Ngày 3: Thiết Lập Tương Giao

 

Khi toàn thể Israel thấy vua không thèm nghe họ, thì dân đáp lại vua rằng: “Chúng tôi có liên hệ chi với Đa-vít? Chẳng có phần gì với con của Gie-sê! Israel ơi, ai về lều nấy! Này Đa-vít hãy liệu lấy nhà của ngươi!” Rồi Israel rút về lều. (1V 12: 16)

 

Người lãnh đạo không thể tạo những mối tương quan sâu xa với cộng sự viên nếu chỉ gặp gỡ họ giữa đám đông, nhưng là những cá nhân trong đám đông đó. Sự gặp gỡ và đối thoại sẽ là nhịp cầu thông cảm kiên cố giữa người lãnh đạo và cộng sự viên. Dĩ nhiên, là người lãnh đạo, chúng ta phải khởi sự những mẩu đối thoại, hoạch định những vấn đề, vv… chúng ta xây dựng những bước đầu như nền tảng và tiếp tục xây dựng những bước kế tiếp tùy theo khả năng tiếp nhận và thực hiện công tác của cộng sự viên.

 

Thiết lập mối tương giao với người khác không phải là điều khó khăn, nhưng cần sự kiên nhẫn và nỗ lực. Chúng ta hãy khảo sát những mối tương giao đích thực và cần thiết mà vua Rơ-kháp-am, con vua Đa-vít, đã tảng lờ và đánh mất cơ hội xây dựng và phát triển, khiến vương quốc của ông bị phân rẽ:

1.     Cộng sự viên sẽ sẵn sàng thực hiện khi chúng ta xây dựng những bước đầu với tất cả nhiệt thành và thiện chí.

2.     Khi chúng ta ban phát trước, họ sẽ đáp trả sau với tất cả lòng quảng đại.

3.     Khi chúng ta thiết lập mối tương giao khởi đi từ cá nhân, chúng ta sẽ chiếm hữu được sự chú ý của đám đông.

4.     Khi chúng ta quan tâm đến mọi người, mọi người sẽ quan tâm đến chúng ta.

Khi nắm giữ những công tác lãnh đạo, chúng ta hãy thiết lập những mối tương giao với cộng sự viên, nếu chúng ta muốn thành công.

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà