Ngày 29: Là Chứng Nhân Điều Mình Nói

 

Những điều như thế, tôi đã nghe bao nhiều lần. Các anh muốn ủi an nhưng tất cả chỉ gây thêm đau khổ. (G 16: 2)

 

Ê-li-phát, Bin-đát, và Xô-pha đã lên án hành động của Gióp là điên khùng, và nói năng sai lạc. Họ lên án nhưng họ lại chẳng có chứng cứ gì trong tay. Gióp đã phải phàn nàn rằng những người bạn của ông là những kẻ có “lời an ủi vô tích sự” (G 21: 34)

 

Nhiều nhà lãnh đạo thời nay cũng có những lầm lỗi tương tự những người bạn của Gióp. Họ thích nói lên ý kiến nhưng nhiều khi không nắm vững ngay cả những dữ kiện quan trọng và cần thiết. Họ nói những điều người khác muốn nghe, nhưng lại quên nói những điều người khác cần nghe. Tất cả những người lãnh đạo chân chính muốn được người khác lắng nghe, họ phải là những chứng nhân cho điều mình nói trước. Điều này khác biệt hẳn với những người nói để mị dân.

 

Người mị dân:                            Người Lãnh đạo chân chính:

Tìm kiếm người hiểu và yêu thích mình.

Tìm hiểu người nghe và nối kết họ lại.

Tự hỏi: Tôi có những gì?

Tự hỏi: Họ cần những gì?

Chú trọng vào kỹ thuật nói hay.

Chú trọng đến bầu khí chung khi nói.

Tự nhận thức

Hướng dẫn người nghe đến chỗ tự nhận thức.

Mong muốn bài nói được hoàn hảo

Mong muốn người nghe nên hoàn hảo.

Cốt nhắm tới nội dung trau chuốt

Nhằm mục đích người nghe canh tân cuộc sống.

 

 

 


Mục Lục Quản Trị Mục Vụ
Trở Về Trang Nhà