Ngày 12: Lãnh Đạo Xuyên Ranh Giới Văn Hoá

 

Ky-rô, vua Ba tư, phán thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa trên trời, đã ban cho ta mọi vương quốc dưới đất. Chính Người đã trao cho ta trách nhiệm tái thiết cho Người một ngôi Nhà ở Giêrusalem tại Giu-đa. Vậy ai trong các ngươi thuộc dân Người, thì xin Thiên Chúa của họ ở với họ, và họ hãy lên Giêrusalem tại Giu-đa và xây Nhà Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel. Chính Người là Thiên Chúa ngự tại Giêrusalem. Và mọi người còn lại ở bất cứ nơi nào họ đang trú ngụ, phải được dân địa phương cấp cho bạc vàng, của cải và thú vật, cũng như lễ vật tự nguyện, để dâng cúng cho Nhà Thiên Chúa ở Giêrusalem. (Er 1: 2-4)

 

Vua Ky-rô đã thiết lập mối tương giao với dân Chúa. Trước hết, ông bày tỏ lòng thương xót của mình đối với dân và đồng thời nhìn nhận những giá trị cũng như nỗi lòng của dân. Làm sao một vị vua của một đế quốc có thể thiết lập được mối tương giao với một dân tộc bị trị? Ét-ra đã tỏ lộ cho chúng ta những mấu chốt sau đây:

1.     Khiêm tốn: Ông nhận ra quyền lực của mình do Thiên Chúa mà có và do đó ông cần đáp trả lại Thiên Chúa.

2.     Trách nhiệm: Ông cảm nhận một cách mãnh liệt là ông nên xây dựng một nơi chốn thờ phương cho đám dân nô lệ của ông.

3.     Giao quyền: Ông cho phép những người có lòng đứng ra xây cất để giúp ông hoàn thành ơn gọi của mình.

4.     Tài nguyên: Ông nâng đỡ và cung cấp mọi vật liệu cần thiết cho những người thợ xây.

5.     Góp sức: Ông quản trị và điều hành những nguồn tài năng trong dân.

6.     Ưu tiên: Ông coi là giá trị những gì người dân đóng góp.

Việc cộng tác chặt chẽ với người có văn hoá khác biệt trong công tác mục vụ là một điều rất phổ biến ngày nay ở mọi miền đất nước hay xuyên quốc gia. Người lãnh đạo phải dám dẹp bỏ ranh giới khác biệt và đầu óc kỳ thị mới có thể hòa mình vào công tác chung. Mỗi người, mỗi dân tộc ai cũng có những điều hay, nét đẹp đáng quí. Khiêm tốn học hỏi bao giờ cũng là chìa khoá đem lại thành công trong việc cộng tác vượt ranh giới này.


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà