Ngày 30: Lực Hút Chủ Yếu

 

 

Nhưng ông đáp: “Ôi, thưa Ngài, con lấy gì mà cứu Israel? Này dòng họ con thấp kém nhất trong chi tộc Mơ-na-se, mà con lại nhỏ nhất trong nhà cha con. Đức Chúa phán với ông: “Ta sẽ ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh với quân Ma-đi-an như đánh có một người”. (Tl 6: 15-16)

 

Ai dám chọn ông Ghít-ôn làm người lãnh đạo? Một người nhỏ bé nhất trong nhà và gia đình ông lại cũng chỉ giữ vai vế thấp kém nhất trong chi tộc. Liệu lời ông nói có ai nghe không? Bởi thế, chính ông cũng nghi ngờ về chính mình. Nhưng Thiên Chúa đã dùng ông làm người lãnh đạo. Ông đã canh tân  để trở thành người lãnh đạo qua nhiều giai đoạn:

1.     Ông khởi sự ngay từ trong nhà ông qua việc cho những người đang phục vụ gia đình ông đập phá bàn thờ thần Ba-an để xây một bàn thờ kính Thiên Chúa.

2.     Ông đã chinh phục được chính cha ông, người gia trưởng và có tầm ảnh hưởng lớn lao nhất trong gia đình. Ông đã qui tụ được mọi người trong gia tộc và người từ các gia tộc. Số người lên đến 30 ngàn người.

3.     Ông đã mở rộng tầm ảnh hưởng của ông trên gia tộc Giô-át, A-vi-e-de, và các bộ tộc bên kia biên giới (sông Gio-đan).

4.     Ông đã đáp lời gọi mời của Thiên Chúa và hành động đúng lúc (make a right move), chọn đúng số người (right number of people), và đã chiến thắng.

 

Cộng sự viên thường không nhập đoàn với người lãnh đạo vì nguyên nhân của sự việc như trường hợp của Ghít-ôn. Họ thường chấp nhận sự việc như một chuyện đương nhiên phải có và sống theo số đông là ai sao tôi vậy. Đám đông nhập đoàn với người lãnh đạo vì chính người lãnh đạo trước, sau đó mới đến dự kiến của người lãnh đạo. Nói cách khác, sự gương mẫu qua đời sống người lãnh đạo là lực hút chủ yếu của việc qui tụ cộng sự viên, sau đó mới đến khả năng của họ.


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà