thiên Chúa. Nhưng sau khi đề cập đến nhân chứng xác nhận của Cha ngài và Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu nói: “Tôi có một lời chứng còn lớn hơn lời chứng của ông Gioan: Đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.” (Ga 5:36). Sau đó, Chúa Giêsu nói: “Ta và Cha là một” (Ga 10:30). Những người nghe Chúa Giêsu hiểu chính xác những gì Người đang nói, và họ nhặt đá định ném Người cho đến chết. Họ biện minh cho ý định giết Người rằng: “Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10:33). Vào một dịp khác, Chúa Giêsu nói với dân chúng rằng vì họ đã thấy Ngài, nên họ đã thấy Thiên Chúa là Cha (Ga 14: 7). Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố có mối quan hệ duy nhất và vĩnh cửu với Thiên Chúa. Tất cả mọi thứ về cuộc sống của Người đã hỗ trợ cho tuyên bố này. Qua bằng chứng về cuộc đời mình, Chúa Giêsu đã nói rõ rằng ngài là một nhà lãnh đạo cần được noi theo.

4.        Nhân chứng thứ tư: Chúa Thánh Thần

Như chúng ta đã lưu ý, Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa khi Ngài chịu phép rửa trên sông Gio-đan. Mặc dù câu chuyện được trình bày cho chúng ta một cách tuyệt vời với ngôn ngữ tượng trưng, nhưng ​​chc chn có nhng chiu sâu đối vi s chng kiến ​​ca Chúa Thánh Thn trong cuc đời ca Chúa Giêsu mà chúng ta không hiểu hết được. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa Thánh Thần đã xác nhận sứ vụ và quyền lãnh đạo của Chúa Giê-su. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần đã ban cho Chúa Giêsu thẩm quyền để rao giảng Tin Mừng và thực hiện nhiều phép lạ.

5.        Nhân chứng thứ năm: Kinh thánh

Cựu ước xác nhận quyền lãnh đạo của Chúa Giê-su. Các ngôn sứ báo trước sự tái lâm của ngài, sứ vụ thiên sai của ngài và cái chết của ngài. Một số lời tiên tri rõ ràng nhất về Chúa Giêsu đã được viết bởi ngôn sứ Isaia. Ông đã hình dung sự ra đời của Chúa Giêsu (Is 9: 6), sự đau khổ của Chúa Giêsu (Is 53: 4-10), thân phận tôi tớ của Chúa Giêsu (Is 42: 1-4), và thậm chí là lời loan báo về Chúa Giêsu của Gioan Tẩy Giả (Is 40: 3). Nhiều phân đoạn thiên sai khác, chẳng hạn như Thánh Vịnh 22, 69, 110 và 118, nói một cách sống động về cuộc đời, sứ vụ, quyền lãnh đạo của Chúa Giêsu, bị Israel khước từ, cái chết và sự phục sinh. Như Chúa Giêsu nói với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái đã bắt bớ ngài rằng: “Các ông nghiên cứu Kinh thánh vì nghĩ rằng nơi đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời; mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi. Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống.” (Ga 5: 39-40).

6.        Nhân Chứng Thứ Sáu: Các Phép Lạ

Sứ vụ của Chúa Giêsu được xác nhận qua các phép lạ mà Người thực hiện. Phúc âm của Gioan gọi chúng là “những dấu chỉ”. Mặc dù Gioan kể ra ít phép lạ hơn bất kỳ những Thánh sử nào khác, nhưng những dấu chỉ mà ông đề cập đến đều làm chứng cho mục đích, quyền năng và quyền lãnh đạo của Chúa Giêsu. Điều quan trọng cần hiểu là Chúa Giêsu không thực hiện những dấu chỉ này như một hành động biểu diễn. Một người biểu diễn tìm kiếm sự chú ý sẽ biểu diễn các trò ảo thuật để gây kinh ngạc và thu hút đám đông. Chúa Giêsu thường thực hiện những phép lạ tuyệt vời nhất của mình một cách lặng lẽ, khuất tầm nhìn của công chúng, và Người thường nói với các nhân chứng rằng “đừng nói cho ai biết”. Việc miễn cưỡng làm phép lạ vì lúc đó niềm tin cứu độ của dân chúng còn yếu kém. Nên việc làm phép lạ chẳng qua để mọi người xác tín lời nói của Người: “Tôi không cần người đời tôn vinh” (Ga 5: 41).

7.        Nhân Chứng Thứ Bảy: Các Môn Đồ

Các môn đồ đã đi cùng Chúa Giêsu trong suốt sứ vụ ở thế gian của Người. Họ đã thấy những gì Người đã làm, đã nghe những lời Người dạy và đã tin Người. Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt bớ Chúa Giêsu và Người công khai nói về sự khó khăn khi đi theo Người, nhiều môn đồ đã quay lưng lại. Chỉ một số ít tiếp tục đi theo Người. Những người kiên trì với Chúa Giêsu bao gồm Simon Phêrô, ông nói: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban lại sự sống đời đời.” (Ga 6: 68). Khi nói điều đó, Phêrô không chỉ muốn nói rằng Chúa Giêsu biết các quy tắc của cuộc sống hoặc có thể giải thích cuộc sống nên được sống như thế nào; ý ông muốn nói rằng chính Chúa Giêsu là Nguồn và Đấng ban sự sống đời đời. Bản thân tác giả của phúc âm Gioan là một môn đồ của Chúa Giêsu. Trong câu kết phúc âm của mình, Gioan viết: “Chính môn đồ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.” (Ga 21: 24).

Những nhà lãnh đạo ngày nay

Chúng ta, những người tham gia vào vai trò lãnh đạo ngày nay khó có thể tự nhận mình sở hữu những phẩm chất đặc biệt của Chúa Giêsu, Đấng Mê-si-a. Nhưng bằng cách quan sát cuộc đời của Người, chúng ta học được nguyên tắc lãnh đạo quan trọng này: Lời kêu gọi lãnh đạo phải được xác nhận.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó bước vào văn phòng của bạn và nói, "Tôi đến để dẫn bạn đến sự thật"? Đầu tiên, cách tiếp cận kỳ lạ đó khiến bạn có thể nổi nóng và gọi bảo vệ để lôi cổ người đó ra khỏi văn phòng của bạn. Nhưng giả sử có điều gì đó về phong thái của người này khiến bạn muốn xem xét tuyên bố của anh ta. Làm sao bạn biết anh ấy là ai? Làm thế nào bạn sẽ kiểm tra tính hợp lệ trong lời tuyên bố của anh ta? Làm sao bạn biết người này có thể dẫn bạn đến sự thật hay không? Bạn chắc chắn sẽ hỏi một vài câu hỏi hợp lý: “Bạn có quyền nói thế hay thẩm quyền nào cho phép bạn nói thế? Bạn có mang theo bằng cấp hoặc chứng chỉ để chứng minh thân thế của bạn không? Tôi có thể xem lý lịch của bạn chứ? Bạn có lời giới thiệu của ai đó không?"

Một người không thể đơn giản đi ra ngoài và mong đợi được người khác đi theo mình như một nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải chứng tỏ mình có đủ năng lực để lãnh đạo. Điều này đúng cho dù một người là lãnh đạo trong cả lĩnh vực tôn giáo và thế tục.

Cha xứ của một giáo xứ phải vượt qua một số thử thách để đạt được vị trí lãnh đạo. Thông thường, một linh mục, trước hết phải được giáo quyền sở tại đào tạo, sau đó được truyền chức và bổ nhiệm. Bất cứ ai cũng có thể được đào tạo để trở thành một người lãnh đạo, nhưng để trở thành một linh mục, người lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội, chỉ có những người được Chúa chọn gọi và được truyền chức qua việc đặt tay của vị mục tử của Giáo Phận là Đức Giám Mục (xin xem thêm huấn thị mới của Bộ Giáo Sĩ với tựa đề “Hoán Cải Mục Vụ Cộng Đoàn Giáo Xứ Để Phục Vụ Sứ Mạng Truyền Giáo của Giáo Hội”, Ban hành ngày 27/06/2020). Các nhà lãnh đạo tôn giáo không phải linh mục thường được đào tạo và phát triển thành một người lãnh đạo, trở nên trưởng thành hơn về trí tuệ, tình cảm và tâm linh trong việc phục vụ anh chị em giáo dân. Trong suốt quá trình này, các nhà lãnh đạo và thành viên của Giáo Hội có cơ hội quan sát và nhận ra những năng khiếu và khả năng độc đáo của linh mục.

Các nhà lãnh đạo tinh thần đích thực cũng được xác nhận bởi những người bên ngoài Giáo Hội. Thánh Phaolô, khi hướng dẫn cho môn sinh của mình, Ti-mô-thê, về chủ đề truyền chức, nói rằng một nhà lãnh đạo thuộc tâm linh đích thực “phải được người ngoài chứng nhận là tốt, kẻo bị sỉ nhục, sa vào cạm bẫy của ma quỷ” (1Tm 3: 7). Quy tắc xác nhận này cũng áp dụng trong môi trường lãnh đạo thế tục. Cho dù trong kinh doanh, chính phủ, quân đội, học viện, hoặc thậm chí trong nhà, mọi người phải học và nắm giữ quyền lãnh đạo. Tôi có thể tin rằng tôi đã được bổ nhiệm để lãnh đạo công ty Apple, nhưng nếu tôi bước vào trụ sở chính của công ty Apple ở Cupertino, California và thông báo: "Tôi đến đây để tiếp quản", tôi bảo đảm với bạn rằng họ sẽ nghĩ tôi là một gã điên và thay vì đưa tôi vào vị trí văn phòng CEO. Rất có thể, tôi sẽ được bảo vệ dẫn ra bãi đậu xe và đuổi tôi ra khỏi cổng.

Nếu tôi muốn trở thành Giám đốc điều hành của một tập đoàn lớn, tôi sẽ phải trải qua một quá trình xác nhận. Tôi sẽ phải kiên nhẫn bắt đầu từ phía dưới và từ từ leo lên bậc thang sự nghiệp (career ladder). Tôi sẽ phải lắng nghe, học hỏi, được cố vấn và hướng dẫn, thể hiện sự chủ động và sáng tạo, có được các kỹ năng, kết bạn và kết nối có ảnh hưởng, và dần dần tiến lên các nấc thang của công ty. Ở mỗi cấp độ nghề nghiệp của tôi, một số cá nhân — hoặc nhiều khả năng hơn, một nhóm cá nhân — sẽ phải xem xét công việc của tôi, đánh giá tính cách của tôi và nói, “Vâng, anh ấy đã sẵn sàng. Anh ấy đã đạt được cơ hội để tiến lên cấp độ tiếp theo.”

Trong cả thế giới đạo – đời, những người trông tuyệt vời trên giấy tờ, những người có bản sơ yếu lý lịch ấn tượng, nhưng nếu không có khả năng lãnh đạo đích thực, họ không bao giờ nhận được sự xác nhận của người khác, họ không có người đi theo vì kính phục, vì tâm thành mà chỉ có những người a dua, nịnh bợ và khi lâm cảnh khó khăn và nguy hiểm họ sẽ qua lưng chạy trước. Do đó, tất cả các nhà lãnh đạo đích thực phải được xác nhận để dẫn đầu. Điều này chính là nguyên tắc lãnh đạo đầu tiên từ cuộc đời của Chúa Giêsu.




QUẢN TRỊ MỤC VỤ